Kiến nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho nhân viên thư viện trường học

Vân Hà |

Tập thể nhân viên thư viện tại nhiều trường học trong toàn quốc vừa có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm để đảm bảo lương, quyền lợi cho mình.

Công việc áp lực, lương, thu nhập chưa tương xứng

Theo đó, trong đơn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tập thể nhân viên thư viện công tác tại nhiều tỉnh thành cho rằng, hiện nay, ngoài những nhiệm vụ giảng dạy thư viện cũng như tiết đọc và trợ giảng cho giáo viên dạy tiết tại thư viện thì cán bộ thư viện còn phải thực hiện rất nhiều công việc khác.

Cụ thể, các thầy cô phải phục vụ và hướng dẫn các em đọc, nghiên cứu những loại sách theo chương trình giáo dục phổ thông...

"Chúng tôi đang được xếp vào tổ văn phòng, hưởng lương và làm việc của nhân viên hành chính. Theo yêu cầu mới, nhân viên thư viện còn phải học hỏi, trau dồi thêm kiến thức như phần mềm thư viện, thư viện số, thư viện điện tử, liên thông thư viện, phải soạn giáo án tiết đọc thư viện và lên lớp như một giáo viên, ngoài ra còn trợ giảng cho giáo viên dạy tiết học tại thư viện.

Vì thế, việc xếp nhân viên thư viện vào chuyên môn dùng chung như văn thư, kế toán như hiện nay là chưa phù hợp với đặc thù công việc của chúng tôi" – tập thể nhân viên thư viện kiến nghị.

Nhân viên thư viện trường học làm việc như những giáo viên nhưng lại không được hưởng phụ cấp, chế độ. Ảnh: NVCC
Nhân viên thư viện trường học làm việc như những giáo viên nhưng lại không được hưởng phụ cấp, chế độ. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, hiện nhiều nhà trường khi không đủ số lượng nhân viên theo các vị trí việc làm và theo định mức biên chế, thì hầu như nhóm thư viện ngoài làm những công việc theo yêu cầu chuyên môn phải kiêm thêm một số công việc hành chính như Văn phòng, Y tế, Thủ quỹ, Thiết bị, Văn thư, Đoàn, Đội... và những công việc do hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giao.

Về thu nhập, nhiều nhân viên thư viện cho rằng, ngoài mức lương cơ bản theo quy định và có thể có mức phụ cấp độc hại (tùy một số huyện áp dụng, một số huyện không áp dụng) cho nhân viên thư viện, họ không được hưởng bất kỳ khoản phụ cấp hay thu nhập nào thêm.

Trong khi đó, như đã nói ở trên, ngoài làm công việc chuyên môn chính, nhân viên thư viện trường học còn phải soạn giáo án tiết đọc thư viện và lên lớp như một giáo viên, ngoài ra còn trợ giảng cho giáo viên dạy tiết học tại thư viện.

Điều này khiến họ trăn trở, cùng thực hiện các công việc chuyên môn tương đồng, nhưng nhân viên thư viện lại không có bất kỳ một ưu đãi phụ cấp nào, chẳng hạn như phụ cấp 35% đứng lớp của giáo viên tiểu học và 30% phụ cấp đứng lớp của giáo viên trung học...

Chưa kể, giáo viên nếu phải làm thêm nhiệm vụ hay giữ chức vụ gì thì đều có tiền phụ cấp, có những nhiệm vụ còn được giảm thêm tiết theo định mức hoặc tính thêm giờ, nhưng nhân viên thư viện thì không.

Kiến nghị xếp lại vị trí việc làm

Từ những bất cập trên, các nhân viên thư viện trường học có chung kiến nghị Bộ GDĐT chuyển xếp vị trí việc làm cho nhân viên thư viện từ chuyên môn dùng chung sang vị trí chuyên ngành giáo viên thư viện để họ được hưởng hưởng quyền lợi như giáo viên đứng lớp đúng với đặc thù công việc đang thực hiện.

“Đồng thời, có văn bản chỉ đạo về chế độ kiêm nhiệm đối với chúng tôi (nếu làm công tác kiêm nhiệm) cũng như các văn bản liên quan đến chế độ độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật”- tập thể nhân viên thư viện kiến nghị.

Trước đó, tại cuộc gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên hồi giữa tháng 8, vấn đề lương và phụ cấp của đội ngũ nhân viên trong trường học cũng là điều khiến Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trăn trở.

Theo ông Sơn, dù là một phần quan trọng trong cơ sở giáo dục, nhưng nhân viên trường học thu nhập thấp hơn so với nhà giáo và không được hưởng một số phụ cấp, như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên.

Bộ GDĐT hiện có kiến nghị tăng một số vị trí việc làm; thống nhất cần biện pháp kiến nghị để tăng lương, thu nhập cho nhóm này. Tuy nhiên, ông Sơn cũng chia sẻ, về vấn đề lương, ngành giáo dục không thể tự quyết mà cần phải làm việc với các bộ ngành, đặc biệt Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cấp cao hơn.

“Chúng ta cần kiên trì kiến nghị. Ngoài ra, bản thân các trường học, các nhân viên trường học, các nhà giáo cũng cần có kiến nghị, lên tiếng nhiều hơn nữa để thuận cho việc đề xuất chính sách” - ông Sơn cho hay.

Nên coi cán bộ thư viện trường học như giáo viên

Tại Quyết định 61/1998 BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông ngày 6.11.1998 ở Chương III điều 7: Tổ chức và phương thức hoạt động của thư viện trường phổ thông có quy định các nhiệm vụ đội ngũ thư viện cần làm. Từ quyết định này cho thấy thư viện có nhiệm vụ giảng dạy thư viện cho học sinh và là giáo viên phụ trách thư viện.

Tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông:

Người làm công tác thư viện có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức các tiết đọc tại thư viện…

Đối với thư viện trường tiểu học: Hoạt động tiết đọc tại thư viện bảo đảm tối thiểu 2 tiết/học kỳ/lớp, nội dung do Hiệu trưởng trường tiểu học quy định phù hợp với chương trình giáo dục…

Đối với trường Trung học, Thông tư quy định: Hoạt động tiết đọc tại thư viện bảo đảm tối thiểu 3 tiết/học kỳ/lớp, nội dung do hiệu trưởng trường trung học quy định phù hợp với chương trình giáo dục…

Từ những quy định trên, rất cần nhìn nhận đúng vai trò của thư viện trường học trong quá trình dạy và học; từ đó tạo cơ hội để cán bộ thư viện trường học thể hiện vai trò của mình. Trong đó, cần coi cán bộ thư viện trường học như giáo viên.

Vân Hà
TIN LIÊN QUAN

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Vụ cô giáo bị học sinh bạo hành dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục

Tường Vân thực hiện |

Những ngày qua, vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hành vi bạo hành cô giáo ngay tại lớp học đã khiến dư luận xôn xao và bức xúc. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT xoay quanh vụ việc này.

Quy định về vị trí việc làm trong trường mầm non công lập

Vân Trang |

Từ ngày 16.12.2023, quy định về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công công lập có hiệu lực.

Võ Thị Mỹ Tiên - Cô gái 18 tuổi dậy sóng đường đua xanh

HOÀI VIỆT |

Võ Thị Mỹ Tiên có gương mặt khả ái và giọng nói truyền cảm. Năm nay, nữ tuyển thủ bơi lội người Long An đã nhận danh hiệu vận động viên nữ bơi xuất sắc nhất sau khi kết thúc giải các vận động viên xuất sắc toàn quốc 2023 (bế mạc ngày 12.12 tại Tây Ninh). Mỹ Tiên có thể chưa vượt trội như Nguyễn Thị Ánh Viên trước đây nhưng hiện tại, cô là người giành nhiều huy chương nhất tại các giải bơi quốc nội.

Tiên phong đầu tư chục tỉ đồng trồng lan hồ điệp trên vùng biển khắc nghiệt

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dù lần đầu tiên trồng lan hồ điệp trên vùng đất khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh nhưng anh Phạm Văn Huy (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn táo bạo đầu tư cả chục tỉ đồng trồng trong nhà lưới bước đầu đã cho hiệu quả hơn cả mong đợi.

Show Chị đẹp thu hút khán giả bởi những tranh cãi?

Anh Trang |

Chị đẹp Thu Phương từng chia sẻ, chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" tạo nên sức hút với công chúng nhờ "mưa dầm thấm lâu".

Một ôtô ở Hà Nội mỗi ngày vi phạm tốc độ gần 40 lần

KHÁNH AN |

Trong 15 ngày đầu tháng 12, một xe hợp đồng tại Hà Nội vi phạm tốc độ 561 lần. Như vậy, trung bình một ngày, ôtô này vi phạm tốc độ gần 40 lần.

Video bàn thắng trận Bình Định - Thể Công Viettel tại vòng 7 V.League

HOÀNG HUÊ (NGUỒN: FPT PLAY) |

Thể Công Viettel nhận thất bại 1-4 trước Bình Định tại vòng 7 Night Wolf V.League 2023-2024. Xem Night Wolf V.League 2023-2024 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn.

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Vụ cô giáo bị học sinh bạo hành dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục

Tường Vân thực hiện |

Những ngày qua, vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hành vi bạo hành cô giáo ngay tại lớp học đã khiến dư luận xôn xao và bức xúc. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT xoay quanh vụ việc này.

Quy định về vị trí việc làm trong trường mầm non công lập

Vân Trang |

Từ ngày 16.12.2023, quy định về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công công lập có hiệu lực.