Nơi lưu giữ nét hồn cốt của người Tày

PHÙNG MINH |

Làng Thái Hải như một ốc đảo xanh giữa lòng TP Thái Nguyên, lưu giữ những nét hồn cốt, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.

Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải nằm trên địa phận xóm Cường, xã Thịnh Đức (TP Thái Nguyên). Nơi đây có diện tích gần 70 ha, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Trong một khuôn viên rộng lớn các cư dân chung tay gìn giữ những giá trị văn hóa của người Tày.

Lưu giữ mạch nguồn văn hóa Tày

Hơn 20 năm trước, bà Nguyễn Thị Thanh Hải, trưởng bản, luôn canh cánh nỗi niềm làm sao để bảo vệ được những nét văn hóa của dân tộc mình. Thời điểm đó, người Tày trên vùng ATK Định Hóa bảo nhau phá nhà sàn, xây nhà gạch để sinh sống. Một số phong tục tập quán cũng dần phai mờ.

Với quyết tâm không để văn hóa bị mai một, bà Hải đã có một quyết định không giống ai. Thời điểm đó, bà đi vay tiền mua hết những ngôi nhà sàn cổ về phục dựng lại. Đồng thời, bà mời chính chủ nhân của những căn nhà đó về sinh sống, xây dựng một khu bảo tồn của người Tày cả về văn hóa phi vật thể lẫn văn hóa vật thể.

Sau những năm tháng cất công xây dựng, làng Thái Hải giờ đây có hơn 30 căn nhà sàn cổ với tuổi đời cả trăm năm. Tất cả những ngôi nhà này đều được đưa về từ vùng ATK Định Hóa. Ở đó còn có hơn 200 cư dân cùng nhau sinh sống, ăn chung một nồi, dùng chung một túi tiền. Bà con ở làng Thái Hải được ví như những "công dân di sản" với sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Tày.

Bước vào khu bảo tồn, nghi thức đầu tiên không thể thiếu chính là rửa tay tại giếng làng. Với người Tày, giếng làng gắn liền với đời sống, tâm linh, tín ngưỡng của bà con nên được coi là biểu tượng linh thiêng. Hình ảnh quen thuộc của những người phụ nữ Tày ngày xưa chính là gánh nước vào buổi sáng, đánh thức dân làng và chuẩn bị cho một ngày mới tốt lành. Khi có khách tới thăm, người dẫn đường sẽ đánh mõ ở đầu làng báo tin. Tiếng mõ nổi lên sẽ báo hiệu cho dân làng có khách quý tới thăm.

Trong làng Thái Hải, cư dân cùng chung một sứ mệnh, nhưng mỗi người lại đảm nhận một công việc khác nhau. Như một cộng đồng thu nhỏ, người phụ trách đón khách, người phụ trách nhà thuốc nam, người phụ trách làm đồ thủ công mĩ nghệ. Điều đặc biệt chính là họ đến từ nhiều vùng đất khác nhau như: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Kiên Giang...

Chị Lê Thị Nga, Phó bản phụ trách quản lý Di sản Văn hóa làng Thái Hải, cho biết: "Ban đầu làng Thái Hải được xây dựng lên với mục đích bảo tồn những nét văn hóa của người Tày. Sau đó, trưởng làng cùng những người có kinh nghiệm đã truyền dạy lại cho bà con một số nghề truyền thống rồi cùng nhau kết hợp làm du lịch”.

Theo chị Nga, điểm nhấn của làng Thái Hải là mọi người cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo tồn truyền thống. “Giờ đây làng Thái Hải được mọi người biết đến nhiều hơn. Những đoàn khách đều rất thích thú và ấn tượng với văn hóa của người Tày”, chị nói.

Ở làng Thái Hải, đồng bào cùng nhau trồng trọt, đi hái lá thuốc. Sản vật và lợi nhuận thu được, cư dân sau khi tự đảm bảo nhu cầu, sẽ nộp cho làng làm của chung. Sau đó trưởng làng sẽ phân phối theo cơ chế đã thỏa thuận, đảm bảo lợi ích hài hòa của mọi người.

Du khách đến tham quan, trải nghiệm tại làng Thái Hải. Ảnh: Phùng Minh
Du khách đến tham quan, trải nghiệm tại làng Thái Hải. Ảnh: Phùng Minh

Làng du lịch tốt nhất thế giới

Khuôn viên làng Thái Hải chia thành nhiều khu riêng biệt như: Khu bảo tồn, khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện... Những câu chuyện về văn hóa Tày sẽ được thuật lại bởi chính những cao niên trong làng. Các câu chuyện đời được kể qua những “bảo tàng sống” trở nên thú vị, chân thật hơn bao giờ hết.

Trong cộng đồng người Tày ở làng Thái Hải, ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, đồng bào còn gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, các phong tục tập quán. Để các nét đẹp văn hóa được mãi trường tồn, trẻ em được dạy hát Then, đánh đàn Tính mỗi ngày.

Bạn Kiều Khánh Chi, khách tham quan, cho biết đây là lần đầu tiên có cơ hội thấy những phong tục tập quán trước đây chỉ được tìm hiểu qua mạng, sách báo.

"Cách gìn giữ văn hóa của người Tày ở làng Thái Hải thực sự ấn tượng. Hơn 200 con người cùng nhau chung sống, đoàn kết xây dựng bản sắc dân tộc mình. Mong rằng, mô hình này sẽ được nhân rộng nhiều hơn nữa ở các tỉnh thành khác", nữ du khách chia sẻ.

Mỗi tháng làng Thái Hải đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đặt chân đến ngôi làng này để khám phá và trải nghiệm văn hóa bản địa. Điều đọng lại trong họ mỗi khi rời đi chính là ấn tượng về nét mộc mạc dung dị của con người, phong tục tập quán đa dạng của văn hóa Tày.

Mới đây, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải đã trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á góp mặt tại giải thưởng "Làng du lịch tốt nhất thế giới".

Giải thưởng này được trao cho 32 địa điểm của 18 quốc gia trên toàn thế giới, công nhận các điểm đến nông thôn coi du lịch là động lực phát triển và cơ hội mới tạo ra việc làm và thu nhập; đồng thời bảo tồn và phát huy được các giá trị và sản phẩm cộng đồng.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết, Làng nhà sàn người Tày thực sự là một khu bảo tồn độc đáo với nhiều giá trị văn hoá đặc sắc. Bên cạnh sự phục dựng, tái hiện lại không gian sống của người Tày, Nùng thì chính cuộc sống sinh hoạt chân thực thường ngày của đồng bào đã là sự lưu giữ tốt nhất và trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của Thái Nguyên.

PHÙNG MINH
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo tục thờ thổ công của người Tày, Nùng

An Nhiên |

Trong cuộc sống của đồng bào Tày, Nùng, thổ công có vai trò quan trọng, là thần cai quản mọi hoạt động của họ. Do đó, người Tày, Nùng cúng thổ công để mong vị thần này sẽ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, cuộc sống gặp nhiều may mắn...

Độc đáo tục rước nước trong đêm của người Tày

Nguyễn Kiên |

Thái Nguyên - Vào những ngày đầu xuân, khi mặt trời chưa thức giấc, người Tày sẽ đến giếng làng hay con suối đầu nguồn lấy nước thiêng như một nghi thức để cầu phúc lộc bình an.

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

Quán cafe view sông Hàn phong cách Châu Âu giữa lòng Đà Nẵng

Mộc Anh |

Những quán cafe với gam màu ấm, nội thất và trang trí tinh tế, mang đậm phong cách châu Âu thu hút giới trẻ và du khách thập phương tại Đà Nẵng.

Gói 120.000 tỉ đồng BIG4 cho vay mua nhà lãi suất chỉ từ 8,2%/năm

Lan Hương |

Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank là chủ lực triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng với lãi suất  ưu đãi.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất bỏ thu phí taxi theo lượt

MINH QUÂN |

TPHCM - Nhà giữ xe TCP ở ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất chính thức bỏ thu phí taxi theo lượt sau khi bị Cảng vụ hàng không miền Nam tuýt còi.

Nợ thuế, nợ nhà nước phình to tại Công ty Than Hà Tu

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, kết quả kinh doanh Than Hà Tu gây ấn tượng khi doanh thu và lợi nhuận bứt phá. Tuy nhiên, đến 92% doanh thu của đơn vị này lại phụ thuộc vào Than Hòn Gai. Chưa kể bức tranh tài chính tồn tại nhiều điểm gợn khi nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước có xu hướng phình to.

Nghìn tỉ đắp chiếu tại dự án tái định cư: Đã đến lúc xem xét lại quy hoạch

Phan Anh - Minh Hà |

Những năm qua, nhiều dự án nhà tái định cư tại Hà Nội rơi vào cảnh đắp chiếu. Chuyên gia nhận định, đã đến lúc cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng dự án tái định cư.

Độc đáo tục thờ thổ công của người Tày, Nùng

An Nhiên |

Trong cuộc sống của đồng bào Tày, Nùng, thổ công có vai trò quan trọng, là thần cai quản mọi hoạt động của họ. Do đó, người Tày, Nùng cúng thổ công để mong vị thần này sẽ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, cuộc sống gặp nhiều may mắn...

Độc đáo tục rước nước trong đêm của người Tày

Nguyễn Kiên |

Thái Nguyên - Vào những ngày đầu xuân, khi mặt trời chưa thức giấc, người Tày sẽ đến giếng làng hay con suối đầu nguồn lấy nước thiêng như một nghi thức để cầu phúc lộc bình an.

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.