Việt Nam có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại Nhà văn hóa 3/2 tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Việt Nam có gần 7 vạn di sản VHPVT đã được kiểm kê

Công ước về Bảo vệ DSVHPVT được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 5.9.2005, Việt Nam chính thức tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực DSVHPVT với UNESCO và các nước trên thế giới.

Được biết, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam. Cho tới nay, sau 18 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã có 15 DSVHPVT được Ủy ban ghi vào danh sách DSVHPVT đại diện và danh sách DSVHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp.

Theo báo cáo, đến nay, Việt Nam đã có gần 7 vạn DSVHPVT đã được kiểm kê. Trong đó, có 500 DSVHPVT đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh vào các danh sách bao gồm: 13 DSVHPVT trong danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại và 2 DSVHPVT trong danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp, phân bố ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, có 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT).

Báo cáo tổng hợp tình hình triển khai Công ước 2003 tại Việt Nam và bảo vệ, phát huy giá trị DSVHPVT thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại hội nghị, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh, hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ khoa học DSVHPVT đã và đang giúp cho các nhà quản lý, nghiên cứu về di sản văn hóa nhận diện rõ hơn về di sản.

Nỗ lực không ngừng, trách nhiệm bảo vệ DSVHPVT của nhân loại

Tháng 12.2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp, sau đó, ghi danh vào danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại.

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền cho biết thêm, thời gian tới, nhằm tiếp tục thực hiện Luật Di sản văn hóa, Công ước 2003 và vai trò là ủy viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003, Việt Nam tích cực và tiếp tục thực hiện các hoạt động.

Theo đó, thúc đẩy các mục tiêu của Công ước 2003, đưa ra sự tin cậy về các thực hành tốt, khuyến nghị về các biện pháp, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của việc ghi danh. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc bảo vệ DSVHPVT. Tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và tích cực trong việc tăng cường thúc đẩy sự phát triển của Công ước trên tinh thần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định tại hướng dẫn thực hiện Công ước,...

NNƯT Vũ Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ và Phát huy di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Nam Định chia sẻ, các hoạt động của cộng đồng trong việc bảo tồn và truyền dạy các giá trị của di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Nam Định sau khi được UNESCO ghi danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại được sự đồng thuận rất cao của cộng đồng, chủ thể thực hành di sản, cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ và phát huy di sản.

“Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, quảng bá chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của di sản; nhiều chủ thể nắm và thực hành di sản, được coi là “báu vật sống” thì phần lớn đã cao tuổi, sức khoẻ yếu nên việc truyền dạy gặp nhiều khó khăn; việc vinh danh các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực còn hạn chế, chưa kịp thời;...” - NSƯT Vũ Thanh Bình nói.

Đặc biệt, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO và Công ước 2003.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Nghề dệt đũi Nam Cao được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lương Hà |

Thái Bình -  Ngày 17.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức lễ kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.

Lễ cải táng của người Pa Kô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

HƯNG THƠ |

Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã công bố lễ hội Ariêu piing (lễ cải táng) của đồng bào Pa Kô ở phía Tây tỉnh Quảng Trị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đoàn Hưng |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa 5 Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian trong tỉnh Quảng Ninh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NGUYÊN ANH - TIẾN DŨNG |

Tại Lễ khai mạc diễn ra vào tối ngày 10.10, tỉnh Kiên Giang đã vinh dự đón nhận Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.

Tường thuật phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 1.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội, diễn ra phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Dùng hơn 19.000 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội quyết nghị thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

1.100 đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam viếng Lăng Bác

NHÓM PV |

Sáng 1.12, trước khi diễn ra phiên thứ Nhất của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, 1.100 đại biểu dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Nghề dệt đũi Nam Cao được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lương Hà |

Thái Bình -  Ngày 17.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức lễ kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.

Lễ cải táng của người Pa Kô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

HƯNG THƠ |

Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã công bố lễ hội Ariêu piing (lễ cải táng) của đồng bào Pa Kô ở phía Tây tỉnh Quảng Trị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đoàn Hưng |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa 5 Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian trong tỉnh Quảng Ninh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NGUYÊN ANH - TIẾN DŨNG |

Tại Lễ khai mạc diễn ra vào tối ngày 10.10, tỉnh Kiên Giang đã vinh dự đón nhận Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.