SEA Games và ngôi sao

HOÀI VIỆT |

Chưa đầy một năm, thể thao Việt Nam tiếp tục tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) tiếp theo. Chuẩn bị cho kì SEA Games 32 sẽ diễn ra ở Campuchia vào tháng 5.2023, chúng ta có 702 vận động viên góp mặt nhưng với người hâm mộ và nhà quản lí, tìm được ngôi sao trong số đó có thể vẫn chưa có...

Vắng ngôi sao

SEA Games 32 lần này là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam dự một kì Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á với điểm tổ chức bên ngoài Việt Nam có số thành viên đông nhất: 1.003 người. Đáng kể hơn, đây cũng là kì thi đấu SEA Games ở bên ngoài Việt Nam đầu tiên mà chúng ta vắng mặt những ngôi sao từng tạo dựng được hình ảnh cho thể thao Việt Nam là Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Lê Quang Liêm (cờ vua). SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn Tiến Minh và Quang Liêm góp mặt trong khi Hoàng Xuân Vinh tham gia với vai trò huấn luyện viên của đội tuyển bắn súng Việt Nam.

Ngôi sao sáng nhất của thể thao Việt Nam trong lịch sử các lần dự SEA Games đến lúc này vẫn là Nguyễn Thị Ánh Viên. Từ đầu năm 2023, Ánh Viên đã chia sẻ, cô rời đường đua thể thao chuyên nghiệp và chỉ chuyên tâm vào học tập cùng dạy bơi cho trẻ nhỏ tại câu lạc bộ bơi của mình. Khi Ánh Viên còn thi đấu, cô giành tới 8 tấm Huy chương Vàng và phá 7 kỉ lục SEA Games tại kì tranh tài SEA Games 2015 ở Singapore.

Tới SEA Games 2017 tại Malaysia, Ánh Viên vẫn giành được 8 tấm Huy chương Vàng cá nhân và SEA Games 2019 tại Philippines, cô vẫn có được 6 ngôi vô địch cá nhân. Ánh Viên là biểu tượng để thể thao Việt Nam xây dựng và tạo cảm hứng cho người trẻ đam mê hơn về thể thao, rèn luyện thể lực cũng như nhà quản lí chuyên môn hướng tới những tín hiệu mừng cho việc đầu tư con người của môn Olympic.

Thế nhưng với SEA Games 32 này, trong 702 tuyển thủ sẽ có mặt tại

Campuchia sắp tới, đặc biệt với những người ở nhóm môn thể thao Olympic thì chúng ta khó tìm nổi người nổi bật nhất ở đẳng cấp vượt trội như Ánh Viên hay Xuân Vinh hoặc Tiến Minh, Quang Liêm. Thể thao của mỗi quốc gia đều có lúc thăng, lúc trầm và con người nổi bật phải có thời điểm sẽ phát lộ. Không phải ngẫu nhiên, sau khi chúng ta giành được 205 tấm Huy chương Vàng của k SEA Games 31 năm ngoái, lãnh đạo ngành phải nhìn nhận chưa có tuyển thủ nào nổi bật hoàn toàn.

Ngôi sao để tạo cảm hứng cho tất cả luôn cần thiết cho bất kì nền thể thao nào cũng như bất kì Đoàn thể thao nào mỗi khi tham gia đấu trường cấp Đại hội. Đó là lí do vì sao, những nền thể thao mạnh trên thế giới thuộc nhóm đầu Olympic như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Australia, Pháp, Đức, Italy... đều xây dựng tuyển thủ nổi bật làm biểu tượng tinh thần cho tập thể. Thể thao Đông Nam Á cũng tương tự và các nền thể thao Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia... có rất nhiều ngôi sao sáng giá để nhắc tới họ là người hâm mộ rất có cảm hứng cổ vũ cho thể thao quốc gia mình.

Nguyễn Tiến Minh đã không còn tham gia đội tuyển quốc gia sau năm 2022. Ảnh: BWF
Nguyễn Tiến Minh đã không còn tham gia đội tuyển quốc gia sau năm 2022. Ảnh: BWF

Đi tìm biểu tượng

Mỗi đội tuyển thể thao quốc gia của Việt Nam đều có tuyển thủ quan trọng dựa trên khả năng chuyên môn và thành tích. Thực tế, những tuyển thủ có mặt trong Top 10 gương mặt vận động viên thể thao tiêu biểu toàn quốc 2022 gồm Nguyễn Thị Oanh (điền kinh), Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Huỳnh Như (bóng đá), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Lại Gia Thành (cử tạ), Lý Hoàng Nam (quần vợt), Trần Hưng Nguyên (bơi lội), Đỗ Hùng Dũng (bóng đá), Nguyễn Thị Tâm (boxing), Dương Thúy Vi (wushu) là những tuyển thủ được đánh giá nổi bật nhất. Nhưng gọi họ là biểu tượng thì vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục.

Nguyễn Thị Oanh đang là gương mặt được chú ý nhiều sau khi cô giành 3 tấm Huy chương Vàng tại SEA Games 31 đồng thời là nữ tuyển thủ được vinh dự nhận sự vinh danh là một trong bốn tuyển thủ xuất sắc nhất SEA Games 31. Oanh rất mạnh mẽ trên đường chạy tại đấu trường Đông Nam Á nhưng muốn có sự nổi bật hơn và để là một biểu tượng về hình ảnh thể thao cho tất cả, cô vẫn cần những kết quả vô địch châu Á hay xa hơn đạt được tấm vé Olympic.Tuyển thủ điền kinh người Bắc Giang đang nỗ lực làm điều đó. Hay Nguyễn Huy Hoàng là người rất được chú ý trong đội tuyển bơi Việt Nam bây giờ dù thế chắc rất khó để Huy Hoàng trở thành một hiệu ứng thể thao đường đua xanh tương tự như Ánh Viên làm được trước đây. Thực tế, nói về bơi Việt Nam lúc này, người hâm mộ biết về Nguyễn Huy Hoàng nhiều hơn và tuyển thủ này đã dự Olympic và từng là người cầm cờ cho Đoàn thể thao Việt Nam.

Trong khi đó, tuyển thủ boxing Nguyễn Thị Tâm đang nổi lên là người giành được sự quan tâm của báo giới nhờ kết quả giành Huy chương Bạc tại giải Vô địch boxing nữ thế giới 2023 vừa qua. Phải khẳng định, nếu Tâm không phải không có triển vọng trong tương lai sẽ là một tuyển thủ biểu tượng cho thể thao nước nhà nhưng tất cả phải phụ thuộc vào kết quả thi đấu của cô.

Như đã kể trên, các quốc gia đều có chiến lược và kế hoạch xây dựng hình ảnh, và có truyền thông rõ ràng từ đấy nâng tầm hơn vị thế thể thao của quốc gia mình. Chúng ta có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cũng như rất kì vọng tìm được hoặc xây dựng cho một tuyển thủ hay một số tuyển thủ làm biểu tượng nhưng nhà quản lí vẫn chỉ là kì vọng và chờ hoàn toàn vào... tự nhiên. Đó là tuyển thủ đạt được thành tích rồi từ đó có thêm truyền thông viết bài ca ngợi. Xây dựng hình ảnh là một công việc không đơn giản và nếu xây dựng biểu tượng thể thao thành công, điều này chỉ có lợi cho người làm thể thao.

Tay vợt Nguyễn Tiến Minh đã là một trong những thành công của thể thao TP Hồ Chí Minh về xây dựng hình ảnh biểu tượng để từ đó, người hâm mộ cầu lông cả nước nhắc mãi ngôi sao này suốt 20 năm qua. Dù Tiến Minh đã rút khỏi đội tuyển, tay vợt này vẫn còn được nhắc nhiều. Ý thức hệ về việc phải có ngôi sao để làm điểm tựa tinh thần là phù hợp.

Thế nhưng, chọn tuyển thủ và gương mặt nào hiệu quả nhất và nhà quản lí thấy được sự phát triển tiềm năng dài hơi mới là quan trọng. Không ít lần chúng ta đã thất bại và lầm tưởng có thể chọn tuyển thủ này hay tuyển thủ khác để xây dựng biểu tượng khi chưa thể nhìn thấy sự phát triển dài hơi hơn của họ.

Điển hình trong số đó, bơi lội TP Hồ Chí Minh đã tập trung rất nhiều vào cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Diệp Phương Trâm để xây dựng hình ảnh và đào tạo chuyên môn cạnh tranh mạnh mẽ với Nguyễn Thị Ánh Viên. Tiếc là, Phương Trâm đã bị chững lại và không phát triển hơn chuyên môn quá sớm.

Thể thao Việt Nam đang lựa chọn tuyển thủ làm người cầm cờ trong Lễ khai mạc SEA Games 32. Có thể, đây là một trong những tuyển thủ mang tính biểu tượng cho nền thể thao vì đó là hình ảnh chúng ta trình diễn trước các bạn bè quốc tế trong sự kiện quan trọng nhất. Tuy nhiên, làm được một biểu tượng thể thao vẫn phải từ chuyên môn thành tích thi đấu và hội tụ thêm sự cổ vũ của truyền thông thì mới đạt được hiệu quả như chờ đợi.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Những thử thách thể thao Việt Nam phải đối mặt tại SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Thể thao Việt Nam cử số lượng vận động viên đông đảo dự SEA Games 32, nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực.

Tuyển bóng rổ Việt Nam cọ xát trước thềm SEA Games 32

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng rổ nam, nữ 3x3 Việt Nam sẽ tham dự giải đấu ở Philippines trước khi bước vào cuộc cạnh tranh huy chương tại SEA Games 32.

SEA Games 32: Mục tiêu khiêm tốn của pencak silat Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển pencak silat Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 tấm huy chương vàng tại SEA Games 32.

Bị mẹ gạn hỏi vì sao trong túi có tiền, nữ sinh lớp 9 thắt cổ tự tử

HẢI ĐĂNG |

Bị mẹ gạn hỏi vì sao trong túi có tiền, nữ sinh H.T.T.A, trường THCS Nghi Long (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) đã treo cổ tự tử.

Chứng khoán: Thanh khoản yếu, xu hướng thị trường chưa rõ ràng

Gia Miêu |

Thanh khoản ở các phiên tăng thấp hơn các phiên giảm trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn cho thấy xu hướng giảm còn có thể tiếp diễn với thị trường chứng khoán.

Giới chuyên gia dự báo bất ngờ khi giá vàng vấp phải "cơn gió ngược"

Hải Danh |

Sau một tuần lao dốc, giá vàng được cho là đang đối diện nhiều áp lực. Kim loại quý trên thị trường thế giới có thể giảm sâu trong tuần này (24-29.4.2023).

Hoa hậu H'Hen Niê: Ban đầu mọi người nghĩ tôi trồng rừng để làm hình ảnh

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, Hoa hậu H'Hen Niê liên tục xuất hiện với những dự án cộng đồng trong đó có việc trồng 5ha rừng, góp phần lan tỏa những điều tích cực về thông điệp bảo vệ môi trường. Trong số Podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với Hoa hậu H’Hen Nie để nghe cô kể về hành trình trồng rừng cũng như các hoạt động cộng đồng nhiều ý nghĩa trong thời gian qua.

Thêm sản phẩm du lịch lịch sử mới lạ, Nhà tù Hỏa Lò thu hút 2.000 khách/ngày

Thu Hiền |

Bằng nhiều hình thức vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành địa điểm vô cùng "hot" đối với du khách trong và ngoài nước, thu về hơn 2.000 lượt khách/ngày.

Những thử thách thể thao Việt Nam phải đối mặt tại SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Thể thao Việt Nam cử số lượng vận động viên đông đảo dự SEA Games 32, nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực.

Tuyển bóng rổ Việt Nam cọ xát trước thềm SEA Games 32

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng rổ nam, nữ 3x3 Việt Nam sẽ tham dự giải đấu ở Philippines trước khi bước vào cuộc cạnh tranh huy chương tại SEA Games 32.

SEA Games 32: Mục tiêu khiêm tốn của pencak silat Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển pencak silat Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 tấm huy chương vàng tại SEA Games 32.