Công an vào cuộc vụ ép người dân vùng cao nhận nợ xây đường nông thôn mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động, Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với Công an xã Bảo Ái xác minh, làm rõ việc người dân bị ép nhận nợ xây đường nông thôn mới.

Những ngày qua, ông Triệu Văn Thiên (SN 1968) cùng vợ là bà Trường Thị Khôi (SN 1968) - xóm Ngòi Bình, thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái mất ăn mất ngủ khi nhận “hợp đồng cho vay tiền”.

Theo nội dung, bà Lý Thị Về đồng ý cho ông Triệu Văn Thiên vay số tiền 3.250.000 đồng; mục đích vay tiền để làm đường; tài sản thế chấp là rừng; Mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên dựa trên quy định của pháp luật…

Người dân phản ánh, do còn nợ tiền làm đường nông thôn mới nên họ bị ép ký giấy vay tiền, thế chấp đất rừng. Ảnh: Bảo Nguyên
Người dân phản ánh, do còn nợ tiền làm đường nông thôn mới nên họ bị ép ký giấy vay tiền, thế chấp đất rừng. Ảnh: Bảo Nguyên

“Đây là số tiền gia đình tôi còn thiếu, chưa có khả năng đóng góp để làm đường nông thôn mới. Tôi rất sợ nếu không trả được tiền họ sẽ lấy đi đất rừng canh tác của mình”, ông Thiên nói bằng tiếng của người Dao, khuôn mặt đầy lo âu.

Phóng viên tiếp tục liên hệ với bà Lý Thị Về (thành viên tổ tự quản thu chi làm đường nông thôn mới của xóm Ngòi Bình, người đại diện bên A - cho vay tiền) thì được biết: Quá trình làm đường nông thôn mới, ngoài vật liệu xây dựng Nhà nước đầu tư thì xóm phải thuê máy san ủi mặt bằng, đổ bê tông, nhân công nên ban đầu tạm tính 1 triệu/khẩu. Tuy nhiên sau này đội chi phí nên phát sinh lên 2 triệu đồng/khẩu cho con đường dài 1,8km.

Mỗi nhân khẩu xóm Ngòi Bình, thôn Ngòi Ngần phải đóng 2 triệu đồng để làm đường nông thôn mới dài 1,8km. Ảnh: Bảo Nguyên
Mỗi nhân khẩu xóm Ngòi Bình, thôn Ngòi Ngần phải đóng 2 triệu đồng để làm đường nông thôn mới dài 1,8km. Ảnh: Bảo Nguyên

“Gia đình ông Thiên có 4 khẩu nhưng mới đóng 4 triệu đồng tiền mặt và 3 ngày công (tương đương với 750.000 đồng). Do vậy gia đình ông ấy còn nợ 3.250.000 đồng mà chúng tôi đòi mãi chưa trả. Các thành viên trong tổ tự quản đã thống nhất nhờ một cán bộ xã in cho tờ giấy để xác nhận họ còn nợ tiền, sau này sẽ phải trả”, bà Về giải thích.

Theo ông Lê Thế Vinh - Trưởng thôn Ngòi Ngần, thôn có 204 hộ dân thì đến 50 hộ nghèo. Còn riêng xóm Ngòi Bình có 22 hộ dân (92 nhân khẩu) thì có tới 6-7 hộ nghèo.

Ông Lê Thế Vinh - trưởng thôn Ngòi Ngần phủ nhận thông tin phản ánh sẽ tính lãi cao đối với người còn nợ tiền làm đường nông thôn mới. Ảnh: Bảo Nguyên
Ông Lê Thế Vinh - Trưởng thôn Ngòi Ngần phủ nhận thông tin phản ánh sẽ tính lãi cao đối với người còn nợ tiền làm đường nông thôn mới. Ảnh: Bảo Nguyên

“Hiện nay còn gần 10 hộ đóng thiếu tiền làm đường nông thôn mới, chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn hoặc đi làm ăn xa. Giấy cho vay tiền cũng do tổ tự quản của xóm làm không liên quan đến tôi”, Trưởng thôn Ngòi Ngần nói và cho biết - tất cả nhân khẩu trong thôn phải đóng tiền làm đường nông thôn mới như nhau không giảm trừ cho hộ nghèo, gia đình có khoản cảnh khó khăn.

Trả lời PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Tiến - Chủ tịch UBND xã Bảo Ái - cho hay: Sau khi nhận được thông tin phản ánh đồng thời xã báo cáo lên cấp trên, trong ngày 10.7 Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với Công an xã Bảo Ái về thôn xóm xác minh việc làm đường nông thôn mới cũng như nắm bắt tâm tư của người dân.

“Vụ việc nêu trên thực ra là câu từ gây hiểu nhầm. Văn bản ấy về pháp lý cũng không có gì”, Chủ tịch UBND xã Bảo Ái nhận định.

Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Xác minh thông tin vụ ép người dân vùng cao nhận nợ xây đường nông thôn mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Theo phản ánh của người dân thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, họ bị ép phải viết giấy vay tiền làm đường nông thôn mới.

Những lão nông Hà Nội hiến cả trăm mét đất xây dựng nông thôn mới

Khánh Linh |

Không ngần ngại hiến hàng trăm mét vuông đất, bao gồm cả đất thổ cư ở mặt đường, những lão nông ở huyện Ba Vì, Hà Nội đang từng ngày góp của, góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Ở miền núi nhưng vẫn thiếu đất đắp cho xây dựng nông thôn mới

Minh Chuyên |

Tình trạng thiếu nguồn đất đắp để phục vụ các công trình xây dựng nông thôn mới đang diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh Hòa Bình.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Xác minh thông tin vụ ép người dân vùng cao nhận nợ xây đường nông thôn mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Theo phản ánh của người dân thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, họ bị ép phải viết giấy vay tiền làm đường nông thôn mới.

Những lão nông Hà Nội hiến cả trăm mét đất xây dựng nông thôn mới

Khánh Linh |

Không ngần ngại hiến hàng trăm mét vuông đất, bao gồm cả đất thổ cư ở mặt đường, những lão nông ở huyện Ba Vì, Hà Nội đang từng ngày góp của, góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Ở miền núi nhưng vẫn thiếu đất đắp cho xây dựng nông thôn mới

Minh Chuyên |

Tình trạng thiếu nguồn đất đắp để phục vụ các công trình xây dựng nông thôn mới đang diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh Hòa Bình.