Nhà văn Hồ Huy Sơn: "Khi sáng tác tôi không tính toán"

Hà Thanh Vân (thực hiện) |

Hồ Huy Sơn là một tác giả hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực, anh viết văn, làm thơ và hiện đang là phóng viên của Báo Sài Gòn Giải Phóng. Cho đến nay anh đã xuất bản hơn mười tác phẩm gồm thơ và văn xuôi, hướng đến đối tượng độc giả trưởng thành lẫn thiếu nhi. Tác phẩm dành cho thiếu nhi gần nhất của anh là tập thơ “Những ngọn đèn thơm”, được xuất bản vào năm ngoái - sau một năm, tập thơ cũng vừa được tái bản, đồng thời anh cũng vừa cho ra mắt tập tản văn mới "Xin chào ngày nắng đẹp".

Được biết anh là tác giả thuộc thế hệ 8X và xuất thân từ một vùng đất nổi tiếng: Quỳnh Lưu (Nghệ An), từng tốt nghiệp Khoa Sáng tác - Lí luận - Phê bình Văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội. 3 yếu tố đó có ảnh hưởng gì đến việc viết văn, làm thơ của anh?

- Thuộc thế hệ 8X, sinh ra khi đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn đổi mới, tôi có may mắn được lớn lên cùng với ruộng đồng, hít thở bầu không khí của “tuổi thơ dữ dội” thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước; sau này, lại đón bắt “làn sóng Internet” du nhập vào Việt Nam. Tình cờ, tôi có tham gia vào group “Hồi ức thế hệ 8X - 9X đời đầu”; ở đây, mọi người sinh hoạt rất sôi nổi và thường chia sẻ cho nhau những kỷ niệm ngày cũ. Rất nhiều kỷ niệm đã xuất hiện trong nhóm, trở thành kỷ niệm chung của cả một thế hệ như: Truyện Đôrêmon, sổ liên lạc, bút mực, ăn cơm trộn với mỡ lợn... Cùng với đó là việc được sinh ra ở một vùng quê yên bình của xứ Nghệ, được tưới tắm trong những làn điệu ví, giặm. Tất cả đã tạo nên chất liệu quý giá cho những trang viết của tôi sau này.

Tôi bắt đầu đến với văn chương từ những ngày còn là cậu học trò trường làng, nhưng có lẽ, phải đến khi ra Hà Nội theo học Khoa Sáng tác - Lí luận - Phê bình, trường Đại học Văn hóa Hà Nội (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du), thì những hình dung về đam mê, về tình yêu dành cho văn chương mới thực sự rõ ràng. Và đây cũng là thời gian giúp tôi nhìn nhận văn chương một cách nghiêm túc hơn, dần dần giúp mình từ bỏ cách viết bản năng “thấy gì viết nấy” như trước.

Là một người dấn thân vào con đường sáng tác văn chương từ khi còn rất trẻ, có thể nói từ khi còn là một cậu bé mới lớn, anh đã đoạt một loạt giải thưởng văn chương của các báo dành cho tuổi học trò. Theo tôi, đó là điều may mắn khi các độc giả nhỏ tuổi của anh ngày trước sẽ lớn lên cùng với anh và tiếp tục đón nhận những tác phẩm sau này của anh. Có phải vì thế mà anh chọn con đường sáng tác song hành cho cả đối tượng người lớn và thiếu nhi? Hay là vì một lí do gì khác hơn?

- Thực tình, khi sáng tác, tôi không “tính toán” kỹ lưỡng được như thế! Tôi không đặt ra mục tiêu phải viết cho người lớn hay thiếu nhi, mọi thứ diễn ra với tôi rất tự nhiên: lúc nhỏ viết cho mình và lứa tuổi của mình; đến một độ tuổi lớn hơn, khi trong mình có thêm những trăn trở, suy tư, nhiều mối bận tâm hơn thì tôi viết cho người lớn. Với tôi lúc này, văn chương đã là hơi thở và là một phần máu thịt, nên giờ đây, tôi cũng không còn cật vấn nhiều về việc tại sao mình lại theo đuổi văn chương, văn chương mang lại cho mình điều gì?

Tôi cảm thấy mình may mắn khi có thể cùng lúc viết được cho cả người lớn và thiếu nhi. Viết cho thiếu nhi, với tôi là sự tiếp tục và nối dài con đường mà mình đã bắt đầu từ khi còn là cậu học trò. Nếu có điều gì giúp cho tôi dễ dàng hơn so với các tác giả khác, có lẽ là vì tình yêu lớn dành cho các em nhỏ. Và nữa, tôi nghĩ rằng, trong tôi vẫn luôn tồn tại một đứa trẻ; chính đứa trẻ ấy giúp tôi có được tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên để trú ngụ trong khu vườn văn học thiếu nhi.

Có một lần, tôi cũng tự thắc mắc: không biết những bạn đọc của mình hồi trước giờ đi đâu, làm gì, có còn quan tâm đến những sáng tác của mình nữa không? Quả thực, đây giống như câu hỏi ném vào hư vô, bởi ai rồi cũng phải khác, lứa độc giả ngày đó lớn lên, sẽ có những mối quan tâm khác. Hẳn nhiên cũng sẽ có người còn giữ cho mình tình yêu với văn chương qua việc đọc, nhưng giữa biển người mênh mông, tìm được họ cũng thật khó! Gần đây, tôi vui và xúc động khi kết nối được với một bạn đọc. Bạn đã đọc những sáng tác của tôi từ lớp 6, và sau gần 20 năm, may mắn thay, bạn vẫn theo dõi và có gần như đầy đủ số sách mà tôi đã xuất bản. Không những thế, bạn còn mua những đầu sách dành cho thiếu nhi của tôi để tặng cho cháu, hoặc là con của bạn bè.

Tôi nghĩ rằng, người viết vui và hạnh phúc khi được viết nhưng sẽ vui và hạnh phúc hơn khi có thêm những bạn đọc chia sẻ, đồng cảm với mình. Bởi suy cho cùng, nhà văn tồn tại bằng tác phẩm, và tác phẩm đó có tồn tại được hay không lại nhờ ở bạn đọc.

Một số tác phẩm đã xuất bản trước đây của Hồ Huy Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một số tác phẩm đã xuất bản trước đây của Hồ Huy Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thời gian này có vẻ như anh đang tập trung nhiều cho những sáng tác dành cho các em nhỏ? Anh có dự định tiếp tục theo đuổi những sáng tác viết cho thiếu nhi không?

- Tháng 6 năm nay, tôi xuất bản cuốn sách thứ 14 là tập tản văn “Xin chào ngày nắng đẹp” do NXB Trẻ ấn hành. Đây là tác phẩm dành cho người trưởng thành, được viết rải rác trong nhiều năm qua. Còn ấn tượng về những sáng tác dành cho các em nhỏ trội hơn, có lẽ vì tôi đang có cơ hội được viết cho các em nhiều hơn. Thời gian gần đây, ngoài tái bản tập thơ “Những ngọn đèn thơm”, tôi còn được tham gia vào dự án vô cùng ý nghĩa do NXB Trẻ kết hợp với Thảo Cầm viên Sài Gòn tổ chức, đó là bộ sách “Thiên nhiên kỳ thú”, mà tôi và các tác giả khác sẽ sáng tác dựa trên những động thực vật đang được bảo tồn và nuôi dưỡng tại Thảo Cầm viên. Thông qua dự án này, những người thực hiện mong muốn khơi gợi ở các em tình yêu với thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ hành tinh xanh của mình.

Như đã chia sẻ ở trên, viết cho thiếu nhi với tôi là sự tiếp tục và nối dài con đường mà mình đã bắt đầu từ khi còn là cậu học trò. Thời điểm hiện tại, tôi chưa có lí do nào để phải dừng lại. Trong khi đó, cảm hứng được sáng tác cho các em trở nên nồng nhiệt hơn bao giờ hết. Vào tháng 4 năm nay, tôi may mắn được ra thăm quần đảo Trường Sa và đang có ý tưởng thực hiện một tập thơ về Trường Sa dành cho các em nhỏ. Thường thì tôi rất sợ “nói trước bước không qua”, nhưng với ý tưởng này, tôi muốn tiết lộ trước, giống như một cách tạo áp lực cho mình để có thể hoàn thành tập thơ mà mình ấp ủ. May mắn là hiện tại, tôi đang sáng tác và mọi sự đến giờ này khá suôn sẻ.

Khi anh viết những tác phẩm dành cho các em nhỏ, anh có chịu ảnh hưởng của nhà văn Việt Nam hay nước ngoài nào không?

- Nếu nói không ảnh hưởng chắc sẽ là tự tin thái quá. Bởi nhiều năm qua, một trong những yếu tố giúp tôi viết được cho thiếu nhi, chính là việc đọc. Không chỉ những tác giả thành danh, mà tôi còn tìm đọc những tác giả trẻ, mới; kể cả những tác giả nhí. Với tôi, đọc là một cách học hỏi và tìm kiếm những cái hay, những sáng tạo độc đáo, mới mẻ. Và quan trọng không kém, đọc còn giúp tôi được truyền cảm hứng cũng như được sống trong bầu không khí của văn học thiếu nhi. Có thể, trong quá trình đọc đó, khiến tôi bị ảnh hưởng một cách vô thức mà tôi không nhận ra. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng ấy, tôi nghĩ cũng chính là sự học hỏi và sáng tạo thêm, phần lớn đến từ phương pháp, kỹ thuật; còn cảm xúc, câu chuyện vẫn phải là sự riêng biệt của cá nhân người viết.

Việc chưa có con liệu có giúp ích hay gây cản trở gì cho những sáng tác dành cho thiếu nhi của anh?

- Theo tôi, không có một khuôn mẫu hay một công thức nào làm nên một người viết nói chung và người viết cho thiếu nhi nói riêng. Nếu đặt vấn đề có con là một thuận lợi và là điều kiện để viết được cho thiếu nhi, tại sao rất nhiều ông bố bà mẹ, thậm chí có tới 4 - 5 đứa con mà họ vẫn không viết được? Bởi vậy theo tôi, điều tiên quyết vẫn phải là năng lực, sau đó là đam mê và tình yêu dành cho trẻ nhỏ. Tôi may mắn có được những điều đó, vậy nên, việc viết cho thiếu nhi đến giờ này vẫn luôn là cảm hứng lớn với tôi.

Nếu phải nói một lời khuyên dành cho các em nhỏ về việc đọc sách, anh sẽ nói câu gì?

- Gần đây, tôi có may mắn được tham gia một số chương trình giao lưu và trò chuyện với các em nhỏ, trong đó có những chương trình khuyến đọc. Tôi rất sợ phải nói những điều đao to búa lớn, vậy nên, tôi chỉ mong các em hãy coi sách như một người bạn. Bạn bè trong lớp sẽ có lúc giận nhau, không thèm nhìn mặt nhau. Nhưng “bạn sách” thì không như vậy! Sách cứ im lặng thế thôi nhưng lại chia sẻ được với chúng ta rất nhiều điều, cả những vui buồn. Nếu có nhiều em nhỏ làm bạn với sách, tôi tin, tình yêu, đam mê đọc sách của các em cũng sẽ được hình thành nên từ đó.

Một số giải thưởng của tác giả Hồ Huy Sơn: Giải Nhất văn báo Thiếu niên Tiền phong năm 2004. Giải Khuyến khích thơ báo Thiếu niên Tiền phong năm 2004.
Giải Nhất thơ báo Mực Tím năm 2007. Giải Khuyến khích thơ báo Tuổi trẻ năm 2007. Giải Khuyến khích thơ Website thotre.com năm 2007. Giải ba cuộc thi truyện ngắn Yume 2011. Giải thưởng Hồ Xuân Hương, Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An năm 2011. Giải 4 truyện ngắn Sáng tác Văn học trẻ năm 2018 do Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh tổ chức...

Hà Thanh Vân (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Sách "Có hẹn với Bulgaria" của nữ nhà văn đi một mình tới hơn 100 quốc gia

Linh Chi |

"Có hẹn với Bulgaria" là cuốn sách về hành trình chân thực của nữ nhà văn Tina Yuan - một cô gái gốc Việt trên đất nước Bulgaria "xứ sở hoa hồng".

Lê Phương, nhà văn của công nhân

trần việt |

Cuốn sách “Lê Phương Tác phẩm chọn lọc” in bìa cứng, sang trọng dày gần 800 trang khổ 16x24 cm, Nhà xuất bản Lao Động ấn hành, thực sự là một cuốn sách tinh tuyển cho những ai yêu mến, quý trọng cố nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương.

Nhà văn Bắc Sơn và cái kết có hậu cho một “phu chữ”

Việt Văn |

Gặp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn chúc mừng khi năm nay ông cùng một lúc nhận hai giải thưởng uy tín. Đặc biệt là Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật dành cho tiểu thuyết “Lửa đắng” và Giải thưởng Văn học sông Mê Kông cho tiểu thuyết “Lính tăng”. Nguyễn Bắc Sơn không phải là người lợi khẩu, cũng không phải là người quen trả lời phỏng vấn, mà khá kiệm lời, nói ít với những từ ngữ khá dân dã, chân tình. Có lẽ năng lực của ông dồn hết vào câu chữ trong tác phẩm, nơi mà ông có dịp trình bày một con người khác của mình - con người văn chương.

Tìm “thần đèn” để di dời cổng đền án ngữ đường đang thi công

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND thị xã Hồng Lĩnh đang tìm đơn vị có năng lực di dời công trình nguyên khối để di dời một cổng đền án ngữ khiến đường vành đai trị giá 150 tỉ đồng bị vướng, chưa thể thi công liền tuyến.

Đề nghị Hà Nội bổ sung hệ thống giáo dục công lập phổ thông đáp ứng 75% nhu cầu

KHÁNH AN |

PGS.TS Bùi Thị An đề nghị bổ sung hệ thống giáo dục công lập phổ thông ở Hà Nội phải đáp ứng được 75% nhu cầu của học sinh trong bậc trung học có nhu cầu học, có chính sách hỗ trợ để tất cả học sinh được tiếp cận giáo dục như hiến định...

Cảnh cáo cựu Giám đốc Sở "quên" kê khai 3 thửa đất và nhiều tài sản

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ông Nguyễn Văn Đô, cựu Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau bị đề nghị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì kê khai tài sản không trung thực khi còn đương nhiệm.

Cá heo liên tục bơi lội gần sát bờ biển Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Thời gian gần đây, người dân liên tục bắt gặp hình ảnh cá heo bơi lội ở vùng biển quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Công ty Blue Sky chỉ có 5 lao động, chi 100 tỉ đồng hối lộ vụ chuyến bay giải cứu

Nhóm PV |

Chi ra 100 tỉ đồng để hối lộ quan chức và "chạy án" nhằm không bị xử lý hình sự trong vụ án chuyến bay giải cứu, thế nhưng thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết tổng số lao động tại Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Blue Sky) chỉ vỏn vẹn 5 người.

Sách "Có hẹn với Bulgaria" của nữ nhà văn đi một mình tới hơn 100 quốc gia

Linh Chi |

"Có hẹn với Bulgaria" là cuốn sách về hành trình chân thực của nữ nhà văn Tina Yuan - một cô gái gốc Việt trên đất nước Bulgaria "xứ sở hoa hồng".

Lê Phương, nhà văn của công nhân

trần việt |

Cuốn sách “Lê Phương Tác phẩm chọn lọc” in bìa cứng, sang trọng dày gần 800 trang khổ 16x24 cm, Nhà xuất bản Lao Động ấn hành, thực sự là một cuốn sách tinh tuyển cho những ai yêu mến, quý trọng cố nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương.

Nhà văn Bắc Sơn và cái kết có hậu cho một “phu chữ”

Việt Văn |

Gặp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn chúc mừng khi năm nay ông cùng một lúc nhận hai giải thưởng uy tín. Đặc biệt là Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật dành cho tiểu thuyết “Lửa đắng” và Giải thưởng Văn học sông Mê Kông cho tiểu thuyết “Lính tăng”. Nguyễn Bắc Sơn không phải là người lợi khẩu, cũng không phải là người quen trả lời phỏng vấn, mà khá kiệm lời, nói ít với những từ ngữ khá dân dã, chân tình. Có lẽ năng lực của ông dồn hết vào câu chữ trong tác phẩm, nơi mà ông có dịp trình bày một con người khác của mình - con người văn chương.