Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với tác giả truyện ngắn "Hệ sinh thái và cánh diều của cha", Nguyễn Thị Oanh.

Chị có thể chia sẻ về quá trình sáng tác truyện ngắn “Hệ sinh thái và cánh diều của cha”?

- Tôi sống và gắn bó với một xóm phố ven dòng sông Đồng Nai. Những người dân Nam Bộ gốc chân chất, hào sảng và hầu hết là công nhân lao động. Lối sống của người dân nơi này nửa xóm, nửa phố nên mọi người có sự gắn bó, thân thiết.

Có một dạo, thấy những người hàng xóm không đi làm, họ kéo ghế ra ngồi trong con hẻm chật, uống trà, cà phê và bàn luận về một sự kiện đang khiến họ ngỡ ngàng; đó là công việc họ làm bao năm qua bỗng dưng biến mất.

Bên cạnh đó, nếu để ý sẽ thấy trong truyện ngắn có “bóng dáng” của các vụ án hình sự đã xảy ra trên địa bàn Đồng Nai và đã từng gây chấn động dư luận một thời. Từ thực tế nơi sinh sống cùng chất liệu đó, tôi viết nên truyện ngắn "Hệ sinh thái và cánh diều của cha".

Truyện ngắn là niềm trăn trở, là tấm lòng của tôi với những người công nhân lao động. Họ là những người làm nên hơn 57% của cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Họ là những người mà xã hội vẫn quen mỗi khi nghĩ về họ là nghĩ đến thiếu thốn và chật chội.

Đồng Nai có thể nói là cái nôi của nền công nghiệp của cả nước. Năm 1963, Khu Kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập, là tiền thân của mô hình Khu công nghiệp hiện nay. Nơi này hiện nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa I.

Đồng Nai có khoảng 3,5 triệu người trong đó hơn một triệu người là công nhân. Có thể nói, ở Đồng Nai “ra ngõ là gặp công nhân”.

Anh em viết văn, viết báo ở Đồng Nai chúng tôi có nhiều thuận lợi về một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và đặc sắc để hỗ trợ và tạo cảm hứng cho hoạt động sáng tác.

Tác phẩm đặt ra bối cảnh khi công nghệ giải phóng sức lao động của con người, đẩy công nhân truyền thống ra khỏi nhà máy. Đây có phải là vấn đề lớn nhất của công nhân, người lao động hiện nay?

- Công nghiệp hoá, máy móc công nghệ giải phóng sức lao động là xu thế tất yếu của quá trình phát triển nhưng mọi sự thay đổi. Mọi điều mới mẻ dù là tích cực thì ở giai đoạn đầu vẫn có những hệ lụy của nó.

Tôi nghĩ nỗi lo này không chỉ là nỗi lo của người lao động mà của cả các cơ quan, đoàn thể.

Tôi đã để cho nhân vật của mình thấm thía với một câu nói, rằng “Nếu thiên đường thực sự tồn tại thì thiên đường là công việc, địa ngục là thất nghiệp”.

Khi con người dần không còn là yếu tố thao tác trực tiếp mà chuyển sang chủ yếu là sáng tạo và điều chỉnh quá trình đó.

Nhưng họ lại chưa sẵn sàng thì rất có thể, họ sẽ tiến tới một bi kịch.

Tác giả Nguyễn Thị Oanh sáng tác truyện ngắn “Hệ sinh thái và nước mắt của cha“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tác giả Nguyễn Thị Oanh sáng tác truyện ngắn “Hệ sinh thái và nước mắt của cha“ tham gia Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo chị, những hệ luỵ lớn nhất ảnh hưởng tới người lao động ở thời đại 4.0 là gì?

- Trước hết phải ghi nhận những điều tích cực. Sở dĩ xã hội phát triển và cực thịnh như ngày nay là nhờ có những cuộc Cách mạng công nghiệp. Bên cạnh những người công nhân lao động phổ thông ngỡ ngàng, bơ vơ trước cơn bão 4.0, chúng ta vẫn có rất nhiều những người công nhân có tri thức, làm chủ công nghệ, lao động kỹ thuật cao.

Nhưng việc gì cũng có hai mặt của nó. Đến một lúc nào đó, những tòa nhà công nghiệp thay thế cho những khu công nghiệp hàng trăm héc-ta, tấp nập người ra, vào ca thì người lao động giản đơn, làm những công việc gia công là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hệ lụy đó là thất nghiệp.

Với nhân vật Hoàng, khi thất nghiệp anh ta bị lưu manh hóa. Mặc dù trong con người anh ta, của người vợ và của gia đình thì chất nông dân chân chất, bản tính lương thiện và lòng trắc ẩn vẫn còn đó. Tuy nhiên, rất mừng đây chỉ là thiểu số.

Tôi lại thấy một điều, hầu hết công nhân của chúng ta có xuất thân từ nông dân hoặc con em của nông dân. Có nhiều người công nhân thất nghiệp hoặc sau thời kỳ dịch bệnh, họ trở lại nông thôn. Nhưng quả thật để trở thành một người nông dân đúng nghĩa đối với họ cũng không hề dễ dàng.

Ngoài những câu chuyện được nhắc trong truyện ngắn, chị có chứng kiến câu chuyện nào khác về hệ luỵ của người lao động khi bị thất nghiệp?

- Có rất nhiều câu chuyện buồn và những câu chuyện vui, ấm áp.

Tôi có thói quen hàng ngày để trước cổng một tấm bạt nhỏ; lối xóm nhà ai có cơm, hủ tiếu dư thừa thì mang đổ ở đó. Tôi phơi khô và mang về quê nuôi vịt, nuôi gà.

Nhưng một dạo tấm bạt của tôi nằm chờ đó, mọi người vẫn ngang qua nhưng chẳng thấy ai cho một chút đồ ăn thừa. Tôi hiểu, mọi người đã biết thắt lưng, buộc bụng để thích nghi với hoàn cảnh.

Tôi cũng thấy cô bé nhà ở mé sông, không làm công nhân. Cháu mở một tiệm gội đầu, làm móng nho nhỏ và sống khỏe.

Hay cô công nhân công ty may ở cạnh nhà, ngoài 40 tuổi, không làm công nhân nữa vì áp lực tăng ca. Cô nhận hàng may gia công và sửa quần áo cho bà con lối xóm, có thu nhập lại có điều kiện chăm sóc người mẹ già.

Và tôi thấy ở gia đình họ, tiếng cười đã nhiều hơn.

Nhưng có những chuyện buồn. Thất nghiệp ở nhà, có người nhậu nhẹt, cãi vã, giận hờn. Tôi chưa chứng kiến và tôi mong đừng có đứa trẻ nào phải bỏ học vì bố mẹ thất nghiệp nhưng tôi nghĩ là sẽ có.

Tôi cũng ám ảnh với câu chuyện được nghe trên xe buýt. Một bác gái, tuổi khoảng gần 70 khoe với tôi rằng, bác đã bán hết mấy héc-ta đất đai ở quê để về thành phố ở cùng với các con.

Gia đình họ mua đất ở phố, xây nhà trọ cho công nhân thuê và họ rất vui mừng vì luôn thiếu phòng, có thu nhập tốt và... khỏe hơn hẳn thời đánh vật với đất nhưng được mùa mất giá.

Chẳng biết sau đại dịch, dãy nhà trọ của bác bây giờ như thế nào...

Anh Trang (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Khắc hoạ sâu đậm đời sống người lao động

Linh Anh |

Phát động từ tháng 11.2021, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đến thời điểm này đã đi được nửa chặng đường và ghi nhận những thành công ban đầu.

Bức tranh dung dị, sinh động về người lao động

Thành An |

Những mảnh đời dung dị, chịu thương chịu khó, biết vượt qua nghịch cảnh đã được thể hiện qua những trang viết của nhiều tác giả. Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng LĐLĐvn phối hợp với Hội nhà văn, báo Lao Động là đơn vị thực hiện đã tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa và bước đầu đã để lại dấu ấn.

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh

Phạm Đông |

UBND TP Hà Nội giao quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Loạt phim chiếu rạp đáng chú ý ra mắt tháng 2.2024

Di Py |

Phim chiếu rạp tháng 2, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2024, mang đến nhiều siêu phẩm đa thể loại.

Đề xuất cấp phép mỏ đất không qua đấu giá để giải quyết việc thiếu đất đắp

HƯNG THƠ |

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đề xuất khoanh định khu vực không đấu giá mỏ đất san lấp phục vụ các dự án có vốn đầu tư công và cho phép cải tạo mặt bằng đất ở, cải tạo đất nông nghiệp để giải quyết tình trạng thiếu đất đắp.

Hàng nghìn mặt hàng giảm giá tại các gian hàng Công đoàn Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Nhiều gian hàng với những giảm giá, ưu đãi hấp dẫn được tổ chức để phục vụ người lao động tại huyện Mai Sơn.

Thực hư việc động vật của vườn thú Hà Nội co ro trong rét đậm

Tùng Giang |

Tối ngày 27.1, mạng xã hội lan truyền hình ảnh các con thú tại vườn thú Hà Nội (hay còn gọi là Công viên Thủ Lệ) trong tình trạng đói rét, từng bầy khỉ co ro ngồi nép vào nhau. Trong khi đó, nhiều loài động vật không được sưởi ấm, gầy trơ xương. Về việc này, đại diện Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội đã lên tiếng.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Khắc hoạ sâu đậm đời sống người lao động

Linh Anh |

Phát động từ tháng 11.2021, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đến thời điểm này đã đi được nửa chặng đường và ghi nhận những thành công ban đầu.

Bức tranh dung dị, sinh động về người lao động

Thành An |

Những mảnh đời dung dị, chịu thương chịu khó, biết vượt qua nghịch cảnh đã được thể hiện qua những trang viết của nhiều tác giả. Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng LĐLĐvn phối hợp với Hội nhà văn, báo Lao Động là đơn vị thực hiện đã tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa và bước đầu đã để lại dấu ấn.