Thi THPT Quốc gia 2018: Mong muốn giữ nguyên phương án thi năm 2017

trà my |

Để chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2018, mới đây Bộ GD-ĐT có văn bản gửi tới các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên để lấy ý kiến về phương án thi THPT Quốc gia 2018. Và những nỗi lo lại ùa về trong mỗi cô cậu học trò cuối cấp.

Học sinh bối rối trước 2 phương án dự kiến

Ngay từ khi bước vào cấp 3 Nguyễn Ngọc Ánh (học sinh lớp 12, trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đã cùng các bạn lên kế hoạch học tập cũng như định hướng trong việc chọn trường, chọn nghề sau khi hết phổ thông. Tâm trạng lo lắng và có chút bối rối Ngọc Ánh chia sẻ: “Ngay từ khi bước vào lớp 10, em thấy các anh chị cuối cấp lúc đó đã phải thay đổi từ phương án thi, cách thi. Lúc đó, em cảm thấy an tâm và nghĩ đến thời điểm mình sẽ cứ thế mà thi và Bộ đã chốt phương án tối ưu nhất rồi. Thế nhưng, mùa tuyển sinh đại học vừa rồi nhiều anh chị khóa trên thi 29,25 điểm vẫn trượt trường Y hay 30,5 điểm mới vào được trường Học viện An ninh nhân dân. Trước em “ôm giấc mơ” vào Học viện An ninh nhân dân nhưng giờ phải chuyển hướng”.

Cũng tâm trạng như Ngọc Ánh, Nguyễn Vân Anh (học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức, Hà Nội) cho biết: “Nhắc đến phương án thi, lấy ý kiến... mà cả lớp em loạn cả lên. Giờ lên lớp học chính, học thêm bạn nào cũng chủ đề phương án thi, không biết liệu Bộ GD-ĐT sẽ chốt phương án nào? Nhưng em vẫn mong là Bộ GD-ĐT giữ nguyên phương án như ban đầu. Còn đề thi thì nên mang tính phân loại cao hơn”.

Phụ huynh mong Bộ sớm chốt phương án thi

Có con trai đầu năm nay vào cuối cấp, gia đình chị Nguyễn Mai Phương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn bám sát những thông tin mới nhất về tuyển sinh nhất là khi nghe báo, đài đưa tin về Bộ GD-ĐT đưa ra dự kiến phương án cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Chị Phương chia sẻ: “Năm nay Bộ GD-ĐT đưa ra phương án gửi các trường lấy ý kiến sớm hơn những năm trước đó là điều đáng mừng. Nhưng một số điều chỉnh mới môn tổ hợp của phương án hai của cũng khiến tôi lo lắng. Bởi các con bắt đầu học theo khối từ năm lớp 10 rồi, đến lớp 12 gần như các con đã có khối chủ đạo cho mình rồi, nếu giờ thay đổi thi theo tổ hợp môn tôi e rằng các con rất vất vả”.

Không nên vội áp dụng những phương án mới mà hãy phát huy những thế mạnh của phương án thi THPT quốc gia năm 2017, đồng thời khắc phục những hạn chế của năm 2017 đó cũng là mong muốn của chị Trần Thị Lài (319 Vĩnh Hưng, Hà Nội).

Trước đó, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016 - 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học 2017 cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cùng các trường “xem lại” về phương án tổ chức 2 bài thi tổ hợp. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc tổ chức thành 3 môn thi tách biệt thực chất là giúp các trường đại học, cao đẳng thuận lợi trong xét tuyển nhưng lại khiến công tác ra đề, tổ chức thi cho tới chấm thi trở nên phức tạp trong khi thí sinh lại mệt mỏi vì phải thi 3 môn thi liên tiếp trong cùng một khoảng thời gian.

Nên giữ nguyên phương án như 2017

Trao đổi với báo chí, PGS-TS Nguyễn Văn Nhã - nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng, Bộ nên cố gắng giữ kỳ thi THPT quốc gia 2018 ổn định như kỳ thi năm 2017, để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị, đỡ gây xáo trộn cũng như làm khó học sinh.

PGS Nhã đã thẳng thắn nhìn vào thực trạng hiện nay, ông dẫn chứng: “Ở các nước Châu Âu, hàng chục năm không thay đổi, người ta mới nhớ, mới có thói quen không bị nhỡ tàu. Việc đơn giản mà làm rối mù, phức tạp thì chẳng có hiệu quả, chỉ khổ học sinh. Đồng thời, cứ thay đổi như thế này thầy trò chưa kịp nhớ đã phải quên; món ăn chưa thấy béo bổ đã đem đổ sọt rác; vừa tốn kém, vừa mất công”.

PGS Nhã đề nghị “Bộ GD-ĐT chỉ làm quản lý nhà nước; các Sở giáo dục phải lo thi tốt nghiệp THPT; các hiệu trưởng bậc đại học, cao đẳng họ phải lo thi tuyển sinh. Việc cần làm lúc này là Bộ GD-GD và cả Chính phủ, chỉ cần chỉ đạo làm tuyển sinh cho tốt, cho có chất lượng, rồi có kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ”.

Thầy Lại Tiến Minh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội chia sẻ: “Khi mà Bộ GD-ĐT đưa ra việc trộn các môn lại chứng tỏ Bộ GD-ĐT đã có phương án, nhưng chỉ có điều là thời điểm nào đưa ra cho phù hợp với học sinh. Đồng thời, Bộ cũng không ghép một cách cơ học như trước nữa. Tôi cũng nghĩ, phương án trộn lại đang là xu hướng hiện nay, mà nhiều nơi trên thế giới đã làm”.

Tuy nhiên, thầy Minh cũng mong muốn Bộ GD-ĐT nên làm như thế nào để học sinh đỡ bị sốc. “Bây giờ mà áp dụng ngay thì rất là sốc cho học sinh, thậm chí là vội vàng nếu áp dụng ngay trong năm nay. Bộ nên lùi lại đã để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị kiến thức cũng như ngân hàng đề thi để học sinh và giáo viên có tài liệu tham khảo”.

trà my
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.