Văn hóa doanh nghiệp thời 4.0

Bích Hà |

Việt Nam có khoảng 900.000 doanh nghiệp, với hàng triệu doanh nhân đang hằng ngày nỗ lực làm việc và cống hiến, đóng góp cho sự phồn thịnh của đất nước. Họ theo đuổi triết lý “Sống và làm việc vì cộng đồng”, tích cực hội nhập nhưng vẫn giữ bản sắc, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, để không bị “trộn lẫn”, “hòa tan” trên hành trình hội nhập toàn cầu.

Văn hóa làm nên thương hiệu của doanh nghiệp

Gặp Nguyễn Thị Mai Lan lần đầu, chúng tôi đều ngạc nhiên và không tránh khỏi sự hiếu kỳ vì thân hình quá bé nhỏ của cô. Đã ngoài 30 tuổi, nhưng Lan chỉ cao 1m30 và nặng khoảng 23kg, tương ứng với thân hình của một học sinh 10 tuổi. Căn bệnh suy dinh dưỡng bẩm sinh đã khiến Lan chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè. Cô cũng từng sống trong mặc cảm và tự ti, nhiều lần rơi nước mắt khi nghĩ đến tương lai của mình. Nhưng, Mai Lan của hiện tại là một tấm gương về nghị lực.

Từ khi ra trường cô đã được nhận vào làm việc tại Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Lan có thể thao tác thoăn thoắt trên máy tính để nghiên cứu, thiết kế ra những sản phẩm, mẫu mã mới, đóng góp sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ ở Rạng Đông. Và những cố gắng của Mai Lan đã được được ghi nhận bằng những danh hiệu Lao động giỏi cấp phòng, đơn vị mà lãnh đạo các cấp trong công ty trao tặng.

Dù mới quyết định rời "ngôi nhà" Rạng Đông, nhưng với Lan, những năm tháng làm việc tại đây đã cho cô nhiều thứ. Cô đặc biệt ấn tượng với văn hóa doanh nghiệp nơi đây: Luôn sáng tạo không ngừng nghỉ. Dù có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng không bỏ cuộc, vẫn miệt mài sáng tạo để vươn lên. Đó cũng là văn hóa mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động của Rạng Đông ngày đêm gây dựng: “Văn hóa sáng tạo và tình người”. Sáng tạo giúp công ty phát triển, còn tình người, sự nhân văn góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Ngay việc nhận Mai Lan vào làm việc đã là một sự nhân văn rất lớn, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đón nhận những người khuyết tật và trao cho họ cơ hội để thể hiện năng lực bản thân.

Cũng như Rạng Đông, trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi doanh nghiệp lại theo đuổi những triết lý kinh doanh riêng và tìm cách gây dựng cho doanh nghiệp mình văn hóa, thương hiệu để nhận diện, để không trộn lẫn với doanh nghiệp khác. Cũng đã có rất nhiều tranh luận và định nghĩa văn hóa doanh nghiệp được đưa ra, nhưng hiểu đơn giản: “Văn hóa doanh nghiệp” được ví như đời sống tinh thần của một tổ chức, doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về hình ảnh thương hiệu, một doanh nghiệp phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp và đây chính là tài sản vô giá.

Đề cập đến vai trò của văn hóa doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng, nếu coi doanh nghiệp như ngôi nhà, thì văn hóa doanh nghiệp là một trong những trụ cột vững chắc. Nếu coi doanh nghiệp là một cỗ xe, thì động cơ chắc chắn là tinh thần doanh nghiệp, tay lái là văn hóa doanh nghiệp. Đồng nghĩa, thiếu văn hóa thì doanh nghiệp như ngôi nhà thiếu trụ cột, như cỗ xe không có tay lái, như hành trình thiếu ngọn đuốc soi đường.

Văn hóa phục vụ đất nước, con người Việt Nam để vươn tầm thế giới

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc gây dựng văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, trong hành trình xây dựng, phát triển và hội nhập đều nỗ lực giữ bản sắc, “chất” của doanh nghiệp Việt. Dù thành công hay chưa, họ vẫn luôn có tinh thần yêu nước, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, có bản lĩnh, trí tuệ, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình, cho đất nước và có trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng, xã hội.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội. Việt Nam cũng xuất hiện nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp mạnh, vươn mình ra thế giới như Vingroup, Viettel, Thaco, Vinamilk, hay hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Tầm vóc, quy mô hoạt động lớn - nhỏ khác nhau, nhưng doanh nghiệp Việt Nam có một điểm chung là đều giữ cho mình những triết lý kinh doanh hướng tới tương lai, bắt đầu từ phục vụ đất nước, con người Việt Nam để vươn tầm thế giới.

Điều này được chứng minh rõ nhất trong thời điểm đất nước căng mình chống dịch COVID-19, dù tình hình sản xuất gặp vô vàn khó khăn, các doanh nghiệp vẫn chia sẻ với đất nước, với người lao động. Không kể là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, “tùy theo sức của mình” đã đóng góp nhiệt tình, đầy trách nhiệm, từ việc tạo nên những Quỹ vaccine của tình yêu thương, đến những cây ATM gạo, bệnh viện dã chiến, thiết bị phòng chống dịch... để giúp Việt Nam chiến thắng dịch bệnh.

Và tinh thần “phụng sự - chia sẻ” đã làm nên văn hóa, “chất” của doanh nghiệp Việt trong thời 4.0, hội nhập toàn cầu. Rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực, sáng tạo để đưa sản phẩm của mình ra thế giới. Đó là hành trình truyền cảm hứng của Vingroup trong việc đưa thương hiệu Vinfast lên sàn chứng khoán Mỹ, để cả thế giới biết đến thương hiệu xe điện "made in Vietnam". Hay câu chuyện gạo ST25 "ngon nhất thế giới" có mặt ở nhiều nước, giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng.

Không chỉ dừng lại ở việc đẩy mạnh xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, mà đó còn là niềm tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến của mỗi doanh nhân cho thương hiệu quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Cách đây 78 năm, ngày 13.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng, động viên và khẳng định vai trò, sứ mệnh của doanh nhân - những nhân tố, nhân tài đóng góp vào sự phát triển, thịnh vượng của đất nước.

59 năm sau kể từ ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương, để ghi nhận sự đóng góp to lớn của đội ngũ doanh nhân, ngày 20.9.2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13.10 hằng năm là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.

Hiện nay khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước, mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết 41-NQ/TW tạo động lực mới cho doanh nhân và doanh nghiệp

Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội |

Ngày 10.10.2023 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW “về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Nghị quyết tạo động lực mới cho doanh nhân và doanh nghiệp, trong đó có những doanh nhân, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo việc làm cho người lao động

Cường Ngô |

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, thách thức, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng mới, chắt chiu từng đơn hàng cũ để có những kết quả kinh doanh ấn tượng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể chinh phục thế giới với nỗ lực và khát vọng

Anh Kiệt |

Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng ghi dấu thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm giàu với cá nhân mà doanh nghiệp đang dần thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, với sự chuyển dịch rất rõ trong chiến lược kinh doanh.

Những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi ở độ cao 1.400m được gắn mã QR code

Thanh Miền |

Yên Bái - Lần đầu tiên, những cây chè cổ Shan tuyết nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ được gắn mã QR code để du khách trải nghiệm và tra cứu thông tin.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang dự khai mạc Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Hưng Yên

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sáng 14.10, Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Hưng Yên, nhiệm kỳ 2023-2028 chính thức khai mạc. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN); ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên và 289 đại biểu ưu tú đại diện cho ý chí, trí tuệ, sức mạnh đoàn kết của gần 200.000 công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh tới dự Đại hội.

Công chức có tiếp tục được tăng lương sau khi đã cải cách tiền lương?

Quế Chi |

Sau khi thực hiện cải cách tiền lương vẫn có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Chính phủ và theo như tinh thần nêu tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Mưa to, ngập lụt khắp nơi, Đà Nẵng nâng mức cảnh báo thiên tai lên cấp 3

An Thượng |

Đến sáng 14.10, mưa to trên diện rộng tiếp tục trút xuống TP Đà Nẵng. Nhiều nơi trên địa bàn ngập lụt cục bộ. Dự báo mưa lớn vẫn còn kéo dài đến hết ngày 17.10.

Khi người dân được bày tỏ ý kiến về bảo tồn di sản Cố đô Huế

Minh Đạt |

Trong tháng 10 này, người dân ở Huế và cả những người yêu không gian di sản Cố đô Huế sẽ được bày tỏ ý kiến về hồ sơ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Nghị quyết 41-NQ/TW tạo động lực mới cho doanh nhân và doanh nghiệp

Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội |

Ngày 10.10.2023 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW “về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Nghị quyết tạo động lực mới cho doanh nhân và doanh nghiệp, trong đó có những doanh nhân, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo việc làm cho người lao động

Cường Ngô |

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, thách thức, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng mới, chắt chiu từng đơn hàng cũ để có những kết quả kinh doanh ấn tượng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể chinh phục thế giới với nỗ lực và khát vọng

Anh Kiệt |

Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng ghi dấu thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm giàu với cá nhân mà doanh nghiệp đang dần thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, với sự chuyển dịch rất rõ trong chiến lược kinh doanh.