Xây dựng thần tượng thể thao khơi gợi đam mê, niềm tự hào dân tộc

HOÀI VIỆT |

“Các nhân tố được xây dựng là người làm hình ảnh thể thao hay nói cụ thể là thần tượng thể thao hoàn toàn là phương cách tốt. Các nền thể thao phát triển mạnh trên thế giới đều có chiến lược về điều này. Họ đã có những vận động viên thành danh để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, đam mê thể thao thông qua gương mặt đó đến xã hội”, chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh bày tỏ.

Cần thần tượng thể thao

Với Việt Nam, thực tế từ những năm 2000 trở lại đây Thể thao Việt Nam có nhiều cú hích phát triển sau khi nhiều gương mặt vàng tạo dựng danh tiếng. Trước đây là Nguyễn Thúy Hiền (wushu), Lý Đức (thể hình), Nguyễn Văn Hùng (taekwondo), Nguyễn Hữu Việt (bơi), Nguyễn Hồng Sơn (bóng đá), Lê Huỳnh Đức (bóng đá), Trần Hiếu Ngân (taekwondo), Hoàng Anh Tuấn (cử tạ), Vũ Thị Hương (điền kinh), Trương Thanh Hằng (điền kinh), Đoàn Kiến Quốc (bóng bàn)... Bây giờ, Thể thao Việt Nam có không ít vận động viên luôn được chú ý như Lê Quang Liêm (cờ vua), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Nguyễn Công Phượng (bóng đá), Dương Thúy Vi (wushu), Nguyễn Thị Oanh (điền kinh), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Trần Thị Thanh Thúy (bóng chuyền)...

Tiến sĩ thể thao Dương Đức Thủy (nguyên phụ trách bộ môn điền kinh Cục Thể dục - Thể thao) phân tích khá cụ thể: “Chúng tôi làm chuyên môn đều thấy rằng, các vận động viên nổi bật có thành tích hiệu quả chính là người được chú ý nhất. Tuy thế, thần tượng thể thao vẫn luôn là một định nghĩa khó xác định bởi các vận động viên hay một con người để làm thần tượng ngoài hình ảnh bên ngoài đẹp, ngoài thành tích tốt còn cần cả đạo đức, lối sống và cách ứng xử xã hội. Những người thầy luôn là người nặng trọng trách bởi ngoài huấn luyện chuyên môn họ sẽ uốn nắn học trò của mình lối sống, đạo đức nhân cách tốt để trưởng thành. Vì vậy, bất kỳ vận động viên nào được mọi người nhớ đến, lưu giữ hình ảnh đẹp thì đó đã là thần tượng thể thao rồi”.

Năm 2023, tuyển thủ thể thao tạo được cảm hứng nhất tới người hâm mộ chính là vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh. Cô đã giành được 4 Huy chương Vàng khi thi đấu SEA Games 32. Sau Đại hội trên, Nguyễn Thị Oanh đã được thưởng một xe ô tô và một căn hộ chung cư tại Bắc Giang cùng nhiều phẩn thưởng khác có giá trị.

Ngôi sao thể thao là kinh tế thể thao

Năm 2023, Cục Thể dục - Thể thao đã tập trung tập huấn 2.151 lượt vận động viên, 490 lượt huấn luyện viên (trong đó đội tuyển trẻ có 882 vận động viên, 220 huấn luyện viên) của khoảng 50 môn thể thao khác nhau. Từng môn thể thao có đặc thù riêng nhưng trên hết khi đã tập trung, những con người ấy là tài sản quốc gia và luôn hết mình vì màu cờ sắc áo, mang vinh quang về cho tổ quốc. Năm nay, lần đầu tiên Hội thảo về vấn đề Kinh tế thể thao được tổ chức mà ở đó rất nhiều trao đổi về công tác tìm nguồn kinh tế cho thể thao được đưa ra. Xuyên suốt mọi nội dung, vấn đề của Kinh tế thể thao đặt ra không ngoài việc làm sao xây dựng được hình ảnh để có lợi nhuận. Trung tâm của Kinh tế thể thao vẫn là vận động viên, người trực tiếp quyết định các cuộc chơi.

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy. Ảnh: VFV
Chủ công Trần Thị Thanh Thúy. Ảnh: VFV

Giải bài toán làm sao một vận động viên trở thành thần tượng thể thao là rất khó trả lời. Trên hết, yếu tố chuyên môn quyết định điều đó. Có ngôi sao hay thần tượng thể thao, giải đấu mới tạo được sức hút và được nhiều nguồn tài trợ cũng như sẽ bán được bản quyền truyền hình.

Các gương mặt đã và đang làm nên sức hút cho Thể thao Việt Nam được đánh giá cao hiện tại là Lê Quang Liêm (cờ vua), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Nguyễn Thị Oanh (điền kinh) và Nguyễn Tiến Minh (cầu lông). “Với tôi, mỗi khi được sự cổ vũ của mọi người, tôi càng có quyết tâm cao nhất chinh phục các đỉnh cao thành tích” - Nguyễn Thị Oanh trao đổi.

Chứng kiến Nguyễn Thị Oanh thi đấu nỗ lực tại SEA Games 32, nhiều mạnh thường quân đã đồng hành cùng Điền kinh Việt Nam để thành lập quỹ thưởng lớn cho đội tuyển. “Khi không còn là vận động viên thi đấu nhưng tôi mang hết đam mê của mình về bơi để hướng dẫn các em nhỏ, nhiều gia đình tìm tới nơi tôi dạy bơi đăng ký cho con mình học, điều đó thấy rằng tôi được mọi người trao niềm tin đầy trân trọng” - Nguyễn Thị Ánh Viên cho hay.

Năm 2023, tuyển thủ Trần Thị Thanh Thúy là vận động viên Thể thao Việt Nam được người hâm mộ chú ý nhiều nhất trên mạng xã hội. Thanh Thúy là chủ công, đội trưởng Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô đã cùng đội tuyển bóng chuyền nữ dự các giải quốc tế từ tháng 4 đến tháng 10.2023. Hiện tại, Thanh Thúy đang thi đấu ở Nhật Bản.

Còn Nguyễn Tiến Minh thì trải lòng rằng, chưa một lúc nào muốn nghỉ ngơi bởi niềm đam mê với môn cầu lông ăn sâu trong tiềm thức. Bước vào tuổi 40 ở năm nay, tay vợt cựu trào này vẫn được tài trợ độc quyền và ra mắt bộ sưu tập đồ thể thao cầu lông chuyên biệt mang tên mình.

Lê Quang Liêm có một năm đáng nhớ nhất sự nghiệp bởi lần đầu vào vị trí 15 thế giới (bảng xếp hạng tháng 8.2023 của FIDE). Đại kiện tướng cờ vua người TP Hồ Chí Minh này được làng cờ đánh giá cao không chỉ trình độ mà còn trong học thức, cách hành xử luôn điềm tĩnh, có văn hóa. Chuyện chỉ được ban huấn luyện Đội tuyển cờ vua Việt Nam chia sẻ sau ASIAD 19 rằng, sau ván quyết định nhưng chúng ta không thành công để chung cuộc không giành được huy chương tại Đại hội, Quang Liêm tự bảo rằng, đó là lỗi của mình vì thi đấu cờ không đúng nước.

Chưa bao giờ điều đó được chia sẻ nhưng với ban huấn luyện, Liêm hành xử văn minh, xứng đáng được trân trọng bởi rất hiếm khi có người nhận trách nhiệm hết về mình và đó mới là đẳng cấp của một đại kiện tướng quốc tế. Trên bình diện chung, hiện Lê Quang Liêm là kỳ thủ có thu nhập từ thưởng giải đấu cao nhất (lên tới tỉ đồng) trong các kỳ thủ cờ vua Việt Nam khi đạt thứ hạng tại tất cả giải tham dự.

Gen Z và trọng trách quan trọng
Số liệu từ công ty kiểm toán quốc tế PwC cho biết: “Từ con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng Thế hệ Z (Gen Z) trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13 triệu người. Đến năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào một phần ba lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước”. Hiện tại, vận động viên thể thao ở nhóm tuổi Gen Z đã và đang chiếm lĩnh lực lượng ở nhiều đội tuyển thể thao quốc gia.

Tiếng Anh lưu loát, thái độ khiêm nhường, gương mặt khả ái và thành tích xuất sắc đó là những gì mà các võ sĩ kata (biểu diễn) Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Ngọc Trâm, Lưu Tú Uyên của Đội tuyển karate Việt Nam đang sở hữu. Ba cô gái vàng của karate và Thể thao Việt Nam đang là những đại diện ưu tú nhất của thế hệ Gen Z cho thể thao nước nhà. Nguyễn Thị Phương sinh năm 2000, Lưu Thị Thu Uyên sinh năm 2001 và Nguyễn Ngọc Trâm sinh năm 2002.

Các võ sĩ karate của Đội kata nữ Việt Nam. Ảnh : Hoàng Ngân
Các võ sĩ karate của Đội kata nữ Việt Nam. Ảnh : Hoàng Ngân

Một năm thi đấu ghi dấu đáng kể chuyên môn của họ với tấm Huy chương Vàng SEA Games 32, Huy chương Vàng châu Á 2023, Huy chương Vàng ASIAD 19 là kết quả để đời cho từng người họ. Những ngày cuối năm, tại phòng tập của đội tuyển karate quốc gia và nhớ lại từng giải đấu, cả ba người chung chia sẻ: “Chúng tôi ra thi đấu luôn đặt mục tiêu cao nhất phía trước là nỗ lực hết mình vì màu cờ sắc áo. Chúng tôi thấy vinh dự nhất khi mình là những người trẻ đã góp phần làm nên thành công cho thể thao nước nhà”.

Đoàn thể thao Việt Nam dự ASIAD 19 với quân số 337 tuyển thủ thì trong đó 206 người thuộc độ tuổi Gen Z. Đội hình cầu mây nữ Việt Nam giành tấm Huy chương Vàng tại ASIAD 19 ở nội dung đồng đội bốn người nữ có Nguyễn Thị My, Trần Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Trần Thị Hồng Nhung, Lê Thị Tú Trinh thì cả sáu người họ đều ở độ tuổi Gen Z (trong đó hai người nhỏ tuổi nhất là Ngọc Yến - 19 tuổi và Tú Trinh - 21 tuổi).

Trao đổi với Báo Lao Động, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao - ông Đặng Hà Việt cho biết: "Về mặt truyền thông, ngành thể thao phải xây dựng giá trị thương hiệu cho vận động viên, đây là điều cần thiết cho Thể thao Việt Nam. Luôn cần những hình tượng mang lại động lực, khát vọng cống hiến cho người dân Việt Nam. Có được hình tượng tốt, các vận động viên có thêm nguồn tài chính từ quảng cáo và tài trợ.

Cần có chính sách cho nhà đầu tư, người đứng đầu các Liên đoàn thể thao đủ uy tín để thu hút nhà đầu tư. Mỗi doanh nghiệp đầu tư cần nhìn thấy lợi ích. Đó là việc mà ngành thể thao nỗ lực để thay đổi cách tiếp cận của các Liên đoàn, Hiệp hội, giúp Thể thao Việt Nam phát triển mạnh như bóng đá hay bóng rổ.

Trên phương diện cá nhân, Thể thao Việt Nam đang tìm được một số tài năng như Nhi Yến ở môn điền kinh, vận động viên này mới 18 tuổi. Ở nội dung 400m có Ánh Thục cũng đang phát triển rất tốt. Nếu được đầu tư tốt thì các vận động viên này sẽ thay thế được người đi trước.

Ở môn bắn súng có xạ thủ Thu Vinh giành vé dự Olympic, nội dung nam có Minh Thành rất ổn định về thành tích, chưa kể đến tấm Huy chương Vàng ASIAD của Phạm Quang Huy. Đây là những thương hiệu tốt nếu ngành thể thao biết cách xây dựng hình ảnh mang tính lan tỏa. Chỉ khi chuyên nghiệp hóa Kinh tế thể thao, Thể thao Việt Nam mới có thể bước những bước phát triển bền vững".

Phương Trang (ghi)

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Khả năng giành 15 suất Olympic của thể thao Việt Nam

HOÀI VIỆT |

Ngày 24.1, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương làm việc cùng lãnh đạo Cục Thể dục Thể thao, trong đó nội dung được quan tâm là việc đội tuyển thể thao quốc gia phải được đầu tư trọng tâm nhất, tranh thêm suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam cần đầu tư chuyên biệt cho mục tiêu giành huy chương Olympic

HOÀI VIỆT |

Ngành thể thao đã hoàn thành được 1/3 quãng đường trong mục tiêu giành từ 12 đến 15 suất Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

HOÀI VIỆT |

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 - Tổng cục Thể dục Thể thao), nêu quan điểm rằng, thể thao thành tích cao là hoạt động cần một quá trình thời gian, có sự tích lũy chứ không phải nhất thời. Do đó, thể thao Việt Nam cần phải bắt tay vào công tác chuyên môn năm 2024 ngay từ lúc này.

Giá cả tăng vọt, đặt qua app 30 phút vẫn không tìm được xe tối mùng 3 Tết

Vương Trần |

Tối 12.2 (mùng 3 Tết Giáp Thìn), tại khu vực ga Hà Nội (đường Lê Duẩn, Hà Nội), nhu cầu đi lại của người dân bằng xe dịch vụ tăng cao, nhiều người phải đợi chờ hàng giờ đồng hồ.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương ngày mùng 3 Tết

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí du xuân, lễ Phật của du khách tại chùa Hương vào hôm nay (mùng 3 Tết Giáp Thìn).

Tranh cãi bài viết so sánh giá vé 75.000đ/người xe khách và 9.000đ/người xe buýt cho quãng đường 70km ngày Tết

KHÁNH AN |

Bài viết có nội dung than vãn về giá vé xe khách ngày Tết tăng cao, đồng thời so sánh với giá vé xe buýt hiện đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.

20 nghìn 3 lạng rau xanh cũng khó mua ngày Mùng 3 Tết

Thanh Vân |

Trong khi siêu thị hút khách với giá rau củ quả bình ổn, thì rau củ quả tại chợ cóc, chợ dân sinh lại đắt hơn gấp 2-3 lần.

Quán bún mở xuyên Tết, cao điểm bán hơn 500 bát/ngày

Nhóm PV |

Nhiều hàng quán lựa chọn mở hàng xuyên Tết, bán hàng trăm bát/ngày.

Khả năng giành 15 suất Olympic của thể thao Việt Nam

HOÀI VIỆT |

Ngày 24.1, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương làm việc cùng lãnh đạo Cục Thể dục Thể thao, trong đó nội dung được quan tâm là việc đội tuyển thể thao quốc gia phải được đầu tư trọng tâm nhất, tranh thêm suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam cần đầu tư chuyên biệt cho mục tiêu giành huy chương Olympic

HOÀI VIỆT |

Ngành thể thao đã hoàn thành được 1/3 quãng đường trong mục tiêu giành từ 12 đến 15 suất Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

HOÀI VIỆT |

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 - Tổng cục Thể dục Thể thao), nêu quan điểm rằng, thể thao thành tích cao là hoạt động cần một quá trình thời gian, có sự tích lũy chứ không phải nhất thời. Do đó, thể thao Việt Nam cần phải bắt tay vào công tác chuyên môn năm 2024 ngay từ lúc này.