Thầy cô nỗ lực làm bạn với học trò

Bích Hà - Trà My |

Nghề giáo xưa và nay vẫn luôn có một vị thế đặc biệt, nhận được sự kính trọng của toàn xã hội. Nhưng theo thời gian, quan hệ thầy trò có nhiều thay đổi. Không ít giáo viên đang từng ngày nỗ lực phá vỡ khoảng cách để “được” làm bạn với học sinh.

Khi thầy cô là người bạn đồng hành

Những ngày qua, tiết mục hát, nhảy flashmob với học trò của thầy Nguyễn Thanh Tùng - Phó hiệu trưởng Trường THPT An Hải (TP Hải Phòng) được chia sẻ trên rất nhiều diễn đàn của học sinh, sinh viên. Các bạn trẻ bày tỏ sự thích thú khi chứng kiến hình ảnh người thầy vui vẻ cùng học trò nhảy múa.

"Chúng em quá bất ngờ. Mọi người phấn khích, đồng loạt lấy điện thoại ra quay video vì không thể bỏ lỡ khoảng khắc này" - một học sinh của trường thích thú chia sẻ.

Những dịp nhà trường tổ chức buổi lễ lớn, như khai giảng, mừng ngày 20.11, hay bế giảng năm học, thầy Tùng đều gây bất ngờ với những màn kết hợp hát, nhảy rất ấn tượng cùng học sinh. Thầy còn vận động giáo viên trong trường tham gia. "Muốn có sự thay đổi trong chuyên môn, trước tiên thầy cô phải dám thay đổi chính mình, tìm cách để làm bạn với học trò của mình" - thầy Tùng tâm niệm.

Và tinh thần "làm bạn với học trò" đang được lan tỏa ra nhiều trường học trên cả nước. Cũng tại Hải Phòng, thầy cô Trường THPT Thái Phiên cũng thường xuyên chọn những nền nhạc đang thịnh hành trên TikTok để cùng "bắt trend" với học sinh.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), người nổi tiếng thân thiện với học sinh, cũng không ít lần nhảy flashmob với học trò, hay hẹn với học sinh lên mạng nói chuyện trực tiếp, để nghe các em chia sẻ, đối thoại. “Qua những cuộc trò chuyện ấy, giúp tôi hiểu học trò hơn, từ đó tìm ra những phương pháp giáo dục phù hợp" - thầy Bình nói.

Hình ảnh về một người thầy vui vẻ, dễ mến, gần gũi và tinh tế với học trò là điều mà em Đậu Nguyễn Tú Anh - học sinh Trường THPT Kỳ Anh (Hà Tĩnh) luôn mong mỏi, hy vọng trong suốt những năm tháng đi học.

“Trước đây đi học, em luôn muốn bản thân mình sẽ được gặp gỡ và tiếp xúc với những giáo viên giỏi chuyên môn đồng thời là người thân thiện với học sinh” - Tú Anh cho biết.

Sau quãng thời gian ba năm học tại ngôi trường cấp 3, Tú Anh cảm thấy thật sự may mắn khi bản thân được rất nhiều thầy cô dạy dỗ và luôn mang lại cảm giác thân thuộc, yêu thương.
“Thầy cô nói chuyện bằng ngôn ngữ rất teen, phù hợp với thế hệ gen Z như chúng em. Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi chúng em lại cùng các thầy cô tham gia các hoạt động giải trí khác...” - Tú Anh kể.

Theo Tú Anh, chính sự gần gũi của thầy cô đã phá bỏ định kiến rằng giữa thầy và trò phải luôn có khoảng cách. Ngược lại, thầy trò cùng nhau tương tác, đồng hành trong quá trình học tập.

Nghề vinh quang và mang nhiều trọng trách

Người dân Việt Nam có truyền thống hiếu học, luôn tôn trọng và biết ơn người thầy. Sự trân trọng, đề cao vị thế nhà giáo đã đi vào thơ ca, tục ngữ: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). “Qua sông phải bắc cầu Kiều - muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” hoặc “Không thầy đố mày làm nên, trọng thầy mới được làm thầy".

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn đề cao vị trí, vai trò của người thầy đối với xã hội. Người từng nhấn mạnh: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.

Nghề giáo, xưa đến nay vẫn không thay đổi, vẫn được xã hội tôn vinh và kính trọng, là nghề vinh quang và mang nhiều trọng trách. Nhưng khi nhìn những hình ảnh thầy cô nhảy múa cùng học sinh, không ít ý kiến lo ngại, làm thế sẽ mất đi vị thế người thầy.

Dưới góc nhìn của một nhà giáo, cô Ngô Thị Lê - giáo viên cấp THPT tại quận Ngô Quyền (Hải Phòng) nhận thấy, vị thế của người thầy vẫn luôn đặt ở vị trí cao nhưng hiện nay, cách thể hiện đã có sự khác biệt.

“Từ xưa đến nay, vai trò của nhà giáo trong xã hội đóng một vị thế quan trọng. Quan niệm về "tôn sư trọng đạo" của thời xưa đã xây dựng nên hình ảnh người thầy mẫu mực về nhân cách, đạo đức và học trò ít có cơ hội được gần gũi. Thời điểm hiện tại, vị trí của người thầy vẫn được xã hội tôn trọng, nhưng cách thể hiện đã có sự cởi mở hơn, không bị rập khuôn, gò bó” - cô Lê nói.

Cũng theo giáo viên này, trong quá trình dạy học, cô luôn đề cao chủ trương "lấy học sinh làm trung tâm". Thay vì nóng giận, đặt ra khoảng cách với học trò, cô Lê lại luôn chủ động tạo sự thoải mái trong giao tiếp, không ngần ngại chia sẻ, trao đổi với học sinh về nội dung học tập. Ngoài ra, những vấn đề về mặt tâm tư, nguyện vọng trong cuộc sống của các em cũng là điều khiến cô rất quan tâm.

Tuy nhiên, dù có cởi mở, hòa đồng và thân thiện đến đâu, cô Lê nhận thấy, vai trò của thầy vẫn được tôn trọng.

“Sự thoải mái nào cũng đều phải có giới hạn. Nếu chúng ta vượt ra bên ngoài giới hạn của nhau tức là chúng ta đang không tôn trọng nhau, đó là điều tôi vẫn thường nói với các em. Học sinh có thể tự do ngôn luận, tham gia cùng cô các hoạt động nhưng khi vi phạm nội quy hay mắc lỗi sẽ vẫn bị nhắc nhở và xử lý theo quy định” - cô Lê thẳng thắn nói.

Đồng tình với ý kiến của cô Lê, thầy Đào Tuấn Đạt - Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng, sự nghiêm khắc của người thầy vẫn là yếu tố quan trọng và cần được tồn tại trong môi trường học đường.

“Thầy cô không chỉ nghiêm khắc với học trò mà còn phải biết dạy cho học trò nghiêm khắc với bản thân mình. Chỉ có thế học trò mới trưởng thành và có ý chí mạnh mẽ.

Bây giờ giữa thầy và trò đã cởi mở hơn nên ngoài sự nghiêm khắc thì có thể là bạn. Nhưng tôi nghĩ khái niệm của từ "bạn" rất quan trọng. Bạn ở đây phải là sự chia sẻ quan điểm mà không áp đặt, không ngụy biện và giành phần thắng về mình. Tôn trọng sự khác biệt của nhau chứ không phải cậy thế tấn công cá nhân, mỉa mai, miệt thị suy nghĩ, tư tưởng của học trò.

Là bạn trong sự tôn trọng phẩm giá của học sinh. Vị thế người thầy vẫn vậy, chỉ khác ở chỗ ngoài là người thầy nghiêm khắc, thầy cô còn là một người đồng hành với trò” - thầy Đạt nêu quan điểm.

Là những người đều có nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, cả cô Lê và thầy Đạt đều cho rằng vị thế của người thầy chưa bao giờ mất đi, thay vào đó, chúng ta nên mềm dẻo hơn khi nói về khái niệm "tôn sư trọng đạo". Theo thầy cô, đừng nhấn mạnh vai trò người thầy qua khoảng cách hay sự hơn thua. Cũng đừng lo mất vị thế, hãy lo tạo dựng vị thế trong mỗi học trò bằng trí tuệ, nhân cách, sự tận tâm và độ lượng của mình đối với học trò.

Bích Hà - Trà My
TIN LIÊN QUAN

20.11, thầy cô miền núi vẫn lội bùn đất, vượt cầu treo đến với học sinh

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Ngày 20.11, trong khi nhiều nơi, nhiều trường tổ chức mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” với hoa, quà, bánh và những lời chúc thì những thầy cô giáo miền núi lại lội giữa bùn đất lên với học trò để lo từng bữa cơm trưa.

Cái tát và ánh mắt sợ sệt của học trò khiến thầy giáo ân hận suốt 29 năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Tôi đã từng tát vào đầu học sinh. Ánh mắt sợ sệt của học sinh năm đó luôn đeo bám, nhắc nhở tôi, cần giáo dục học sinh bằng cả trái tim.

Thầy giáo công nhân 13 năm mở lớp học miễn phí

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Suốt 13 năm qua, anh Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi), công nhân Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP Thủ Đức), vẫn luôn thầm lặng trên “chuyến đò” đặc biệt. Ngày anh đi làm công nhân, đêm về anh là “thầy giáo” của hơn 30 đứa trẻ là con của những công nhân lao động nghèo.

Hành trình cõng chữ lên bản của thầy giáo người Cơ Tu

Trà My |

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, thầy giáo Bnướch Zói - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS xã Dang (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) từ nhỏ đã luôn khát khao giấc mơ trở thành một nhà giáo.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Cải tạo chung cư cũ vẫn "giậm chân tại chỗ" 20 năm qua

Quỳnh Trang |

Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc nên suốt 20 năm qua, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội vẫn "giậm chân tại chỗ", chỉ có khoảng 1,2% trong tổng số 1.579 nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng lại. Để hiểu hơn về vấn đề này, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Chuẩn bị hợp long cầu hơn 100 tỉ đồng nối 2 bờ sông Chảy

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Công trình cầu Tô Mậu hơn 100 tỉ đồng, dài 159m nối 2 bờ sông Chảy sẽ được hợp long vào ngày mai (26.11).

20.11, thầy cô miền núi vẫn lội bùn đất, vượt cầu treo đến với học sinh

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Ngày 20.11, trong khi nhiều nơi, nhiều trường tổ chức mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” với hoa, quà, bánh và những lời chúc thì những thầy cô giáo miền núi lại lội giữa bùn đất lên với học trò để lo từng bữa cơm trưa.

Cái tát và ánh mắt sợ sệt của học trò khiến thầy giáo ân hận suốt 29 năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Tôi đã từng tát vào đầu học sinh. Ánh mắt sợ sệt của học sinh năm đó luôn đeo bám, nhắc nhở tôi, cần giáo dục học sinh bằng cả trái tim.

Thầy giáo công nhân 13 năm mở lớp học miễn phí

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Suốt 13 năm qua, anh Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi), công nhân Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP Thủ Đức), vẫn luôn thầm lặng trên “chuyến đò” đặc biệt. Ngày anh đi làm công nhân, đêm về anh là “thầy giáo” của hơn 30 đứa trẻ là con của những công nhân lao động nghèo.

Hành trình cõng chữ lên bản của thầy giáo người Cơ Tu

Trà My |

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, thầy giáo Bnướch Zói - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS xã Dang (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) từ nhỏ đã luôn khát khao giấc mơ trở thành một nhà giáo.