Thực hiện bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa Phi vật thể

ts. hà thanh vân |

Thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035.

Đến nay tại Việt Nam đã có 15 loại hình khác nhau được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. Có thể phân chia 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể này thành 2 nhóm: Loại hình tín ngưỡng gắn với việc thờ cúng, cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ; Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái...

Ngoài ra, còn có loại hình tín ngưỡng nghiêng về không gian lễ hội hay không gian văn hóa như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hay Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng...

Cố GS.TS. Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng truyền thống nói chung và về đạo Mẫu ở Việt Nam nói riêng.

Hình ảnh trong vở diễn “Tứ phủ” của đạo diễn Việt Tú. Ảnh: Ban tổ chức
Hình ảnh trong vở diễn “Tứ phủ” của đạo diễn Việt Tú. Ảnh: Ban tổ chức

Lúc sinh thời, GS.TS Ngô Đức Thịnh qua những bài phỏng vấn trên báo thường nhấn mạnh về việc cần lưu giữ và bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong cộng đồng. Quan điểm này được nhấn mạnh và đồng thuận qua Hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay” do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với trường Đại học Văn hóa TPHCM tổ chức tại TPHCM, nhân kỷ niệm 5 năm ngày tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, được tổ chức vào tháng 8.2022.

Chính phủ Việt Nam đã có những cơ chế, chính sách để bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản Văn hóa Phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như hỗ trợ, thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở địa phương, phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nghiên cứu khoa học, xuất bản tài liệu hướng dẫn; tổ chức triển lãm, trưng bày, trình diễn di sản tại bảo tàng...

Mặt khác, Hội thảo cũng lưu ý hiện tượng “Không thể phủ nhận các hoạt động đó đã huy động nguồn lực xã hội hóa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Theo điều 17 của Luật Di sản văn hóa quy định: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hệ thống các nghi lễ, trong đó quan trọng nhất và được công chúng biết đến nhiều nhất là các giá đồng hay còn gọi là hầu đồng.
Và sự trình diễn nghi lễ mang tính giới thiệu, quảng bá với những đối tượng công chúng nhất định.

Luật Di sản văn hóa đã viết: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Do đó, việc giữ gìn di sản văn hóa phải là việc chung của mọi công dân Việt Nam, với những hình thức phù hợp.

Ngày 29.11, nhân kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Khu di tích Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) và Phủ Quảng Cung (huyện Ý Yên), với sự tham gia của nhiều thanh đồng đến từ các tỉnh, thành phố.

Tại buổi thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Phủ Vân Cát (thuộc Khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản), Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Cường (thủ nhang Phủ Vân Cát, thuộc Khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho bết: "Tôi vinh dự được thực hành di sản hầu 3 giá gồm: Chầu Đệ Nhất, Quan Đệ Nhất và Ông Hoàng Mười. Trong đó, giá Ông Hoàng Mười với trang phục áo dài luôn được thêu rồng và có màu vàng tượng trưng cho sự 'Hào hoa phong nhã, có tài thơ phú hơn người' nên khi hầu, tôi biểu diễn múa cờ và phong thái khoan thai. Về nguyên tắc, mỗi giá đồng thờ một vị thần linh đều có trang phục riêng nên hầu xong một giá, tôi được các hầu dâng che khăn phủ diện để đổi trang phục mới".

Để thực hiện các giá đồng, với các Thánh nam (từ hàng Quan đến hàng Ông Hoàng, hàng Cậu), thanh đồng có những trang phục riêng, tùy theo vị Thánh đó thuộc hàng quan văn hay quan võ, độ tuổi và tính cách của vị Thánh.

Còn đối với các giá hầu Thánh nữ, trang phục phong phú, đa dạng hơn. Như giá chầu Đệ nhị Thượng ngàn cần có trang phục áo dài gấm thêu hoa văn rực rỡ, kiềng vàng, đầu đội khăn xếp, thanh đồng biểu diễn những bước nhún nhảy, hòa cùng điệu nhạc chầu văn rộn ràng.

Tuy nhiên, bộ áo dài vẫn là trang phục chính, với màu sắc, kiểu dáng khác nhau để phù hợp với từng giá. Ngoài ra, thanh đồng còn có đồ trang sức; các loại khăn, dải khăn quấn đầu; dây lưng; quạt lông nhiều màu sắc...

Nhiều thanh đồng cho hay, nghi lễ hầu đồng diễn ra quanh năm, nhất là vào các dịp quan trọng như dịp hầu Thượng nguyên (tháng Giêng), hầu vào hè (tháng Tư), hầu ra hè (tháng Bảy) hay hầu Tất niên (tháng Chạp)... Trong nghi lễ hầu đồng còn có sự kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian như: Trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian...

Lương Hà

ts. hà thanh vân
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại Nhà văn hóa 3/2 tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Tối ngày 10.10, tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng TP Rạch Giá đã diễn ra lễ khai mạc và đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.

Kiến nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho nhân viên thư viện trường học

Vân Hà |

Tập thể nhân viên thư viện tại nhiều trường học trong toàn quốc vừa có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm để đảm bảo lương, quyền lợi cho mình.

EU lo ông Donald Trump quay lại làm tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Lo ngại việc ông Donald Trump có thể quay lại làm tổng thống Mỹ, các nước EU được cho là đã cử đặc phái viên tới Mỹ để tìm hiểu lập trường của cựu tổng thống về NATO.

Quảng Nam tạm dừng hỗ trợ từ nguồn Quỹ Khám chữa bệnh người nghèo

Hoàng Bin |

Được thành lập từ năm 2013 đến nay, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) người nghèo tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân nghèo an tâm điều trị, nhất là những ca bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, từ ngày 1.12.2023, Quỹ đã ngừng chi hỗ trợ theo quy định mới.

Danh hiệu NSND - niềm vui đi kèm trách nhiệm

NGỌC DỦ |

Các nghệ sĩ như Trịnh Kim Chi, Mỹ Uyên vừa được phong tặng danh hiệu NSND sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật chăm chỉ. Với họ, danh hiệu này rất cao quý, vừa là niềm hãnh diện cũng là áp lực và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh với công chúng.

Hiểm họa pháo tự chế dịp cận Tết

Tuấn Trường |

Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình hình sản xuất pháo đang diễn ra phức tạp, nhiều vụ thương vong đã xảy ra. Cơ quan chức năng đang khẩn trương ngăn chặn tình trạng này.

Việt Nam có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại Nhà văn hóa 3/2 tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nguyễn Trung Trực

NGUYÊN ANH |

Tối ngày 10.10, tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng TP Rạch Giá đã diễn ra lễ khai mạc và đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.