Thời hoàng kim đã xa

Thanh Hà |

Một bản sắc văn hóa hình thành trong nhiều thập kỷ đang bị đe dọa khi các chủ rạp chiếu phim nhỏ ở Ấn Độ phải vật lộn để tồn tại trước cuộc càn quét của sóng thần công nghệ.

Rung chấn lan rộng

Người đàn ông Ấn Độ Tirupur Subramaniam dành cả cuộc đời trong ngành kinh doanh phim ảnh, từ bán vé tại rạp chiếu phim nhỏ của gia đình đến làm lãnh đạo Hiệp hội chủ rạp chiếu phim Tamil Nadu. Nhưng hiện tại, nhà phân phối phim 73 tuổi cảm thấy thời kỳ hoàng kim của truyền thống xem phim chiếu rạp ở Ấn Độ đang dần phai nhạt. "Việc điều hành một rạp chiếu phim ở Ấn Độ không còn sinh lời nữa" - ông Subramaniam chia sẻ với SCMP khi đang khảo sát tại chuỗi rạp Sri Sakthi.

Chia sẻ này phản ánh sự thay đổi lớn đang lan rộng khắp ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới, nơi sản xuất gần 2.000 bộ phim mỗi năm bằng 20 ngôn ngữ khác nhau. Trên khắp Ấn Độ, những rạp chiếu phim đang đóng cửa với tốc độ đáng báo động và được chuyển đổi sang nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ làm chung cư tới địa điểm tổ chức đám cưới.

Mặt tiền của một cụm rạp chiếu phim ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Mặt tiền của một cụm rạp chiếu phim ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Những dữ kiện này kể một câu chuyện đáng chú ý: Một thập kỷ trước, Ấn Độ có hơn 10.000 rạp chiếu phim màn hình đơn. Hiện nay, con số này giảm xuống còn hơn 9.000, với ít nhất 10% trong số đó đang không hoạt động. Suy giảm rõ rệt nhất ở Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ, nơi hiệp hội của ông Subramaniam ước tính hơn 1.500 rạp đã đóng cửa, chỉ còn lại 1.165 màn hình ở các cụm rạp hiện đại. "Đầu những năm 2000, Tamil Nadu có khoảng 4.000 màn hình. Hiện giờ con số đó đã giảm dần" - ông Subramaniam nói.

Chỉ số mới nhất về những khó khăn của ngành chiếu phim ở Ấn Độ đến từ PVR-Inox - chuỗi cụm rạp lớn nhất Ấn Độ đồng thời là chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ 5 thế giới. Gần đây, PVR-Inox công bố khoản lỗ ròng 1,79 tỉ rupee (21,4 triệu USD) - gần gấp đôi so với năm trước - do hàng loạt phim gặp thất bại về doanh thu phòng vé. Năm ngoái, gã khổng lồ PVR-Inox đóng cửa 62 rạp chiếu phim hoạt động kém hiệu quả và 70 cơ sở nữa dự kiến ​​đóng cửa trong năm nay. Cuộc sáp nhập của PVR và Inox đầu năm 2023 từng được coi là động thái chiến lược để củng cố ngành công nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lượng khán giả, các nền tảng phát trực tuyến không ngừng lớn mạnh.

Những đòn giáng liên tiếp

Ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ nổi tiếng và thu hút khán giả toàn cầu ở sự đa dạng, giống như bức tranh có nhiều lớp, đa sắc thái, từ ca hát, vũ đạo tới trang phục lộng lẫy. Từ các tác phẩm tiếng Hindi của Bollywood đến các dự án địa phương phát triển mạnh tại các trung tâm khu vực của đất nước, nền điện ảnh Ấn Độ hiện đang thu hút được lượng khán giả lớn vượt ra khỏi biên giới.

Tuy nhiên, những sân khấu lớn để giới thiệu sự phong phú của điện ảnh Ấn Độ đang dần bị thu hẹp. Đại dịch COVID-19 giáng một đòn mạnh vào ngành này. Lệnh phong tỏa làm tê liệt hoạt động sản xuất phim và khiến lượng khán giả đến rạp giảm sâu. Năm 2023, lượng khán giả đến rạp ở Ấn Độ đã phục hồi phần nào nhưng các báo cáo ước tính lượng người đến rạp hàng năm vẫn chỉ vào khoảng 900 triệu - một khoảng cách rất xa so với mức cao nhất là 1,4 tỉ người trước đại dịch.

Tượng sáp của nam diễn viên Bollywood Ấn Độ - Shah Rukh Khan tại Madame Tussauds Delhi ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Tượng sáp của nam diễn viên Bollywood Ấn Độ - Shah Rukh Khan tại Madame Tussauds Delhi ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Các nhà phân tích chỉ ra, hàng loạt yếu tố dẫn tới sự sụt giảm này, trong đó có việc ngày càng nhiều dịch vụ phát trực tuyến và chơi game phát triển trong thời kỳ đại dịch.

Đã qua rồi cái thời của những rạp chiếu phim mang đậm dấu ấn cá nhân mà Ziya Us Salam - nhà phê bình văn học và là tác giả của cuốn sách "Delhi 4 Shows: Talkies of Yesteryear" vẫn nhớ như in từ thời thơ ấu. Vào những năm 1980, rạp chiếu phim Hans Cinema ở New Delhi nổi tiếng với việc dùng xe xích lô có gắn loa đi qua những con phố của Thủ đô để thông báo rộn ràng về những bộ phim mới ra mắt. Gần đó, rạp chiếu phim Robin cũng có cách tiếp cận khác biệt, đóng dấu tên phim và thời gian chiếu trực tiếp lên cổ tay của những khách hàng thân thiết. Đây là những rạp chiếu phim có bản sắc riêng, phục vụ cho những khán giả có niềm đam mê phim ảnh. Ngày nay, rạp chiếu phim ở Ấn Độ hầu như "đã tạm biệt sự đa dạng đó. "Tất cả những rạp chiếu phim này đang chết dần, chết mòn" - ông Salam cho biết.

Thách thức hiện sinh

Với dân số 1,4 tỉ người và lực lượng thanh thiếu niên am hiểu công nghệ, sử dụng điện thoại thông minh với thu nhập khả dụng dồi dào, là thế lực không thể ngăn cản đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số rộng lớn hơn đang định hình lại mạnh mẽ thị trường phim ảnh ở Ấn Độ.

Bharadwaj Rangan - nhà phê bình phim nổi tiếng điều hành kênh YouTube Galatta Plus - cho biết, sự phát triển của Internet tốc độ cao và việc các nền tảng phát trực tuyến hay OTT tăng cao "đã chiếm lĩnh một phần đáng kể hoạt động kinh doanh rạp chiếu phim". Rạp chiếu phim không còn là nơi xem phim tập thể, nơi các gia đình tụ họp để chia sẻ trải nghiệm điện ảnh chung. Ngày nay, mỗi cá nhân có xu hướng chọn nội dung theo yêu cầu, được cá nhân hóa, xem phim theo cách riêng và theo lịch trình riêng. "Điều đã thay đổi mọi thứ chính là điện thoại thông minh. Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là mỗi người dường như đều thích xem những thứ khác nhau và vào thời điểm khác nhau" - ông Rangan cho biết.

Những biến chuyển này đặt ra thách thức hiện sinh với các rạp chiếu phim nổi tiếng của Ấn Độ - những nơi vốn có mặt tiền lớn, độc lập và bản sắc riêng trong lịch sử. Chủ sở hữu rạp chiếu phim Tirupur Subramaniam cảnh báo, nếu không có điều chỉnh nhanh chóng, sự kết hợp của kỹ thuật số phát triển mạnh cùng với giá vé xem phim đắt có thể là hồi chuông báo tử cho những rạp chiếu phim từng mang tính biểu tượng ở Ấn Độ.

Ngành công nghiệp phát trực tuyến có tính cạnh tranh khốc liệt. Ấn Độ hiện có hơn 100 triệu người theo dõi trả phí trên nhiều nền tảng OTT khác nhau của nội địa và quốc tế. Các nền tảng như: Amazon Prime, Netflix, JioCinema, Disney+ Hotstar và Sony Liv liên tục cạnh tranh để giành quyền thống trị tại đất nước đông dân nhất thế giới.

Theo ông Tirupur Subramaniam, cuộc chiến phát trực tuyến về cơ bản đã viết lại các quy tắc tiêu thụ nội dung. "Sẽ là thời điểm khó khăn với màn ảnh rộng cho tới khi ngành công nghiệp Ấn Độ đạt đến trình độ của Hollywood là sản xuất ít nhất một bộ phim bom tấn hoặc quy mô lớn mỗi tháng" - ông Rangan lưu ý.

Tuy nhiên, khi cơn sóng thần công nghệ quét qua toàn ngành, ông Tirupur Subramaniam cũng có lời nhắc nhở nghiêm túc về những gì có thể bị mất. "Chỉ có rạp chiếu phim mới có thể tạo ra sức mạnh và hào quang của những ngôi sao" - ông nói. Nếu những thánh đường của phim ảnh khuất phục trước cuộc tấn công kỹ thuật số, Ấn Độ có thể sẽ phải tạm biệt những tượng đài "siêu sao". "Sẽ không còn siêu sao hay bất kỳ ngôi sao nào khác ở Ấn Độ nữa” - ông Subramaniam cho biết.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Xem phim lậu gây thiệt hại hàng tỉ USD cho công nghiệp điện ảnh

Hào Hoa - Phương Chi |

Vấn nạn phân phối bất hợp pháp các tác phẩm điện ảnh đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghịch cảnh cho thấy, khi công nghệ hiện đại càng phát triển, việc xem phim lậu càng trở nên dễ dàng, đơn giản hơn. Tại Việt Nam, nhiều nhà sản xuất đã bật khóc khi nhắc đến tình trạng quay lén, xem lậu phim đang diễn ra tràn lan.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Phim điện ảnh mời Jisoo (Blackpink) được đầu tư kinh phí sản xuất 5 phần

dương hương |

Ngày 24.10, thông tin Jisoo (Blackpink) được mời đảm nhận một vai diễn quan trọng trong phim điện ảnh “Omniscient Reader's Perspective” (Toàn trí độc giả) chuyển thể từ webtoon cùng tên gây xôn xao.

TP Phú Quốc có tân Chủ tịch

NGUYÊN ANH |

Ông Trần Minh Khoa - Phó Bí thư Thành ủy Phú Quốc - được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Phú Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trường chi trả chế độ, có giáo viên ở Bình Định vẫn "trắng tay"

Hoài Phương |

Bình Định - Sau 5 tháng "đòi quyền lợi", giáo viên ở huyện Vân Canh đã được trả tiền chế độ. Tuy nhiên, có giáo viên vẫn "trắng tay" do áp dụng cách tính "mới".

Sạt lở, đá lăn, nhiều tuyến giao thông ở Sơn La bị chia cắt

Khánh Linh |

Sơn La - Sạt lở khiến nhiều tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn đã bị chia cắt.

Ông Lưu Văn Bản được giao quyền Chủ tịch UBND Hải Dương

Hoàng Khôi |

Ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương vừa được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh.

Hỏa lực Nga đánh bại binh lực Ukraina khắp tỉnh Kursk

Ngọc Vân |

Quân đội Nga giáng đòn đánh bại lực lượng vũ trang Ukraina tại 11 điểm dân cư tỉnh Kursk.

Xem phim lậu gây thiệt hại hàng tỉ USD cho công nghiệp điện ảnh

Hào Hoa - Phương Chi |

Vấn nạn phân phối bất hợp pháp các tác phẩm điện ảnh đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghịch cảnh cho thấy, khi công nghệ hiện đại càng phát triển, việc xem phim lậu càng trở nên dễ dàng, đơn giản hơn. Tại Việt Nam, nhiều nhà sản xuất đã bật khóc khi nhắc đến tình trạng quay lén, xem lậu phim đang diễn ra tràn lan.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Phim điện ảnh mời Jisoo (Blackpink) được đầu tư kinh phí sản xuất 5 phần

dương hương |

Ngày 24.10, thông tin Jisoo (Blackpink) được mời đảm nhận một vai diễn quan trọng trong phim điện ảnh “Omniscient Reader's Perspective” (Toàn trí độc giả) chuyển thể từ webtoon cùng tên gây xôn xao.