Những bí mật trong cuộc đua vaccine trên thế giới

Tường Linh |

“Race for the vaccine” (Cuộc đua tìm vaccine) là một phim tài liệu truyền hình do kênh CNN (Mỹ) hợp tác với BBC (Anh) và đã được trình chiếu vào ngày 15.5.2021. Phim cho thấy nỗ lực phi thường của nhân loại trong việc chế ra vũ khí bảo vệ mình, ngay khi đang bị đại dịch tấn công dồn dập.

Nỗ lực chung chống lại kẻ thù vô hình mới mẻ

Việc nhiều nơi trên thế giới đã dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế, phong tỏa nhằm ngăn dịch để trở lại bình thường sau khi tiêm vaccine quy mô lớn đã cho thấy sự hiệu quả không thể chối cãi của công cụ này tại cuộc chiến chống COVID-19.

Ở Mỹ đã có lúc những người tiêm đủ liều vaccine không còn cần phải đeo khẩu trang cả khi ở trong hay ngoài không gian công cộng, và cũng không phải tiến hành các biện pháp giãn cách đảm bảo an toàn.

Những điều này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của vaccine mà còn chứng tỏ niềm tin của các tổ chức y tế lớn đặt vào vaccine là đúng đắn. Và người ta tin khi đại dịch kết thúc, điều được nói tới nhiều nhất chính là vaccine và những con người đã tạo ra chúng.

Nắm bắt được điều này, CNN và BBC đã bắt tay với nhau làm phim tài liệu về hành trình sản xuất vaccine của nhân loại. “Race for the Vaccine”, được dẫn bởi phóng viên chuyên trách mảng y tế của CNN là Tiến sĩ Sanjay Gupta, theo chân 5 đội khoa học gia trên khắp hành tinh, ghi lại quá trình tìm kiếm phương thức chế vaccine và thử nghiệm đầy gian nan của họ, những thắng lợi vẻ vang cũng như thất bại cay đắng.

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 10.1.2020, thời điểm các nhà khoa học ở Trung Quốc - nơi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên - công bố thông tin giải mã toàn bộ hệ gene của virus SARS-CoV-2 gây bệnh.

Hành động của phía Trung Quốc, đơn giản là đăng tải một bài viết khoa học lên một trang web quen thuộc vẫn được cộng đồng các nhà virus học thế giới dùng để chia sẻ nghiên cứu và dữ liệu, giống như việc bắn phát pháo hiệu. Giới nghiên cứu trong ngành trên toàn cầu lập tức nghe được tiếng pháo hiệu ấy, để bắt đầu vào cuộc.

Tại Australia, Keith Chappell và đội ngũ của ông ở Đại học Queensland nhanh chóng tiến hành thử nghiệm một loại vaccine dựa trên protein. Tại Anh, Giáo sư Teresa Lambe ở Đại học Oxford bắt tay vào nghiên cứu vaccine dựa trên vector virus. Ở Trung Quốc, ông George Gao, Tổng giám đốc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật quốc gia đã chỉ đạo đội ngũ dưới quyền nghiên cứu vaccine dựa trên virus bất hoạt. Ngoài 3 đội này, 2 đội khác lại tìm hướng đi mới. Một là đội của Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ (NIH) và đội thứ hai nằm tại một công ty nhỏ có tên BioNTech của Đức, đã đặt cược vào việc nghiên cứu vaccine dựa trên phân tử mang thông tin di truyền mRNA. Đây là hướng đi cực mới mà ngay cả cộng đồng khoa học cũng ít khi nghe tới.

Khi bắt đầu ghi hình bộ phim, CNN cũng không rõ cuộc đua sẽ kéo dài bao lâu, hay liệu sẽ có ai là người chiến thắng hay không. Bởi trước khi đại dịch diễn ra, việc tạo ra được một loại vaccine ở đất nước giàu mạnh như Mỹ, được Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép, cũng phải mất hơn một thập kỷ.

Bộ phim đã ghi lại cuộc sống của những nhà khoa học nổi bật, các cá nhân dù chịu áp lực khổng lồ, vẫn làm tất cả để chế ra các loại vaccine và đưa chúng tới vạch đích. Phim giải thích vì sao có lúc các nhà khoa học phải đánh bạc với quyết định của họ, đồng thời cho thấy kết quả của các quyết định dẫn tới điều gì.

Nhiều con đường nhưng chỉ một đích đến

Để hiểu được cuộc đua này, cần thấy rằng gần như tất cả các loại vaccine COVID-19 được chế tạo dựa trên nền tảng rất tốt, đã tồn tại từ rất lâu trước khi căn bệnh xuất hiện. Hầu như mọi công nghệ chế vaccine xuất hiện trong bộ phim, ngoại trừ mRNA, đều đã được dùng để chế vaccine thương mại trước đây.

Nếu từng tìm hiểu về vaccine COVID-19, hẳn bạn đã nghe tới cụm từ protein gai. Đây là những chiếc vòi nhỏ nhô lên trên bề mặt của virus và khiến nó có ngoại hình giống như một chiếc vương miện. Đặc điểm trên cũng là lý do để virus được đặt cho cái tên corona, trong tiếng Latin có nghĩa "vương miện".

Protein gai này là công cụ để virus bám vào bề mặt tế bào của chúng ta. Từ đây chúng xâm nhập vào bên trong, chiếm quyền kiểm soát tế bào. Bước tiếp theo, virus thay đổi bộ gene của tế bào, khiến nó trở thành cỗ máy nhân bản virus và cuộc tấn công lại tiếp tục diễn ra nhằm vào các tế bào khỏe mạnh khác.

Protein gai cũng chính là mục tiêu mà các nhóm nghiên cứu nhắm tới trong quá trình chế tạo vaccine. Cụ thể, vaccine như Johnson & Johnson (Janssen), AstraZeneca/Oxford và Sputnik V của Nga sử dụng một vector virus, cụ thể là một virus cảm lạnh thông thường đã qua chỉnh sửa gene để đưa các mã lệnh tạo protein gai vào trong cơ thể. Sau khi nhận mã lệnh từ vector virus, tế bào của chúng ta sẽ tạo ra protein gai trên bề mặt và kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Trong khi đó các vaccine như Novavax và Sanofi sử dụng các loại virus côn trùng đã được biến đổi gene để tiêm vào một số loài bướm, kích hoạt quá trình sản xuất protein gai của SARS-CoV-2 trong những vật chủ này. Tiếp đó, họ trích xuất các mảnh protein gai ra khỏi những con bướm và biến chúng thành vaccine.

Công nghệ chế tạo vaccine cổ nhất của Trung Quốc, được áp dụng để chế tạo vaccine Sinovac. Các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng nguyên virus SARS-CoV-2 đã qua xử lý để không còn sống nữa và tiêm xác virus vào trong cơ thể người, tạo nên phản ứng miễn dịch. Trong khi đó, công nghệ mới nhất là mRNA lại liên quan tới việc chỉnh sửa phân tử mang thông tin di truyền mRNA để hướng dẫn các tế bào của chúng ta tạo ra mảnh protein gai.

Rất nhiều người gọi mRNA là một công nghệ mới hoàn toàn. Tuy nhiên đây không phải là thông tin chính xác. Dù chưa một loại vaccine mRNA nào dành cho cho con người từng được FDA thông qua, công nghệ này vẫn được xây dựng và phát triển suốt 20 năm qua, dựa trên ý tưởng do 2 nhà khoa học Drew Weissman và Katalin Karikó ở Đại học Pennsylvania tạo ra. Trong suốt quãng thời gian này, vaccine mRNA đã được nghiên cứu và thử nghiệm để chống một số bệnh như cúm, Zika, bệnh dại.

"DNA là mã di truyền. Nó có chứa mọi thứ tạo nên cơ thể của chúng ta, giúp cho chúng ta hoạt động. Trong khi đó RNA làm một công việc khác là sao chép các đoạn mã gene di truyền. Các mã gene này thường được dùng để tạo ra protein. Vì thế, RNA sẽ sao chép một đoạn mã protein từ DNA và đưa nó tới một cỗ máy nằm trong tế nào, sẽ chịu trách nhiệm tại ra loại protein đó", Weissman giải thích với CNN về công nghệ vaccine mRNA. "Chúng tôi sử dụng chính cơ thể con người như một nhà máy sản xuất protein".

Weissman cũng cho biết thêm rằng cách đây 2 thập kỷ, người ta đã nghĩ tới việc dùng mRNA để chỉnh sửa gene, chế tạo thuốc và nhiều ứng dụng khác ngoài việc tạo vaccine.

Trong số những người đầu tiên nghiên cứu sử dụng công nghệ mRNA có cặp vợ chồng Uğur Şahin và Özlem Türeci. Hai vị tiến sĩ này gặp và yêu nhau vì có chung đam mê khoa học nên ngay sau đám cưới, họ lập tức trở lại phòng thí nghiệm. "Chúng tôi đã trực tiếp tiến hành nhiều nghiên cứu và có các quan sát trên bệnh nhân cũng như những người đã được chữa lành”, Şahin nói trong một bản podcast phát trên CNN hồi tháng 3 năm nay. "Chúng tôi thấy rằng có rất nhiều công nghệ và kiến thức có thể mang tới cơ hội điều trị bệnh nhân tốt hơn”.

Cặp vợ chồng đã thành lập công ty BioNTech vào năm 2008, khi ấy chỉ tập trung chủ yếu vào việc sử dụng công nghệ mới để chống ung thư. Nhưng năm 2020, căn bệnh lạ xuất phát từ Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của họ. Đầu tháng 1.2020, Şahin thậm chí đã nghĩ rằng một đại dịch lớn liên quan tới căn bệnh có thể nổ ra, đồng thời tin vợ chồng ông có công cụ để giúp đỡ thế giới. Tới tháng 3 năm ấy, BioNTech nhanh chóng hợp tác với Pfizer, công ty dược mà họ đã bắt tay cùng trong nhiều dự án khác.

Ngoài Pfizer/BioNTech, một công ty khác cũng nghiên cứu vaccine mRNA là Moderna. Cái tên Moderna là sự kết hợp giữa "Modified" (điều chỉnh) và "RNA". Các nhà khoa học của công ty hợp tác với nhóm nghiên cứu của NIH, nằm dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Barney Graham, để tìm vaccine mới. Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến, Graham nói rằng dự án chế vaccine đã bắt đầu trước khi COVID-19 trở thành đại dịch. "Vì thế với chúng tôi, sự kiện còn là một dự án nhằm mục đích cho thấy chúng ta có thể hành động nhanh tới cỡ nào khi tình hình yêu cầu. Chúng tôi không thực sự chịu quá nhiều áp lực cho tới tận giữa tháng 3, khi bệnh đã được tuyên bố trở thành đại dịch và có rất nhiều ca mắc xuất hiện trên toàn cầu”, ông nói.

Sức mạnh và quyết tâm của nhân loại

Khi năm 2020 dần trôi qua, các nhóm nỗ lực nghiên cứu, hoàn thiện và thử nghiệm sản phẩm của họ. Sau đó kết quả nhanh chóng xuất hiện. Và nó tốt tới mức khó tin. Các kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả ngăn bệnh tới 95% trong khi Moderna đạt hiệu quả 94,1%. Các con số này càng lúc càng chắc chắn khi có thêm kết quả nghiên cứu.

Đầu mùa Hè 2020, FDA tuyên bố sẽ cần vaccine COVID-19 phải đạt mức hiệu quả ít nhất 50% để phê chuẩn (cần lưu ý rằng vaccine cúm thông thường chỉ đạt hiệu quả từ 40-60% nhưng vẫn được FDA thông qua). Tuy nhiên tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm, người là thành viên Đơn vị chuyên trách chống virus SARS-CoV-2 của Nhà Trắng, nói rằng ông sẽ chỉ chấp nhận một loại vaccine có hiệu quả từ 70-75%. Rõ ràng là kết quả của 2 vaccine mRNA đã khiến người ta không ngờ tới.

Sau một cuộc đua gay cấn, cuối cùng 2 vaccine dùng công nghệ mRNA đã về đích trước ở Mỹ. Vaccine của Pfizer/BioNTech là loại đầu tiên được FDA phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vào giữa tháng 12, tức chỉ 11 tháng sau khi bộ gene di truyền của SARS-CoV-2 được giải mã và chia sẻ với thế giới.

Tuy nhiên, để đạt được mức miễn dịch cộng đồng toàn cầu, thế giới không thể chỉ dựa vào 2 loại vaccine này, mà sẽ cần tất cả các vaccine đã về đích. Bởi sẽ có hàng tỉ người cần được tiêm các mũi tiêu chuẩn, điều mà các chính quyền trên toàn cầu vẫn đang nỗ lực thực hiện cho tới tận giờ phút này. Ngoài ra, nhu cầu tiêm vaccine chắc chắn sẽ tăng lên nếu người ta phải tiêm các mũi tăng cường thứ ba hoặc nhiều hơn.

Có điều, cuộc đua cho chúng ta thấy một điều rõ ràng, rằng nhân loại có khả năng biến điều không thể thành có thể. Nghịch cảnh mang tới nhiều thách thức và đau thương, nhưng cũng khiến chúng ta nhanh hơn, mạnh hơn, giỏi hơn rất nhiều so với trước đây. Và cuộc đua chế vaccine dưới áp lực khổng lồ của đại dịch, có thể sẽ vĩnh viễn thay đổi hoạt động nghiên cứu y học, đồng thời cho thấy chúng ta là một giống loài sáng tạo và đầy quyết tâm như thế nào khi giải quyết các vấn đề liên quan tới sự sinh tồn của chính mình.

Tường Linh
TIN LIÊN QUAN

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?