Nguyễn Linh Khiếu và "Hoa Linh Thảo"

Nhà thơ Ngô Đức Hành |

Dường như nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu bị thần linh “nhập”, buộc ông phải viết trường ca “Hoa Linh Thảo”?! Từ những năm đầu của thế kỷ 21, ông đã đến Ấn Độ, những câu thơ đầu tiên vụt hiện. Năm 2014 ông trở lại Kolkata thủ phủ của bang Tây Benga, chính thức khởi thảo và hoàn thành trường ca “Hoa Linh Thảo” trong những ngày COVID-19, cả thế giới đang cần cứu rỗi.

1. Từ trang đầu đến các trang cuối, ngập tràn hương Hoa Linh Thảo. Hơn thế, thơm nhân gian và sự sống, khắc khoải, đớn đau và hy vọng: “.../ hoa cỏ thơm những miền trời / thơm những miền đất / thơm những miền người / thơm những miền linh hương / thơm những miền linh sắc” (Hoa Linh Thảo, trang 16).

Trong “Hoa Linh Thảo” có một dòng chảy của “Phồn sinh” hay nói cách khác, “Hoa Linh Thảo” chính dòng chảy tiếp nối của “Phồn sinh”. Cảm xúc thơ chi phối, nhà thơ nhận ra “quyền năng” của thi ca: “thơ ca thấm nhuần nhịp điệu giống đực / thơ ca đầm đìa giai điệu truyền sinh / thơ ca dẫn truyền sức sống / thơ ca ám ảnh bầu trời phát dục đỏ rực / .../ réo vang chân lý Phồn sinh / chân lý của mọi chân lý / chân lý hiện sinh kỳ vỹ khôn cùng” (trang 88 - 89).

Trường ca “Phồn Sinh” (năm 2018) đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam, “Hoa Linh Thảo” đồ sộ không kém, và vẫn đặc biệt. Trường ca như một dòng chảy, không dấu chấm, phẩy suốt 288 trang. Tiếp cận với “Hoa Linh Thảo” đễ nhận ra rằng có một “Phồn sinh” với tư cách tôn giáo, một “Dòng thiêng” bất tận, đẹp rực rỡ như nham thạch trong chính trường ca này.

“.../ ta đến cuộc đời này bằng khoảnh khắc hoan lạc / sống với cuộc đời này những khoảnh khắc hoan lạc / để lại cuộc đời này những khoảnh khắc hoan lạc / tất cả sẽ biến mất / chỉ hoan lạc là còn / chỉ còn lại những đứa con / những thiên thần sinh ra từ hoan lạc / những đứa con nối tiếp những đứa con nối tiếp những đứa con nối tiếp những đứa con mãi mãi trường tồn / mãi mãi dòng tuyền sinh tuôn trào bất tận” (trang 30).

Quá trình nghiên cứu triết học với tư cách là một nhà khoa học, vùi mình vào kinh thư, rong ruổi đến các miền “đất Thánh” của nhiều tôn giáo, Nguyễn Linh Khiếu giác ngộ về minh triết Phồn Sinh?

Trường ca “Hoa Linh Thảo”, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu nhiều lần, trong nhiều chương nhắc đến Phồn Sinh. “vang lừng ngôn ngữ Phồn Sinh phì nhiêu màu mỡ chan chứa” (chương 1); “những đứa con thông minh rạng rỡ hát vang lừng bài ca Phồn Sinh” (chương 5); “Kola một dáng hình huyền thoại... một đôi tay gặt hái một nụ cười thu hoạch dưới bầu trời đa tình một cánh đồng Phồn Sinh” (chương 9); “sức sống là căn bản của Phồn Sinh” (chương 11)... cho đến tận chương 68 (chương kết). Ở chương 68, ông nhắc đến bốn lần “hương sắc thấm nhuần ngôn ngữ Phồn Sinh” (trang 282), “khúc Phồn Sinh thăm thẳm một cõi người” (trang 285), “một thế giới Phồn Sinh bạt ngàn Hoa Linh Thảo”, “trường ca Phồn Sinh lung linh đáy nước” (trang 286).

Cốt lõi của Phồn Sinh là giao hoan, hoan lạc. Kinh Thánh khi nói về tình dục có điều răn: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là Thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (1 Cô-rinh-tô 10:133- Bản Truyền Thống). Trong “Hoa Linh Thảo” sex hiện lên lộng lẫy, khởi động năng lượng phồn sinh của muôn loài. Đó là vẻ đẹp đích thực.

2. Thi ca mang đến sự giải phóng cho con người, dù là con chiên của Thiên chúa, tín đồ Hồi giáo hay phật tử của Phật giáo. Thơ, với nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu là “tôn giáo của vẻ đẹp”. Trong “Hoa Linh Thảo” ông xác tín: “mọi ngôi đền thiêng trên thế gian này chỉ linh thiêng khi thi ca cất tiếng / không có thi ca không ngôi đền nào có thể tồn tại / những vị thánh sẽ từ bỏ ngôi đền đi hết / mọi ngôi đền đều hoang vu lạnh ngắt / những ngôi đền chỉ là những phế tích đổ nát điêu tàn” và “không có thi nhân khơi nguồn sự sống / tất cả sẽ mục nát lụi tàn / tất cả thật tan hoang tang thương đau xót” (trang 54,55).

Nhà tư tưởng, triết gia nổi bật của thế kỷ 19, Karl Marx (Các Mác), từng nói: “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. Jean Cocteau (1889 – 1963) nhà thơ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp có nói: “Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng”. Nếu thi ca là một tôn giáo, thì mỗi nhà thơ mà một tông đồ có nhiệm vụ truyền giảng “Kinh thi” - kinh thánh thơ. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu xác tín: “.../mỗi nhà thơ chỉ khai phá duy nhất một con đường / con đường chưa bao giờ có / không khai phá con đường duy nhất của mình / không bao giờ trở thành thi sĩ” (Hoa Linh Thảo, trang 35).

....

Nhà thơ bao giờ cũng là ước mơ của mọi nền văn hóa

Nhà thơ bao giờ cũng là tiên phong của mọi ngôn ngữ

Nhà thơ bao giờ cũng khai mở một thời đại văn chương

(Hoa Linh Thảo, trang 66).

Nguyễn Linh Khiếu là Phó giáo sư, Tiến sỹ triết học, ông luận giải con người, hiện tượng và vẻ đẹp bản chất trong "Phi lý một cách hợp lý". Để tìm hiểu minh triết phồn sinh, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu rong ruổi đến các vùng đất thiêng Bithar và New Dehli của Ấn Độ, Lumbini của Nepal. Ông tìm cách lý giải giữa sự sống và cái chết, giữa ý thức và vô thức, giữa hiện hữu và vô hữu, giữa hiện sinh và vô thường...

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng nói: “Đọc vạn cuốn sách, suy cho cùng cũng để tìm chìa khóa mở cửa tâm hồn mình”. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu khẳng định: “Bản thân mỗi con người là một kho tàng vô tận, những cái quý giá và thiêng liêng. Không ai biết được kho báu ẩn chứa ở trong mỗi chúng ta như thế nào”. Ấn Độ chính là nơi Blair T.Spalding, một giáo sư, nhà văn người Anh đã viết và công bố tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông”, nguyên tác tiếng Anh là “Life and Teaching of the Masters of the Far East”.

Đi xa càng hiểu gần, tiệm cận nhân bản trong chính con người mình, làm bật lên tiếng nói của bản ngã. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu xác quyết: “Mở kho báu của mình nghĩa là nhà thơ phải tự tìm con đường riêng của chính mình. Đó là một công việc chưa bao giờ dễ dàng” (Hoa Linh Thảo, trang 12).

...

ta là nhà thơ của những miền châu thổ

nhà thơ của miền cỏ thơm dồi dào nước đỏ

nước ngọt ngào biết bao

nước mặn mòi biết bao

(Hoa Linh Thảo, trang 67).

Đặc biệt trong “Hoa Linh Thảo”, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu dùng đến dung lượng hai chương 19 và 20 để nói về nhịp điệu phồn sinh của vùng châu thổ sông Hồng từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ. Nhịp điệu đó vang lừng, tinh khôi, nồng nàn... thành bản giao hưởng vĩ đại mà ông gọi là “Hồng ca”. “nhà thơ của những miền châu thổ sông Hồng không hát lên bài ca ời ợi không hát lên bài ca tưng bừng rực rỡ không ngân lên nhịp điệu tưng bừng của miền châu thổ thì ca ngợi cái gì?” (trang 87), “miền châu thổ”, “miền cỏ thơm” của chính nhà thơ, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên chứ không phải nơi nào khác. “một nhà thơ bao giờ cũng có những tiền kiếp bí ẩn không dễ gì biết / giữa họ bao giờ cũng có những mối liên hệ thần bí linh thiêng những khoảnh khắc / vô tận những khoảnh khắc / những phiên bản vô tận những phiên bản / những nhân bản hằng hà sa số những nhân bản / nhà thơ bao giờ cũng ngộ nhận mình là duy nhất / trên cõi đời này không có gì đích thực là duy nhất / duy nhất đó chính là một khoảnh khắc chỉ là một đứt đoạn chỉ là một hiện sinh / đa dạng là liên tục là bản chất của sinh tồn” (trang 275). Hẳn nhiên trong đa dạng luôn có khác biệt.

3. “Hoa Linh Thảo” chắc chắn sẽ là đề tài của nhiều chuyên luận khoa học, không dễ bó gọn vào một khuôn nào. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Có một thứ vô cùng quan trọng làm nên Nguyễn Linh Khiếu. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Linh Khiếu mở ra như nước, lan tỏa như khói, cuồng nhiệt như lửa, diễm lệ như hoa và trần trụi như một con chim bị vặt hết lông vũ. Ông là một nhà thơ Việt Nam đương đại sáng tạo ra từ vựng cho thơ, hay nói cách khác, ông sáng tạo ra ngôn ngữ thi ca cho riêng ông dùng để dựng lên thế giới thơ của chính ông, để xác lập tính độc quyền trong những thi phẩm của ông” (Hoa Linh thảo, trang 7).

Không phải ngẫu nhiên, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài Tựa đặt tít “Con đường Nguyễn Linh Khiếu”: “Nếu một nhà thơ không tạo ra con đường riêng của mình mà chỉ đi trên những con đường đã có của những người đi trước thì thế giới không nhận ra anh ta và anh ta không có ý nghĩa gì trong toàn bộ đời sống văn chương ở bất cứ nền văn học nào và ở bất cứ thời đại nào” (Hoa Linh Thảo, trang 5). Chỉ riêng “ngôn ngữ Nguyễn Linh Khiếu”, đã là một chuyên luận khoa học của thi ca. Từ tâm

Nhà thơ Ngô Đức Hành
TIN LIÊN QUAN

"Ký ức Hà Nội" qua từng tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ trên nhiều chất liệu

Ái Vân |

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 – 10.10.2021), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu triển lãm trực tuyến với tên gọi “Ký ức Hà Nội”. Triển lãm trực tuyến trưng bày 25 tác phẩm hội họa, đồ họa bằng các chất liệu đa dạng như: sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, chì, khắc gỗ… được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.

59 tác phẩm đoạt giải Báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng

Phạm Đông |

Hội đồng sơ khảo Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020 - 2021" đã tuyển chọn được 59 tác phẩm của 4 thể loại báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh vào chung khảo.

Tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi” đoạt Huy chương Bạc PX3 (Pháp)

T.V |

Tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn, Báo Lao Động vừa đoạt Huy chương Bạc (silver medal) thể loại “Báo chí - du lịch” (Press/Travel) khu vực dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp (Professional) tại cuộc thi hàng đầu Châu Âu PX3 (Paris, Pháp) năm 2021.

500 hình ảnh về cuộc đời và tác phẩm của Leonardo Da Vinci

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Nếu độc giả muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày đặc thông tin tiểu sử thì "Leonardo Da Vincin: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh" chính là cuốn sách bạn cần.

Tìm thấy một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy xương ngón chân của một con hươu thời tiền sử được chạm khắc bởi người Neanderthal cách đây 51.000 năm. Nó được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất từng được tìm thấy.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

"Ký ức Hà Nội" qua từng tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ trên nhiều chất liệu

Ái Vân |

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 – 10.10.2021), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu triển lãm trực tuyến với tên gọi “Ký ức Hà Nội”. Triển lãm trực tuyến trưng bày 25 tác phẩm hội họa, đồ họa bằng các chất liệu đa dạng như: sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, chì, khắc gỗ… được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.

59 tác phẩm đoạt giải Báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng

Phạm Đông |

Hội đồng sơ khảo Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020 - 2021" đã tuyển chọn được 59 tác phẩm của 4 thể loại báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh vào chung khảo.

Tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi” đoạt Huy chương Bạc PX3 (Pháp)

T.V |

Tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn, Báo Lao Động vừa đoạt Huy chương Bạc (silver medal) thể loại “Báo chí - du lịch” (Press/Travel) khu vực dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp (Professional) tại cuộc thi hàng đầu Châu Âu PX3 (Paris, Pháp) năm 2021.

500 hình ảnh về cuộc đời và tác phẩm của Leonardo Da Vinci

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Nếu độc giả muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày đặc thông tin tiểu sử thì "Leonardo Da Vincin: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh" chính là cuốn sách bạn cần.

Tìm thấy một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy xương ngón chân của một con hươu thời tiền sử được chạm khắc bởi người Neanderthal cách đây 51.000 năm. Nó được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất từng được tìm thấy.