Văn học - năng lượng cho những cung bậc cảm xúc, nhân văn

Hoàng Lâm |

Nhà văn Y Ban đã dùng cụm từ “than kíp lê” để nói về những tác phẩm dự thi cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức.

***

Than kíp lê, là một trong các loại than đá, một nhiên liệu đốt để đun sôi nước và tạo thành hơi nước cung cấp cho quá trình sử dụng nhiệt trong một số công đoạn sản xuất công nghiệp. Tôi hỏi chị Y Ban: “Sao chị biết cụm từ này hay vậy?” Nhà văn nữ - tác giả của tập truyện “Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy?" - nói: “Đó là “than kíp lê” khủng của một một “mỏ” với trữ lượng khổng lồ. Những viên” than kíp lê” này không dùng để đốt tạo nhiệt trong đầu máy xe lửa hơi nước nhưng có một điều khi liên tưởng lại rất giống nhau. Khi ta đốt các con chữ này trong nhãn quan của chúng ta sẽ tạo năng lượng kéo theo các toa tàu cảm xúc dài vô tận”.

Tôi mới nhớ, nhà văn Y Ban hẳn là “nguyên trưởng đoàn” của các nhà văn được Ban tổ chức cuộc thi giới thiệu đi thực tế tại mỏ than Khe Chàm vào tháng 10.2022 để rồi sau chuyến thực tế ấy, nhà văn Y Ban thú thật là chuyến đi ấy đặc biệt, cũng coi như một lần “đời gặp vỉa” - gặp được những cảnh đời công nhân, cuộc sống, công việc và tình yêu của họ. Chị viết thế này: “...Tuy nhiên tất cả máy móc chưa thể thay thế được thợ mỏ lành nghề. Và một thợ mỏ giỏi đến đâu cũng cần một yếu tố may mắn. Đời gặp vỉa là thế. Sau mũi khoan thủy lực phá vỡ tầng đất đá là vỉa than, vui nào bằng. Than cứ thế được cào vào băng chuyền.

Thợ mỏ hết ca mặt mũi hớn hở sạch sẽ, quần áo cũng sạch sẽ chắc chắn đời gặp vỉa. Thợ mỏ quần áo mặt mũi trạt than ắt đời không gặp vỉa. Bước ra khỏi nhà đèn chúng tôi bắt gặp ngay một anh chàng đời không gặp vỉa. Chàng ta dời hầm lò muộn hơn các thợ khác cả tiếng đồng hồ. Cái sự không gặp vỉa đó có thể còn do máy móc gặp sự cố và nhiệm vụ của người thợ lò lúc ấy khắc phục sự cố đó, có thể khoan và nổ mìn vào lớp đá dày thì sẽ thu dọn lớp đất đá đó... Người thợ mỏ không gặp vỉa ấy có thể sẽ là người mở ra vỉa mới cho đời gặp vỉa ở ca sau.

Chúng tôi đề nghị được chụp ảnh cùng anh, ban đầu anh ngại ngần: xấu lắm. Nhưng rồi anh đồng ý. Một chân dung người thợ lò rất hoàn hảo, ánh mắt của anh đầy cương nghị, sao phải nhụt trí chứ, ngày mai đời sẽ gặp vỉa. Những người thợ lò không bao giờ phải đồng hành một mình”.

Cho đến khi, thông qua giới thiệu của nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, chính nữ nhà văn Y Ban lại được mời làm Chủ tịch Hội đồng sơ khảo cuộc thi. Chị nói rằng: “Cuộc thi văn chương với chủ đề Công nhân, công đoàn nghe đã thấy... khó nhằn. Ai cũng nghĩ văn chương là hư cấu nhưng sự hư cấu nào cũng phải trên cái nền của cuộc sống, và văn chương muốn hay thì phải 'tung tẩy' nhưng chủ đề thì khô cứng. Khi nhận lời làm ban giám khảo các nhà văn đã nghĩ mình sẽ húc đầu vào đá, hơn 400 truyện ngắn và gần 100 tiểu thuyết. Húc kiểu gì đây để tìm ra ngọc?”.

***

Cũng đã có người đặt câu hỏi: “Tại sao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam và Báo Lao Động lại tổ chức cuộc văn chương vào thời điểm này, nhất là ở hai thể loại rất khó là tiểu thuyết và truyện ngắn”.

Thực tế, trong quá trình đi lên của kinh tế - xã hội, đời sống của người lao động hay của công nhân nói riêng phần nào được nâng lên. Nhưng đời sống tinh thần, lĩnh vực văn hóa giải trí cho người lao động nhiều nơi không quan tâm. Văn chương, sách là điều gì đó là xa lạ, thậm chí xa xỉ với người lao động. Phải để văn chương đến với công nhân, phải để đời sống của người lao động được thể hiện qua lăng kính văn học, phải để hình ảnh vai trò của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn được thể hiện qua những trang sách văn học... từ đó để sẽ có cái nhìn chân thực hơn về người lao động hôm nay, về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn.

Một số tác phẩm tham dự cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021 - 2023. Ảnh đồ họa: Văn Đức Dũng
Một số tác phẩm tham dự cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021 - 2023. Ảnh đồ họa: Văn Đức Dũng

Trong dòng chảy văn học Việt Nam, mảng đề tài về công nhân, người lao động từng là mảng đề tài lớn với nhiều nhà văn tên tuổi, những tác phẩm lớn ra đời. Có thể kể đến những tác phẩm như Tiểu thuyết Vùng mỏ (1951) của Võ Huy Tâm và tiểu thuyết Con trâu (1953) của Nguyễn Văn Bổng được đánh giá là những viên gạch đầu tiên xây đắp dòng văn học viết về người lao động trong thời đại mới từ sau Cách mạng tháng Tám (1945). Sau đó là hàng trăm tác phẩm của hàng trăm tác giả ra đời đã phản ánh sinh động đời sống của lực lượng người công nhân, lao động hăng say xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên có một giai đoạn, mảng đề tài về công nhân - công đoàn trong văn học có chững lại trong khi hình ảnh người công nhân, người lao động luôn xứng đáng ở vị trí trung tâm của văn học - nghệ thuật - "Nếu muốn thì sẽ tìm cách, nếu không muốn sẽ tìm lý do". Bởi vậy, sau khi thống nhất trong Đoàn Chủ tịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Báo Lao Động là đơn vị tổ chức, thực hiện.

Ngay trong lễ phát động cuộc thi, vào tháng 11.2021, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã khẳng định mục đích của cuộc thi là kích thích, tạo động lực, tạo cơ hội để các nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên, cán bộ công đoàn, người lao động trong và ngoài nước sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh thực tiễn phong phú, nhiều màu sắc về đời sống, việc làm của người công nhân, khích lệ, động viên công nhân hăng say lao động đổi mới, sáng tạo; tôn vinh lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về vai trò, hoạt động thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn, góp phần phát triển văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.

Từ kết quả cuộc thi, thông qua các tác phẩm văn học, giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức công đoàn đối với người lao động và đất nước.

Cuộc thi cũng được xác định là hoạt động thiết thực, cụ thể triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, triển khai tinh thần, nhiệm vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chào mừng Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.

***

Cách đây tròn 2 năm, ngày 24.11.2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức. Đây được coi là Hội nghị Diên hồng về văn hóa nhằm khẳng định giá trị của văn hóa, “văn hóa là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi” như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.

Tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh: “Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước.

Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người.

Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao...

Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc”.

Tổng Bí thư đúc kết: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng".

Giá trị của văn hóa, trong đó có có văn học chính là khơi gợi, thể hiện sự phong phú về tâm hồn, để mỗi người cảm nhận được giá trị về cuộc sống thông qua chân - thiện - mỹ hướng đến tương lai với niềm tin về những điều tốt đẹp.

Cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã phần nào làm được điều này.

***

Gần 500 tác phẩm, trong đó có hơn 400 truyện ngắn, hơn 80 tiểu thuyết của hơn 300 tác giả dự thi ở một mảng đề tài khó, thời gian lại có hạn cho thấy mạch ngầm văn học vẫn với chất liệu là đời sống của công nhân, người lao động thực sự là “trữ lượng khổng lồ” - nói như nhà văn Y Ban.

Đó là những mảnh đời trong khu trọ công nhân, đó là những xung đột về quyền lợi nơi làm việc. Có thể kể ra đây truyện ngắn “Điểm cực hạn” của tác giả Nguyễn Văn Hiệp viết về người làm công đoàn và công nhân đấu tranh chống cắt giảm nhân công thành công. Đây là một truyện ngắn đúng đề tài, diễn tả cuộc đấu tranh của những người làm công đoàn, lãnh đạo công nhân đấu tranh thành công với giới chủ người nước ngoài.

Hay như truyện ngắn “Con đường của Hạ” của Trịnh Thị Phương Trà viết về khu nhà trọ trong con hẻm nhỏ, nơi có mấy người lao động nghèo tụ về sau những biến cố trong cuộc đời. Hiện thực và quá khứ đan xen, khát khao và ám ảnh trộn lẫn, tạo nên chân dung các nhân vật chính, phụ. Hạ - nhân vật chính - có những ước ao không dễ thực hiện. Hạ đã đấu tranh với chính mình để giữ gìn trái tim trong sáng, ấm áp của mình. Trong truyện có một nhân vật không tên, là “chị”. Qua câu chuyện của Hạ, chân dung “chị” dần dần hiện lên, dù không đậm nét. “Chị” là một cựu cán bộ Công đoàn, nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn miệt mài xuôi ngược trên hành trình thiện nguyện, giúp đỡ công nhân, đồng bào nghèo. Nhân vật “chị” được xây dựng từ cảm hứng về một nguyên mẫu có thật: Chị Nguyễn Thị Thu Vân, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên.

Hoặc tác phẩm “Kim chỉ và Hoa” của Nguyễn Thị Thu Huyền nói về vùng nông thôn biến động, có người đi xa làm ăn, nay công ty mở ngay quê hương thì quay lại, rủ thêm chòm xóm vào làm. Mâu thuẫn ngay giữa những người làng khi Thản ngoặc với sếp để trúng thầu nấu bữa trưa, rồi bớt xén, ăn dầy. Chủ tịch công đoàn Kim tranh đấu đòi quyền lợi cho công nhân.

Đối với tiểu thuyết, Linh Khí của Phan Thái - Nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - nói về một công ty cổ phần được hình thành từ doanh nghiệp nhà nước. Chủ tịch Công đoàn và Ban chấp hành Công đoàn công ty với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã phát huy vai trò trách nhiệm trước đội ngũ trong hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động, với phương châm “Công đoàn là người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp và người lao động”. Trên cơ sở bút pháp tả thực đan xen yếu tố kì ảo, oan hồn người kỹ sư bị giết vận công khí tìm hiểu vì sao mình bị giết và phát hiện sự thật kinh hoàng. Cơ quan chức năng đã tìm ra thủ phạm, người bị giết được minh oan, vị lãnh đạo chủ chốt của công ty và đồng bọn phải trả giá cho hành vi họ gây ra.

Còn “Bể than Đông Bắc” của tác giả Đặng Huỳnh Thái là một cuốn tiểu thuyết đồ sộ, như lịch sử công nhân mỏ than. Tác giả vẽ lên bức tranh cả quá trình ngành than, có sự tham gia của lực lượng công đoàn.

Một số tác phẩm khác như “Hoa Xương Rồng” của Nguyễn Trí nói về cuộc đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu nhưng cuối cùng sự trung thực mới là điều đáng trân trọng nhất.

Đó chỉ là những ví dụ, những viên “than kíp lê” để rồi năng lượng mà những viên than này tỏa ra tiếp tục khơi lên mạch ngầm về đề tài này trong dòng chảy văn học nước nhà, để từ đó các tác giả tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, tính nhân văn cao, khơi nguồn cảm hứng cho đông đảo bạn đọc. Đồng thời, kích thích và phát triển văn hóa đọc trong lực lượng công nhân, người lao động.

Đó là một nguồn năng lượng cho những cung bậc cảm xúc, nhân văn.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Nhà văn Hồ Huy Sơn: "Khi sáng tác tôi không tính toán"

Hà Thanh Vân (thực hiện) |

Hồ Huy Sơn là một tác giả hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực, anh viết văn, làm thơ và hiện đang là phóng viên của Báo Sài Gòn Giải Phóng. Cho đến nay anh đã xuất bản hơn mười tác phẩm gồm thơ và văn xuôi, hướng đến đối tượng độc giả trưởng thành lẫn thiếu nhi. Tác phẩm dành cho thiếu nhi gần nhất của anh là tập thơ “Những ngọn đèn thơm”, được xuất bản vào năm ngoái - sau một năm, tập thơ cũng vừa được tái bản, đồng thời anh cũng vừa cho ra mắt tập tản văn mới "Xin chào ngày nắng đẹp".

Loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất lên đến 14%/năm

Thanh Giang |

Tính đến tháng 11.2023, tổng giá trị hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 233.000 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu với lãi suất lên đến 14%/năm.

AFC ra quyết định loại bỏ một giải đấu

HOÀNG HUÊ |

Một giải đấu vừa bị gạch tên khỏi hệ thống thi đấu của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Nhà văn Hồ Huy Sơn: "Khi sáng tác tôi không tính toán"

Hà Thanh Vân (thực hiện) |

Hồ Huy Sơn là một tác giả hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực, anh viết văn, làm thơ và hiện đang là phóng viên của Báo Sài Gòn Giải Phóng. Cho đến nay anh đã xuất bản hơn mười tác phẩm gồm thơ và văn xuôi, hướng đến đối tượng độc giả trưởng thành lẫn thiếu nhi. Tác phẩm dành cho thiếu nhi gần nhất của anh là tập thơ “Những ngọn đèn thơm”, được xuất bản vào năm ngoái - sau một năm, tập thơ cũng vừa được tái bản, đồng thời anh cũng vừa cho ra mắt tập tản văn mới "Xin chào ngày nắng đẹp".