Từ vụ nữ sinh lớp 10 tự tử vì bạo lực học đường, phụ huynh nói gì?

Hương Lê |

Bạo lực học đường ngày càng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ để lại những hậu quả khôn lường, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Mới đây, sự việc nữ sinh tên N.T.Y.N học sinh Lớp 10A15, Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự vẫn tại nhà riêng khiến nhiều người đau xót, bàng hoàng.

Được biết, nữ sinh N.T.Y.N. có học lực giỏi, nhưng bỗng dưng bỏ học, nói với mẹ "con sợ đi học, sợ đến trường". Khi mẹ tìm hiểu thì biết con bị bạo lực học đường.

Người mẹ sau đó đã nhiều lần phản ánh với giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường về vấn đề của con nhưng không được giải quyết.

Qua sự việc này, nhiều phụ huynh là độc giả của báo Lao Động đã có những chia sẻ cũng như góc nhìn của bản thân về nạn bạo lực học đường.

Chị Vũ Thị Ngọc Lan (43 tuổi, Quảng Ninh): Cha mẹ cần quan tâm con cái mình nhiều hơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chị Ngọc Lan cho rằng, cha mẹ luôn phải đồng hành cùng con, chung tay bảo vệ con trước môi trường xã hội phức tạp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trước hết, tôi xin được chia buồn với gia đình nạn nhân trong vụ việc nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An tự tử, thật sự quá đau lòng.

Thế mới thấy rằng bạo lực học đường rất đáng sợ, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất mà còn dễ dàng gây ám ảnh tâm lí, thậm chí tổn thương tâm lí trẻ.

Tôi thường xuyên theo dõi mạng xã hội, tôi thấy sau rất nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra, dường như nhiều người vẫn còn coi thường vấn nạn này.

Ở phía gia đình, cha mẹ ngày càng có xu hướng bận rộn, vì vậy mà luôn giữ quan điểm “Trăm sự nhờ thầy cô”, chỉ cần đưa con tới trường là xong mà không chú ý tới tâm lí của con với bạn bè hay những câu chuyện xung quanh con ở trường.

Tất nhiên, nhà trường, thầy cô cũng phải chịu trách nhiệm lớn, vì thời gian trẻ ở trường hiện còn nhiều hơn ở nhà. Trẻ sống với thầy cô bạn bè với quỹ thời gian còn nhiều hơn bên cạnh người thân.

Tôi mong nhà trường và phụ huynh hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ con em mình.

Chị Nguyễn Thị Huyền (47 tuổi, Thanh Hóa): Người giáo viên là then chốt giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường

Cá nhân vừa là giáo viên vừa là phụ huynh, tôi hiểu rõ những vấn đề xung quanh bạo lực học đường. Tôi nghĩ rằng giáo viên chủ nhiệm chính là người giữ vị trí then chốt trong việc giảm thiểu bạo lực học đường.

Tôi nghĩ việc đầu tiên mà một người giáo viên chủ nhiệm nên làm đó là phải tìm hiểu kĩ học sinh để hiểu rõ về con người, tính cách các em. Tiếp theo đó là luôn phải cố gắng xây dựng môi trường lớp học văn minh, tập thể đoàn kết, yêu thương nhau.

Ảnh: Nhân vật cung cấp
Với chị Huyền, giáo viên chủ nhiệm chính là người nắm giữ vị trí quan trọng trong việc đẩy lùi bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm nên có những "camera" trong lớp như là lớp trưởng, lớp phó thường xuyên báo cáo tình hình lớp học, vì thầy cô không phải lúc nào cũng trong lớp học. Nhờ đó, thầy cô sẽ nắm bắt được hoạt động trong và ngoài lớp, giúp phát hiện mâu thuẫn của học sinh và kịp thời hóa giải mâu thuẫn nảy sinh.

Chị Lê Thị Doan (55 tuổi, Hà Nội): Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhau

Tôi từng có con gái phải chịu cảnh bạo lực học đường. Cụ thể khi con học lớp 7, con thường xuyên bị một nhóm bạn nam lưu ban trêu chọc, đùa cợt.

Vào những ngày trời nắng, khi đi học, áo con đẫm mồ hôi, nhưng lại bị các bạn ấy đánh bốp bốp vào lưng tới nỗi tấy đỏ, con đã phản ánh với giáo viên chủ nhiệm nhưng cách thức xử lí của cô chỉ là hòa giải đơn giản, coi đó là chuyện nhỏ nên xóa bỏ thành không.

Con gái tôi từng sợ hãi mỗi khi đến lớp và luôn cố gắng đi học muộn để không phải gặp nhóm nam sinh ấy. Đỉnh điểm khi đã không thể chịu đựng được, con gái tôi khóc nức nở nói với tôi về vụ việc trên.

Cá nhân tôi lúc ấy như chết lặng, thương con nhiều, thì cũng thấy bực mình bản thân và nhà trường không kém.

Tôi cảm thấy nhiều trường học vẫn đang chú trọng vào giáo dục tri thức nhiều hơn là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống. Hay chính cách thức tham gia vào giải quyết vấn đề của nhiều trường còn nhạt nhòa, các hình thức xử phạt, kỉ luật còn nhẹ, chưa có tính răn đe, chủ yếu là thương lượng hòa giải...

Chị Lê Thị Doan (bên phải). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chị Lê Thị Doan (bên phải) thấy rằng, cha mẹ và nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với nhau. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cá nhân tôi cũng tự nhận thấy bản thân mình chưa dành nhiều thời gian cho con để nắm bắt những thay đổi, những suy nghĩ của con. Sau câu chuyện của chính mình, tôi đã dành nhiều thời gian bên con hơn, đặc biệt giáo dục con những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường.

Tôi dạy cháu không được im lặng, có gì hãy nói cho mẹ và cô giáo để mẹ và cô giáo có thể giúp con giải quyết những vấn đề đó.

Anh Lê Mạnh Sơn (36 tuổi, Vĩnh Phúc): Cần tạo cho con lá chắn phòng chống bạo lực học đường

Tôi có hai cậu con trai đều đang học trung học phổ thông. Ngay từ khi bước chân vào cổng trường mầm non, tôi đã trang bị cho các con cách nhận biết đúng - sai, tốt - xấu. Từ đó hình thành được thói quen từ nhỏ giúp giảm thiểu tối đa việc trẻ bị bạo lực hoặc cầm đầu nhóm bạo lực.

Ngoài việc học tập, tôi cũng dạy con cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực. Đứng trước những sự việc tác động mạnh đến mình, các con phải viết kiểm soát cảm xúc bằng cách hít thở sâu, đếm từ 1-10 để bình tĩnh lại.

Mọi việc không giải quyết khi đáng nóng giận, phải đợi khi bình tĩnh, suy nghĩ kỹ, mới đưa ra phương án.

Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Nạn nhân bạo lực học đường: "Có cho trăm vé tôi cũng không về tuổi thơ"

Phương Uyên - Minh Hà |

Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời, còn đứa trẻ bất hạnh sẽ phải dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời ấu thơ. Những tổn thương ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bạo lực học đường.

Mời quý vị lắng nghe tập podcast trên Báo Lao Động.


Trước khi tự tử, nữ sinh trường chuyên nhắn bạn mạnh mẽ, nhớ ăn sáng

HẢI ĐĂNG |

Mạng xã hội đang lan truyền những tin nhắn được cho là của nữ sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh trước khi tự tử. Trong nội dung tin nhắn, nữ sinh dặn bạn sau này khi mình không còn nữa, thì phải mạnh mẽ, nhớ ăn sáng, không được bỏ bữa.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử và sự thảm khốc của bạo lực học đường trên phim

Bình An |

Bộ phim “The Glory” gây sốc về vấn nạn bạo lực học đường. Phim mang đến thành công vang dội cho dàn diễn viên, trở thành phim được xem nhiều nhất trên các nền tảng số, nhưng đề tài này gần như bị bỏ quên trên màn ảnh Việt.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Nạn nhân bạo lực học đường: "Có cho trăm vé tôi cũng không về tuổi thơ"

Phương Uyên - Minh Hà |

Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời, còn đứa trẻ bất hạnh sẽ phải dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời ấu thơ. Những tổn thương ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bạo lực học đường.

Mời quý vị lắng nghe tập podcast trên Báo Lao Động.


Trước khi tự tử, nữ sinh trường chuyên nhắn bạn mạnh mẽ, nhớ ăn sáng

HẢI ĐĂNG |

Mạng xã hội đang lan truyền những tin nhắn được cho là của nữ sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh trước khi tự tử. Trong nội dung tin nhắn, nữ sinh dặn bạn sau này khi mình không còn nữa, thì phải mạnh mẽ, nhớ ăn sáng, không được bỏ bữa.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử và sự thảm khốc của bạo lực học đường trên phim

Bình An |

Bộ phim “The Glory” gây sốc về vấn nạn bạo lực học đường. Phim mang đến thành công vang dội cho dàn diễn viên, trở thành phim được xem nhiều nhất trên các nền tảng số, nhưng đề tài này gần như bị bỏ quên trên màn ảnh Việt.