Quảng Nam tạm dừng hỗ trợ từ nguồn Quỹ Khám chữa bệnh người nghèo

Hoàng Bin |

Được thành lập từ năm 2013 đến nay, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) người nghèo tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân nghèo an tâm điều trị, nhất là những ca bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, từ ngày 1.12.2023, Quỹ đã ngừng chi hỗ trợ theo quy định mới.

Chính sách nhân văn

Năm 2013, Ban Quản lý Quỹ KCB người nghèo tỉnh Quảng Nam được thành lập và bắt đầu hỗ trợ từ quý III/2014. Từ nguồn Quỹ này, người bệnh có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam, thực hiện KCB tại các bệnh viện công lập theo đúng tuyến (gồm hộ nghèo; hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng khó khăn được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên) được hưởng chế độ hỗ trợ bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

Ngoài hỗ trợ chi phí KCB, chi phí đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện; các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà, nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ, Quỹ KCB người nghèo cũng sẽ trích kinh phí hỗ trợ.

Người nghèo đang phải điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim không có thẻ bảo hiểm y tế cũng được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí KCB và tiền ăn, vận chuyển.

Chị Phạm Thị Linh, ở xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ cho biết, năm 2021 chồng chị bị tai nạn giao thông, thương tích rất nặng, sau một thời gian điều trị lại phát sinh biến chứng tai biến mạch máu não, sức khỏe ngày càng yếu và kinh tế cũng khánh kiệt.

Trong những ngày nằm viện, chi phí điều trị bệnh hầu như được thanh toán bảo hiểm y tế, còn một số chi phí sinh hoạt khác gia đình tự lo. Mỗi lần nằm viện điều trị 20 ngày, gia đình được bệnh viện đa khoa tỉnh hướng dẫn các thủ tục để được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ KCB cho người nghèo. Sự hỗ trợ kịp thời tiếp thêm động lực để gia đình chị bền bỉ chữa chạy cho người thân - chị Linh chia sẻ.

Tạm dừng tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ từ ngày 1.12.2023

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, trung bình mỗi năm có hơn 20 nghìn trường hợp được chi hỗ trợ từ Quỹ KCB người nghèo của tỉnh với tổng chi phí hơn 10 tỉ đồng/năm. Năm 2023, Quỹ KCB người nghèo được tỉnh Quảng Nam bố trí hơn 14,6 tỉ đồng để chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền điều trị cho các đối tượng là người nghèo, dân tộc thiểu số, người bệnh nặng.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1.12.2023, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và các cơ sở y tế công lập tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chi hỗ trợ KCB cho người nghèo từ nguồn kinh phí của Quỹ KCB người nghèo. Đồng thời, từ ngày 1.1.2024 không bố trí dự toán cho Quỹ KCB người nghèo tỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp.

Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam lý giải, theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Luật Khám, chữa bệnh năm 2023, việc phân bổ từ ngân sách cho Quỹ KCB là chưa đúng quy định. Do đó, Sở Tài chính đã có công văn đề xuất dừng việc chi hỗ trợ này.

Ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế - cho biết, Sở đã thông báo cho các đơn vị trực thuộc và nhóm đối tượng được hỗ trợ về quy định mới. Đồng thời rà soát, đối chiếu số kinh phí đã chi với kinh phí được cấp năm 2023 nhằm hạn chế chi vượt dự toán.

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, từ 1.1.2017 ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Quỹ KCB cho người nghèo. Vì vậy, Quỹ đã không còn được duy trì là Quỹ tài chính Nhà nước mà chỉ còn có thể hoạt động dưới loại hình là Quỹ xã hội từ thiện.

Sau khi dừng hỗ trợ từ Quỹ KCB cho người nghèo, các đơn vị tùy theo khả năng nguồn tài chính trích lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho đối tượng chính sách thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia đình có khó khăn về kinh tế theo quy định tại của Nghị định số 60.2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh BHYT đem lại nhiều lợi ích cho người dân

Hà Anh |

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư trong công tác khám chữa bệnh BHYT.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng giấy hay điện tử?

Hà Lê |

Vai trò của giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án… nên việc chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử thì phù hợp?

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Lạc trong ma trận hoa quả nhập khẩu giá rẻ

Thu Giang - Anh Huy |

Được quảng cáo là hoa quả ngoại, hàng nhập khẩu 100%, thế nhưng nhiều loại trái cây đang được bày bán tràn lan ở các khu chợ dân sinh Hà Nội dịp cận Tết, nhưng không rõ nguồn gốc, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mở cơ chế để phát triển ga liên vận quốc tế

Hiếu Anh |

Ngành đường sắt Việt Nam đang tích cực tham gia liên vận quốc tế, nhưng cơ chế hiện hành vẫn chưa “cởi trói” cho vận chuyển quốc tế ngành đường sắt.

Cuộc đua Quả bóng Vàng 2023 chờ ngã rẽ phút cuối

TAM NGUYÊN |

Năm 2023, bóng đá Việt Nam sẽ có chủ nhân mới cho giải Quả bóng Vàng, nhưng sẽ là ai khi năm thứ hai liên tiếp không có cá nhân nào thực sự nổi bật.

Sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh BHYT đem lại nhiều lợi ích cho người dân

Hà Anh |

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư trong công tác khám chữa bệnh BHYT.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng giấy hay điện tử?

Hà Lê |

Vai trò của giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án… nên việc chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử thì phù hợp?