Nhạc sĩ Văn Cao trong trang viết của Trịnh Công Sơn

phong dủ |

“Anh Văn ơi, đừng buồn, bởi có gì tồn tại mãi đâu. Có đấy và mất đấy. Cái tồn tại hôm nay là tạm bợ. Cái vĩnh viễn là tấm lòng chung thủy quá hiếm hoi” - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết vào năm 1996 sau khi đến viếng người tri âm, tri kỉ vong niên là nhạc sĩ Văn Cao.

“Trịnh Công Sơn - Tôi là ai là ai" được tổng hợp từ những bài viết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với nhiều thể loại, hồi ức, tản văn, tùy bút, truyện ngắn và thơ. Sách do nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Trọng Chức cùng gia đình cố nhạc sĩ tổ chức sưu tầm và hoàn thành bản thảo.

Tác phẩm có hai phần: “Tôi là ai” và “Là ai”. Phần đầu là những trang viết của Trịnh Công Sơn về cuộc đời, bạn bè, gia đình, quê hương ông và cả những nơi mà ông đã đặt chân đến.

Phần 2 là những dòng cảm nghĩ, hồi ức của Trịnh Công Sơn về các tri âm, tri kỷ ghé ngang cuộc đời mình, đồng thời mang đến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về người nhạc sĩ tài hoa.

Trong số nhiều nhân vật được nhắc đến, cố nhạc sĩ Văn Cao luôn có vị trí rất đặc biệt, thể hiện rất rõ trong trang viết của Trịnh Công Sơn. Được biết, nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923, còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939.

Tuy hơn nhau 16 tuổi nhưng cả hai như "tri âm với một tri âm", giữa hai người nhạc sĩ tài hoa có sợi dây liên kết mà không dễ ai nhận ra. Có lẽ chính vì vậy mà Trịnh Công Sơn đã viết về cố nhạc sĩ Văn Cao theo cách riêng có.

Sách “Trịnh Công Sơn - Tôi là ai là ai” . Ảnh: NXB
Sách “Trịnh Công Sơn - Tôi là ai là ai” . Ảnh: NXB

“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi đi la đà giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư...".

Với nhạc sĩ Văn Cao, ông gọi Trịnh Công Sơn với cái tên đầy trìu mến là người ca thơ. "Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền".

Rồi Văn Cao nhận xét về phong cách sáng tác của người bạn vong niên: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả ở bên ngoài biên giới nữa.

Và nếu không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975... Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với tri âm...”.

Đọc từng trang viết của Trịnh Công Sơn sẽ thấy buồn man mác, bởi đó là con chữ của những hoài niệm. Và hơn hết, khi ông viết về những tri âm, tri kỷ đã khuất thì chất văn ấy lại càng thấm đẫm vẻ sầu buồn của một người nghệ sĩ chân chính.

Trong bài viết "Giữa Sài Gòn uống rượu nhớ Nguyễn Tuân và Văn Cao", Trịnh Công Sơn bộc bạch: "Những ngày vui chơi giữa Sài Gòn này cùng các anh tưởng chừng như vô tận mà có lúc tận. Rượu thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn.

Đã bao nhiêu mùa xuân qua rồi. Bao nhiêu đêm giao thừa tôi ngồi uống rượu và nhớ đến các anh Nguyễn Tuân, Văn Cao. Trầm hương không đủ để làm ấm một không gian đã vắng những khuôn mặt người vắng để nhớ.

Nhớ như nhớ một vết thương. Bạn trong đời sống uống rượu đường dài có nhiều nhưng không phải ly rượu nào cũng quý và bữa tiệc rượu nào cũng vui...".

Hay sau khi đến viếng vào năm 1996, sau một năm ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao, người nhạc sĩ gốc Huế cũng đã viết những lời bộc bạch gửi đến người bạn nghề, bạn rượu, bạn đời.

"Anh Văn ơi, sao anh ra đi mà tôi cứ có cảm giác như một cuộc hành hương tưng bừng về cố quận. Chỉ thấy nụ cười và nụ cười. Nụ cười của anh đã lỡ mở ra không cần giấu diếm với một không gian nhỏ bé quanh anh.

Ở đâu rồi và ở đâu anh đang bước những bước đi không chính xác. Không chính xác đôi khi cũng là bản chất của người nghệ sĩ. Anh thì cần gì nghệ sĩ hay không.
Quên đi những ai tự cho mình là nghệ sĩ. Anh cứ là anh như một kẻ tình cờ lạc lối đến nơi này. Không mưu toan gì, không ân hận gì nhưng dù sao cũng phải yêu thương cuộc đời này dù anh đang ở một cuộc đời khác".

Hai nhạc sĩ tài danh đã viết về nhau như thế. Chỉ có tâm hồn đồng điệu của người yêu nhạc mới có thể cùng lắng nghe và chia sẻ như vậy cho nhau. Từng câu từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như đưa ta chạm vào cái hư vô, khoảng không chơi vơi của kiếp người. Bên cạnh đó, xuyên suốt tác phẩm còn là nhiều câu chuyện, triết lí sâu sắc khiến cho độc giả không thể nào quên.

phong dủ
TIN LIÊN QUAN

Nhạc sĩ Văn Cao - viết và vẽ cho Báo Lao Động

Linh Anh |

Không chỉ nổi tiếng với những bản nhạc, trong đó có “Tiến quân ca” - bài Quốc ca của Việt Nam mà nhạc sĩ Văn Cao còn thể hiện sự đa tài của mình bằng thơ, hoạ. Một phần tài năng ấy, thật vinh dự cho những người làm Báo Lao Động, người nhạc sĩ đa tài này dành cho tờ báo của tổ chức Công đoàn.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao: “Cha là cây cao bóng cả bao trùm chúng tôi”

Thảo Phương (thực hiện) |

Trong mắt họa sĩ, nhạc sĩ Văn Thao, cha ông là cố nhạc sĩ Văn Cao nghiêm khắc nhưng công bằng. Cả một đời ông yêu thương, luôn hết lòng vì gia đình và đam mê nghệ thuật.

Hình ảnh hiếm của Trịnh Công Sơn chụp cùng nhạc sĩ Văn Cao, Lương Triều Vỹ

VIỆT PHONG |

Trong triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại", những hình ảnh hiếm của cố nhạc sĩ được nhiếp ảnh gia Dương Minh Long ghi lại thu hút sự quan tâm của công chúng.

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương có hay không việc né tránh, bao che sai phạm của Công ty Hưng Thịnh?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Mặc dù UBND xã Tức Tranh đã có báo cáo kết quả thực hiện xử lý vi phạm hành chính về đất đai đối với Công ty Hưng Thịnh vào cuối tháng 5.2023 nhưng đến nay cả phía UBND xã Tức Tranh và phòng chuyên môn của UBND huyện Phú Lương đều kiên quyết không cung cấp.

Mới đăng kiểm, tàu du lịch Hạ Long vẫn phải chờ đoàn liên ngành thẩm định

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Từ năm 2015 đến nay, các tàu du lịch vịnh Hạ Long dù mới xuất xưởng, có đầy đủ các giấy tờ, chứng nhận của đăng kiểm nhưng muốn hoạt động thì phải có ý kiến đánh giá, nhận xét của một hội đồng. Việc này không khác gì đối với quy định trước đây từng áp cho các loại ôtô, trong đó, kể cả xe mới xuất xưởng vẫn phải đi đăng kiểm mới được phép hoạt động.

Tiền và những tranh cãi quanh đêm diễn của Blackpink

Mi Lan |

Giá vé 2 đêm diễn của Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình đã giảm nhiệt, nhưng những tranh cãi quanh chuyện chi tiền cho đêm diễn vẫn kéo theo nhiều ý kiến.

Giải pháp phát huy tốt công năng của hầm đi bộ ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Theo các chuyên gia, để "hồi sinh" hầm đi bộ cần có sự thay đổi về kết cấu để việc sử dụng thuận tiện nhất cho người dân.

Công an vào cuộc vụ ép người dân vùng cao nhận nợ xây đường nông thôn mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động, Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với Công an xã Bảo Ái xác minh, làm rõ việc người dân bị ép nhận nợ xây đường nông thôn mới.

Nhạc sĩ Văn Cao - viết và vẽ cho Báo Lao Động

Linh Anh |

Không chỉ nổi tiếng với những bản nhạc, trong đó có “Tiến quân ca” - bài Quốc ca của Việt Nam mà nhạc sĩ Văn Cao còn thể hiện sự đa tài của mình bằng thơ, hoạ. Một phần tài năng ấy, thật vinh dự cho những người làm Báo Lao Động, người nhạc sĩ đa tài này dành cho tờ báo của tổ chức Công đoàn.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao: “Cha là cây cao bóng cả bao trùm chúng tôi”

Thảo Phương (thực hiện) |

Trong mắt họa sĩ, nhạc sĩ Văn Thao, cha ông là cố nhạc sĩ Văn Cao nghiêm khắc nhưng công bằng. Cả một đời ông yêu thương, luôn hết lòng vì gia đình và đam mê nghệ thuật.

Hình ảnh hiếm của Trịnh Công Sơn chụp cùng nhạc sĩ Văn Cao, Lương Triều Vỹ

VIỆT PHONG |

Trong triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại", những hình ảnh hiếm của cố nhạc sĩ được nhiếp ảnh gia Dương Minh Long ghi lại thu hút sự quan tâm của công chúng.