Truyện ngắn dự thi: Người giữ mỏ

Vũ Trường Anh |

Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Thằng Nhỏ đi hỏi vợ. Tôi chạy xe đưa họ nhà nó đi. Nó đi hỏi vợ tuổi mới vừa tròn mười bảy, vợ nó mười lăm. Ai cũng bảo, hỏi vợ chi sớm thế! Mẹ nó nói, nhà gái họ hối.

- Có bầu rồi hả?

- Dạ, không!

- Vậy, sao lại hối?

- Dạ, họ bảo nói hỏi để đó, chứ đã cưới đâu mà sợ.

Thằng Nhỏ không cha. Năm lên ba cha nó mất. Nó ở với mẹ. Cha nó mất trong trận sập hầm khi đi làm vàng. Mẹ nó lấy chồng khác. Cảnh nhà lục đục, nó không chịu được. Nó đang học lớp 9 thì bỏ học, theo lũ bạn đi mua đé làm vàng. Nó quen con bé từ dạo ấy. Con bé nhà ở hầm vàng. Ba mẹ nó làm vàng. Đúng hơn, cả nhà, cả xóm và xa nữa là cả mấy đời làm vàng.

Mỏ vàng Bông Miêu được khai phá từ thời Pháp thuộc. Chẳng biết tự bao giờ, người ta khoét núi dẫn vào hang sâu theo đường hầm ngóc ngách. Tưởng gần, ai dè đi cả mấy ki lô mét đường hầm vẫn còn thăm thẳm chưa tới chỗ dừng chân.

Nghề cha vợ thằng Nhỏ là canh lúc yên ắng mang búa, mang máy móc lên núi, lẻn vào hang, đục khoét, đem đé ra xay mang về. Ngày nào cũng vậy. Cứ yên ắng là làm, nghe đồng động là thôi.
Mấy hôm nay, nghe đài báo rộ lên, ở trên đã cho đánh sập cửa hầm, không cho người dân vào khai thác nữa. Khi chiều thấy mấy chú công an cùng cán bộ ủy ban lên tuyên truyền phát đi lệnh cấm.
Thằng Nhỏ nằm dài thườn thượt ở nhà cha vợ, vắt tay lên trán suy nghĩ, lẽ nào gửi lại mộ cha...

***

Đời bất hạnh dạy cho nó khôn. Năm nó mới tròn ba tuổi, người ta đưa xác cha nó về. Họ bảo, cha mày bị sập hầm mà chết. Lúc ấy, nó chưa biết gì chuyện hầm với hang. Chỉ biết, từ nay nó không còn cha nữa.

Mẹ nó làm nghề cho vay nặng lãi, gia nhập với giới giang hồ chuyên đòi nợ thuê nên có nhiều máu mặt. Nó vừa học vừa đi thu tiền với mẹ nên biết ít nhiều anh chị ở phường gà, phường vay. Nó đi buôn đé, đãi quặng, bán vàng từ đó.

Cha vợ nó là tay làm vàng có hạng. Nghe nói, ngày trước cũng là bạn vàng của cha nó. Ông dẫn nó về, dạy cho cách làm vàng. Ông bày cho cách nhìn đé, đoán đé có vàng, biết lựa mà mua. Dần rồi cũng quen, nó thành tay buôn vàng có tiếng. Năm mười tám tuổi, đã có nhà lầu và xe hơi.

Xóm quặng, ít người được thế. Phần nhiều lâm vào cảnh xì ke ma tuý, gái gú, bạc bài... Thôi thì đủ dạng. Làm vàng suốt đời nhưng cứ mãi trắng tay.

Thằng Nhỏ được cha vợ gả con gái cho, rồi mẹ vợ hối làm đám hỏi. Nó nghe theo, rồi về nói với cha dượng đi nói vợ và tổ chức đám hỏi luôn.

Đám hỏi nó được tổ chức thiệt to, rình rang có đến mười mấy mâm, ngót nghét cả hơn trăm người ngồi chén anh chén chú. Nhà gái tổ chức suốt cả ba hôm. Hôm đầu dành riêng cho bạn hầm mỏ. Những người biết khoét, biết đục ngồi vào xắt xé cả con lợn rừng thâu đêm suốt sáng. Hôm nhì cha vợ mời bạn buôn, hôm thứ ba mới chính thức đãi họ hàng thân tộc. Chia ra là vậy, chứ nhiều người dự suốt cả ba. Chẳng hạn như ông Du, khoét núi cũng ông, lựa đé để xay cũng ông, buôn vàng cũng ông. Và lại là họ hàng nhà cô dâu nữa. Ông Du dự tất. Miệng nói oang oang, tao gả cháu tao cho mày. Giống tao đưa vàng cho mày cầm, mày bỏ vàng tao giết.

Hôm tiếp họ có cả dàn âm thanh được thuê từ Đà Nẵng mang vào, thấy dàn loa đã khủng. Cha vợ bảo, đã chơi thì chơi cho đã, lâu mới có được dịp đãi chú đãi anh. Nhà chỉ có một đứa con, trông cho nó có chồng, dân xóm mỏ ai mà chả vậy. Nghề làm vàng cầu may nhưng lắm hoạ. Được ngày nào quý ngày đó. Có dịp cứ vui.

Đoàn họ nhà trai lên ba xe, mười bốn người, bảy nam bảy nữ. Họ đi thành một hàng, năm quả đỏ, vàng đeo đầy tay. Cha vợ hắn ra tận ngõ đón vào, cổ đeo một dây chuyền vàng nặng gần ba ký. Mẹ nó luôn nhoẽn miệng cười, chào chị chào anh. Duy nhất chỉ có cô dâu giờ còn đang ngái ngủ. Trẻ con mà, suốt mấy đêm rồi có ngủ được đâu. Chị trang điểm để nguyên cô dâu nằm mà tô son đánh phấn. Xong, gọi dậy ra chào họ hàng, lấy khen giấy gói vội cục ghèn còn đọng khoé mắt chưa kịp khô.

***
Thằng Nhỏ hỏi vợ xong là quay về cảnh bán buôn nơi xóm vàng kiếm lợi. Sức mạnh của đồng tiền làm nó quên mất chuyện đưa vợ xuống phố dạo chơi. Mẹ vợ bảo, hai đứa đi chơi đi, nó dạ ợm ờ rồi quên mất. Nó quyết chí kiếm tiền, sức mạnh đồng tiền lôi cuốn nó.

Khác với giới anh chị, trúng quả là hú nhau đi chơi, hết Đà Nẵng đến Quy Nhơn, thậm chí qua cả Cam mà đánh bạc. Thằng Nhỏ không ghiền cờ bạc, chẳng hút hít, rượu chè, gái gú. Thiệt hay!
Nó đam mê làm vàng và học võ. Ngày đi làm vàng, tối về học võ. Giới anh chị ở xóm vàng, ngay cả đám đòi nợ thuê cũng phải gờm nó. Nó không đi đòi nợ, nhưng không có tay giang hồ nào mua vàng của nó mà dám ợm ờ quỵt qua.

Nó học võ từ lúc mới lên năm, năm mười ba đã lên sàn đài thi đấu. Nó đấu chơi vài ba lần rồi nghỉ, không đấu nữa. Nhưng mỗi lần đi quyền là dân anh chị phải khiếp. Lực đấm của nó nặng cả tấn làm sập đổ cả tường đôi.

Vào hầm, có nó đi là không có thanh gỗ nào chắn cản, cho dù nặng cỡ mấy. Có nó trong nhà, cha vợ yên giấc ngủ ngon. Tính nó ít nói, nhưng đã nói là làm. Năm nay nó mới mười tám nhưng đã ra dáng rất đàn ông.

Mặt hàm ngài xẩu xương, lông mày dựng ngược. Lông ngực mọc dày rậm rịt Tướng mạo rất oai phong. Tướng dữ nhưng tính hiền. Nó chưa đánh ai, và cũng chẳng gây ai, ngược lại xóm mỏ ai cần gì nó giúp. Họ quý nó, đem vàng bán cho nó. Nó buôn may bán đắt là nhờ thế!

***
Từ ngày xóm mỏ đóng cửa để cho người Tàu vào khai thác, dân xóm mỏ hết làm vàng chuyển qua làm nghề khác. Người thì phá núi trồng keo, người thì quay về với cảnh cày sâu cuốc bẫm. Kẻ buôn dưa đổi nước kiếm sống qua ngày. Chỉ còn số ít mãi bám mỏ lén lút vào hầm tìm chút của rơi.

Người Trung Quốc rút đi, trên ra lệnh đánh sập cửa hầm. Dân làm vàng quay sang cửa hầm khác. Cảnh bắt bớ, rồi cảnh chốt chặn ngăn đường. Xóm mỏ quạnh hiu.

Thằng Nhỏ nghĩ cách mưu sinh. Nó không theo cha vợ ra Đà Nẵng mà ở lại xóm mỏ khởi nghiệp ngay chính mảnh vườn sũng ướt chó bỏ gà chê. Vợ nó bất đồng theo cha ra Đà Nẵng, mình nó ở lại cuốc bẫm cày sâu.

Nó không trồng sắn, trồng khoai mà chuyển qua trồng rau dớn. Loại rau mọc dọc suối nước thường ngày hay ngắt ngọn xào tỏi quen thuộc ở Quảng Nam. Ai cũng bảo nó hâm, sướng lại không ưng, ưng lao vào nghiệp khổ. Nó bỏ ngoài tai tất cả lời ra tiếng vào, quyết chí lập thân.

Nó tích cóp đất đai từ chỗ trũng sâu đến mõm đồi san bằng chia thửa. Mướn thêm đất ruộng, đất vườn của những nhà không có người làm để đất bỏ hoang. Nhỏ nhân giống dần ra, trồng thêm nhiều loại rau khác. Nào bí nào bầu, nào cải nào cà chua. Lấy thương hiệu rau dớn Quảng Nam, nó chở đi tiêu thụ trên khắp thị trường cả nước.

Theo Nhỏ, người dân khu xóm mỏ cũng chuyển nghề trồng rau sạch cung ứng cho các siêu thị và khách thập phương. Xóm mỏ ngày xưa giờ trở thành cánh đồng rau sạch. Nhà thằng Nhỏ trở thành cửa hàng buôn bán rau tươi.

***
Cái Thảo, vợ chưa cưới của thằng Nhỏ, từ đâu quay về tay cầm dây chuyền vàng nói với Nhỏ:
- Anh không theo em về phố Đà thì cho em trả lễ.

Nhỏ bảo em cứ cất vàng, xem như đó là quà cưới anh chúc mừng lúc em tìm được người chồng mà em yêu quý.
Nói thế, nhưng lòng Nhỏ rất buồn. Nhỏ điện cho cha mẹ vợ nói hết lời. Cảm ơn ông đã cưu mang mình và xin ông cho anh được ở lại quê nhà chăm lo mồ mả cha.

Thảo nhất quyết không nghe, cô nhất định chia tay. Nhỏ ôm lòng đành chịu gãy gánh cuộc tình đầu mãi nhớ mãi thương.

Xóm mỏ lại được dịp tám chuyện cười chê thằng Nhỏ mọc sừng, vợ bỏ vợ đi.

Mặc lời cười chê, Nhỏ đi vào cửa hang, xây mộ cha thật to, dựng bia, khắc lên đôi dòng: “Người giữ mỏ” rồi lẳng lặng quay về với cửa hàng buôn bán rau tươi.

Cần mẫn như con ong hút nhuỵ hoa thơm về chiết nên mật ngọt. Nhỏ cuốc đất làm vườn, chăm bón từng luống rau. Nhỏ kêu nhân công, thuê mướn kỹ sư, tự mày mò học làm rau sạch. Ý chí sẽ tôi luyện con người. Nghề trồng rau cũng giống nghề làm vàng phải cố mà tôi luyện.

Nhỏ nghĩ, lửa thử vàng gian nan thử sức. Mọi thất bại ban đầu đều là mẹ đẻ của thành công.
Rồi một hôm, cả nhà Thảo ngước mắt nhìn lên tivi thấy người ta vinh danh doanh nhân “Người làm vườn: Nguyễn Văn Nhỏ”. Thảo giật thốt ngậm ngùi khe khẽ ru con:

- À ời... cầm vàng mà lội qua sông... vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Trên đường về, Nhỏ nói với tôi:

- Chú cho xe vào quán ven sông, chú cháu mình thưởng thức hương vị đồng quê rau dớn xào tỏi ớt.

Tôi gật đầu, nhớ lại câu hát xa xưa.

Vũ Trường Anh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Bảo Hân phim "Về nhà đi con": 19 tuổi, tôi choáng ngợp vì sự nổi tiếng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động, diễn viên Bảo Hân từng nổi tiếng từ bộ phim "Về nhà đi con" chia sẻ về hành trình va vấp, trưởng thành khi nổi tiếng ở tuổi 19. Hiện, Bảo Hân đang lên sóng với phim "Không ngại cưới chỉ cần một lý do".

Nhiều yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường chứng khoán năm 2024

Gia Miêu |

Nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.