Với nửa bên kia: Tục lệ là cái gì?

PHẠM THỊ |

Tục lệ là cái gì, em muốn hỏi thế, khi xem cảnh cướp vợ diễn ra ngay tại Sa Pa, một cô học trò lớp 9 lăn lộn dưới đất, van khóc khi bị một gia đình đến bắt vợ cho con trai chiều 5.2, cô bé đang học trường THCS Sa Pả, thuộc huyện Sa Pa. Tục lệ nó thế, một đám đông đứng xem, không can ngăn được “đây là phong tục truyền thống của người Mông nên pháp luật không can thiệp được”, người ta bảo thế.

Mà đâu có riêng vụ này, một ngày trước đó thôi, 4.2, trên mạng xã hội cũng có một đoạn clip ghi lại cảnh “cướp vợ” ở xã Châu Lộc, huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An. Đoạn clip này dài gần 3 phút, khi cô gái đang đứng bên đường thì xuất hiện 4 nam thanh niên kéo, ép buộc cô này lên xe máy. Ngay lúc đó chiếc xe máy chở 3 không đội mũ bảo hiểm lao đi. Cô gái ngồi giữa vùng vẫy và la hét thất thanh, cố vùng khỏi xe máy. Khi cô gái xuống khỏi xe máy, các thanh niên tiếp tục bắt giữ, ôm lấy người, ép buộc cô gái lên xe. Phải đến lúc có một ôtô con đi qua cô gái vùng thoát được khỏi các thanh niên, bỏ chạy.

Báo chí sau đấy thuật lại: Khi từ miền Nam về quê nghỉ Tết Đinh Dậu 2017, thì một thanh niên ở xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp) “ưng” cô gái. Người thanh niên này và người thân đã đòi sang nhà cướp vợ, cô gái phải trốn nhiều ngày. Đến sáng 3.2, cô gái ra ngã ba Châu Lộc để bắt xe đi vào Nam thì xảy ra cảnh trên.

Cướp vợ cũng là tục lệ của người Thái! Ô hay!

Chẳng hiểu sao giờ này vẫn tồn tại những tục lệ mông muội như thế. Người ta bảo tục lệ nó thế, chẳng ai làm gì được, thế là đi cướp vợ. Cướp như cướp một đồ vật bên đường, chỉ là do ưng mắt, do cướp được thì đỡ mất tiền sính lễ ăn hỏi. Và xã hội văn minh coi trọng tục lệ đến nỗi đứng im nhìn?

Tin tốt là nhờ vẫy vùng và không cam phận, cô bé lớp 9 ở Sa Pa và cô gái ở Quỳ Hợp đều không phải trở thành vợ của hai kẻ định cướp mình. Và mọi chuyện sẽ qua đi, người ta quên mất rằng, trên đời có những chuyện kỳ cục như vậy ngay trong cuộc sống hiện đại, cho đến lúc đâu đó lại xảy ra đám cướp vợ mới. Tục lệ nó thế!

Và cũng chắc do tục lệ, một thứ tục lệ sinh ra từ tâm lý giống như tâm lý đi ăn cướp, mà một ông già quần hoa mặt mũi nhăn nhúm lên mạng xã hội khoe “Đêm bảy ngày ba, vào ra không tính…” với người yêu xinh đẹp 27 tuổi. Vấn đề là vụ khoe khoang này diễn ra sau khi tình cảm đôi bên chấm dứt. Kẻ giàu (và già) hợm hĩnh dựa vào mấy thứ truyền thông lá cải để kể lể trăng hoa. Và mấy ngày, cô gái trong cuộc chưa lên tiếng, chắc cô ấy nhịn, nhịn cho lành cũng là tục lệ mà. Mới đây, một nghệ sĩ vợ của một nghệ sĩ nổi tiếng cũng nói trên báo rằng, cô biết chồng cũng nhiều lúc trăng hoa, gia trưởng, nhưng cô quen nhịn và hy sinh, vì cô tin nhịn thì sẽ được đền bù xứng đáng…

Em sợ cái kiểu nghĩ ấy quá, nhịn để mong được khen thưởng, được đền bù. Bao giờ phụ nữ nước mình mới thôi nói và nghĩ như thế? Bởi cứ nói và nghĩ như thế, nên đàn ông nước này mới tự cho mình quyền đi cướp vợ giữa đường, quyền lên truyền thông kể lể trăng hoa khi chấm hết cuộc tình.

Ngày Tình nhân 14.2 rồi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 nữa, sắp đến rồi đấy, thể nào trên mạng xã hội cũng đầy đàn ông than thở chuyện mua hoa mua quà…

Đừng nhịn nữa, em muốn nói với chị em thế, cứ nói thẳng ra chúng em cần 365 ngày yêu thương và tôn trọng, đừng có tốn tiền mua hoa trong mấy ngày hôm ấy rồi than van tốn kém. Đừng để việc mua hoa cũng như việc than thở thành tục lệ.

Tục lệ là cái gì?

PHẠM THỊ
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.