Văn hóa - Xã hội: Trả rối nước Việt về bản thể ruộng đồng Việt…

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI |

…Ít khi người ta có ấn tượng mạnh mẽ về một hình thức nghệ thuật hoàn toàn kết hợp lửa với nước như vậy mà vẫn biểu hiện được cả cuộc sống thực tế lẫn cuộc sống tưởng tượng của cả một dân tộc…

I. Rối nước Việt chinh phục phương Tây từ 1984

Năm 1984, lần đầu tiên rối nước Việt lên đường đến Tây Âu biểu diễn, cùng ba loại hình sân khấu dân tộc VN: Chèo, tuồng, cải lương. Hồi đó, tôi là ký giả kịch trường, là nhà báo chuyên bình luận sân khấu của Tạp chí Sân khấu, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN. Tôi được TBT Xuân Trình giao việc theo dõi và thông tin về chuyến đi đặc biệt này.

Sau viễn du Tây Âu, khi rối nước Việt mang tên Nguyễn Xá - Thái Bình trở về, đem theo hành trang đẹp là chuyến đi biểu diễn rất thành công, đem theo những tờ báo, hình ảnh về sự hâm mộ nồng nhiệt của công chúng Tây Âu, tôi vỡ lẽ một điều quan trọng: Rối nước Việt đã chinh phục người xem Phương Tây, bằng nghệ thuật biểu diễn Rối dân gian đặc sắc chỉ riêng có ở Việt Nam, vốn tự thân mang sâu đậm bản thể văn hóa văn minh nông nghiệp lúa nước của châu thổ Bắc Bộ Việt Nam.

 

 Múa rối nước. 

Và như thế, số phận nghệ thuật của Rối nước Việt đã tự kết tinh thành một giá trị danh giá của nhân loại, bởi rất giống số phận của thần thoại Hy Lạp trong thưởng thức nghệ thuật của công chúng phương Tây hiện đại. Thần thoại Hy Lạp giúp công chúng phương Tây, và cả phương Đông nữa, bắc một cây cầu trở về miền thơ ấu không bao giờ trở lại.

Rối nước Việt cũng đã làm được cử chỉ nghệ thuật vô cùng sáng giá ấy, giúp nhân loại trở về tuổi thơ của mình, cái tuổi thơ ngây trong trẻo một đi không trở lại.

Hãy xem đánh giá của báo chí phương Tây về chuyến đi 1984 ấy.

Trong 4 loại hình sân khấu dân tộc VN được biểu diễn liền hai tháng ở Tây Âu, từ CHDC Đức sang CHLB Đức, đến Bỉ, Pháp, Ý, thì Rối nước đã chiếm được sự hâm mộ lớn. Và khi diễn ở Pháp và Ý, dù đã trình diễn với mật độ dày đặc 27 đêm trong một tháng công diễn, nhưng vẫn không thể thỏa mãn sự ham muốn được thưởng thức của công chúng hai nước này, nhất là Pháp.

Báo chí Pháp và Ý tràn ngập niềm hân hoan thán phục Rối nước Việt, đặc biệt là công chúng rất khó tính ở hai thành phố lớn của Pháp, Ý, là Paris và Milan.

Ở Pháp, báo Giải Phóng ngày 8.3.1984, với nhan đề “Những con rối nước, linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”, đã trân trọng giới thiệu và bình luận: Buổi biểu diễn bắt đầu từ một lâu đài đẹp như trong mộng, với những mái uốn cong lung linh ánh đèn phản chiếu trên mặt nước. Người ta chỉ còn biết há hốc mồm ngạc nhiên thán phục. Cảnh tượng đó thực có một không hai trên thế giới. Đó là một nghệ thuật bí mật có từ hàng ngàn năm nay.

…Ít khi người ta có ấn tượng mạnh mẽ về một hình thức nghệ thuật hoàn toàn kết hợp lửa với nước như vậy mà vẫn biểu hiện được cả cuộc sống thực tế lẫn cuộc sống tưởng tượng của cả một dân tộc…

Trong bài “Sự khám phá kỳ diệu về Rối nước Việt Nam”, ký giả Pháp Pơrô, trên báo Thập tự, 10.3.1984 đã viết ngợi khen không chút dè dặt: “Từ đồng bằng châu thổ sông Hồng đến thẳng nơi đây, những con rối nước Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử nghìn năm của chúng đang sống những cuộc phiêu lưu trong các bể nước nhỏ của Châu Âu. Nhưng cái không gian bó hẹp ấy không hề làm giảm bớt di sức quyến rũ của chúng…

Nhưng người ta thực sự cảm động khi tấm mành tre cuốn lên vào phút chót, để lộ ra những diễn viên điều khiển con rối suốt cả tiếng đồng hồ vừa qua, họ đã đứng ngập nửa mình trong nước, điều khiển cây sào với vô số dây nhợ mà không để lộ ra kỹ thuật của họ. Sự giải trí nhường chỗ cho lòng kính trọng thái độ trung thành với truyền thống của một xứ sở mà sự tràn trề sông ước ở khắp nơi đã tạo nên một cách sống và một nền nghệ thuật độc đáo…”.

II. Chủ thể Việt của sự chinh phục này là ai?

Những nghệ sĩ điều khiển con rối, về căn bản, là nông dân vùng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam. Họ gồm 14 người, đứng đầu là họa sĩ tạo hình con rối Ngô Quỳnh Giao, cùng 3 nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối VN, 6 nghệ nhân phường rối nước Nguyễn Xá - Thái Bình, 4 nghệ nhân rối nước Nam Chấn - Hà Nam Ninh, cùng hàng trăm con rối và 16 trò rối đặc sắc nhất của rối nước Việt cổ truyền, mô tả và hiển thị sinh hoạt dân dã đồng quê tiêu biểu nhất của nền văn minh lúa nước Việt, như Bật cờ, Tễu giáo đầu, Tứ Linh, Bát tiên, Đánh cáo bắt vịt, Múa rồng, Múa sư tử…

Từ ngày ấy đến nay, bản đồ du diễn Rối nước Việt đã lan rộng khắp các nước Châu Âu và đặc biệt, sau thời kỳ Mỹ chấm dứt cấm vận Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nước cũng hân hoan chào đón sứ giả nghệ thuật đặc sắc từ Việt Nam là nghệ thuật Rối nước truyền thống.

Và cũng từ ấy, tôi thấy tồn tại một nghịch lý oái oăm: Phương Tây không những không suy giảm tình yêu với Rối nước Việt Nam mà còn gia tăng tình yêu ấy bằng con đường du lịch văn hóa. Họ không chờ người Việt mang rối nước đi nước ngoài biểu diễn, mà họ đã du lịch VN rồi xem rối nước tại các nhà hát múa rối: Nhà hát Múa Rối VN ở 361 Trường Chinh hoặc Nhà hát rối nước Thăng Long của Hà Nội, gần đền Ngọc Sơn, thậm chí họ còn tìm đến tận những vùng quê lúa xem múa rối nước tại những ao làng…

Thế nhưng, người Việt mình đã làm một điều ngược lại.

Tôi thấy ngày càng ít người Việt bỏ tiền mua vé thưởng thức nghệ thuật Rối nước của chính nước mình. Và cũng vì nghệ thuật Rối nước là loại hình liên tiếp xuất ngoại và nhiều người nước ngoài đến xem, đông hơn cả người Việt, nên doanh thu của Rối nước bao giờ cũng cao hơn hẳn các loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Vì thế mà Rối nước Việt không được xếp vào loại di sản văn hóa phi vật thể thế giới theo điều luật của UNESCO, chỉ phong tặng danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cho loại hình nghệ thuật thật đặc sắc, nhưng sắp sửa lụi tàn, cần cứu vớt bản thể căn cơ của nó, trước khi tan biến. Trong khi đó Rối nước Việt vẫn sống khỏe, doanh thu cao hơn tất cả các loại hình sân khấu khác của Việt Nam.

Có một điều oái oăm nữa là nhiều người đã phá cách Rối nước truyền thống bằng việc cho người thật biểu diễn chung với con rối ngay trên sân khấu mặt nước. Việc biểu diễn thô thiển này từng diễn ra, đánh hỏng toàn bộ vẻ đẹp của Rối nước Việt, với những con rối gỗ, vốn là nhân vật duy nhất trên thiên đường mặt nước ao làng.

Hơn một lần dự Festival Huế cùng sinh viên báo chí của tôi, tôi kinh ngạc và buồn phiền khi thấy người xem nước ngoài ra vào rất tấp nập, háo hức chờ xem và sung sướng thưởng thức nghệ thuật Rối nước Việt, còn người xem Việt thì lại thưa thớt thờ ơ, chẳng mấy mặn mà…

Vậy giải pháp nào giải thoát cho Rối nước Việt Nam trong tình thế hội nhập quốc tế hôm nay, khi thế kỷ 21 đã sắp hết hai thập niên đầu?

Tôi nghĩ Rối nước Việt Nam phải cố mà giữ lấy cái lề văn hóa văn minh lúa nước cổ truyền, không chỉ trong 16 trò rối cổ truyền. Theo nhà nghiên cứu Rối nước duy nhất đích thực Nguyễn Huy Hồng, ông đã sưu tầm được khoảng 250 trò rối cổ truyền trên khắp các phường rối ở châu thổ sông Hồng. Lẽ nào ta lại quay lưng hoặc không khai thác tử tế những trò rối cổ truyền ấy làm phong phú kịch mục trò diễn đang rất hạn hẹp hôm nay, đang bị khuôn trong 16 trò cổ truyền? Và lẽ nào đó không phải là con đường tìm về cội nguồn căn cơ của rối nước Việt, để từ đó phát huy giá trị văn hóa căn cơ của nó hay sao?

Hội nhập với nghệ thuật sân khấu thế giới bằng chính bản thể của Rối nước như thế, không phải là giải pháp chiến lược cho sự bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật Rối nước cổ truyền Việt hay sao? Nhân đây, tôi xin nhận xét rằng, tên của Hội thảo là không ổn. Bảo tồn phải đi đôi với phát huy, phát triển đi đôi với kế thừa. Không thể và không nên đóng khung nghệ thuật rối nước vào 16 trò diễn cũng như không thể phát triển rối nước bằng cách xuyên tạc bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật.

Và hội nhập cũng còn là việc sáng tạo những vở rối vẫn giữ được bản thể văn hóa riêng, mà vẫn tìm tòi đổi mới, cùng với một số trò diễn Rối nước cách tân cũng là một dòng chảy khác của sự phát triển rối nước trong xã hội Việt hiện đại, nhằm lôi kéo người xem trẻ về với nghệ thuật truyền thống Việt, như một món quà độc đáo mà cha ông để lại…

Chẳng phải tính cách dân tộc độc đáo - cái cốt lõi sâu xa tận nguồn của nghệ thuật dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng đã là nguyên nhân thành công vang dội của Rối nước Việt trên trường quốc tế đó sao?

Tại sao người Việt lại không mở rộng lòng yêu nghệ thuật Rối nước cổ truyền của chính mình? Những câu hỏi ấy đang cần giải đáp.

Tôi hy vọng sẽ có những câu trả lời đích đáng!

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI
TIN LIÊN QUAN

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Giảng viên Việt là nhà khoa học nữ duy nhất Châu Á đạt giải thưởng sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là nhà khoa học nữ duy nhất toàn Châu Á nhận được Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2022.

Thái Lan sắp thu phí du lịch của du khách quốc tế

Thanh Hà |

Thái Lan có kế hoạch thu phí du lịch với người nước ngoài, ngoại trừ người nước ngoài có giấy phép lao động và giấy thông hành biên giới.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thưởng nóng cho tiền đạo Tiến Linh

AN NGUYÊN |

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ, động viên huấn luyện viên Park Hang-seo và cá nhân tiền đạo Tiến Linh trước thềm chung kết AFF Cup 2022.