Nghỉ hưu thời già hóa dân số

Thanh Hà |

New York Times từng có bài viết nhận định, ở các xã hội châu Á già hóa, nghỉ hưu có nghĩa là làm việc nhiều hơn. Theo đó, trên khắp Đông Á - nơi dân số đang già đi nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, lao động lớn tuổi thường phải làm việc tới ngoài 70 tuổi và vẫn tiếp tục làm việc sau độ tuổi này.

“Chẳng vui chút nào”

Tất cả những gì ông Yoshihito Oonami ở Nhật Bản mong muốn là nghỉ hưu, cho cơ thể già nua của mình được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, mỗi sáng, lúc 1h30, người đàn ông 73 tuổi thức đậy, lái xe 1 tiếng đồng hồ tới chợ bán đồ tươi sống ở Vịnh Tokyo. “Chừng nào cơ thể còn cho phép, tôi cần phải tiếp tục làm việc" - ông Oonami nói. Làm việc ở độ tuổi ngoài 70 "chẳng vui chút nào, nhưng tôi phải làm để tồn tại", ông chia sẻ thêm.

Trên khắp Đông Á, khi dân số suy giảm, ngày càng có nhiều người lao động ở độ tuổi như ông Oonami tiếp tục làm việc. Các doanh nghiệp rất cần họ và những người lao động lớn tuổi cũng rất cần công việc, theo New York Times.

Các nhà nhân khẩu học từ lâu đã cảnh báo "quả bom hẹn giờ" về nhân khẩu học đang rình rập các quốc gia giàu có. Tuy nhiên, khu vực Đông Á đã bắt đầu cảm nhận rõ rệt về các tác động. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất ở Đông Á, nơi người cao tuổi cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục làm việc. Ở Hàn Quốc, với tỉ lệ nghèo ở người cao tuổi lên tới gần 40%, tỉ lệ tương tự ở những người từ 65 tuổi trở lên vẫn đang làm việc. Tại Hong Kong (Trung Quốc), cứ 8 người cao tuổi thì có 1 người vẫn còn làm việc. Tỉ lệ này ở Nhật Bản là hơn 1/4, cao hơn so với 18% ở Mỹ.

Già khi chưa giàu

Cuối năm 2023, The Economist có bài viết nhận định, các nước nghèo ở châu Á đang đối mặt với cuộc khủng hoảng già hóa. Tờ báo này chỉ ra, từ năm 2002 đến 2021, tỉ lệ dân số Thái Lan từ 65 tuổi trở lên đã tăng từ mức 7% lên 14% - ngưỡng được sử dụng rộng rãi để xác định một xã hội bắt đầu chuyển từ "đang già đi" sang "đã già". Quá trình chuyển đổi tương tự ở Nhật Bản mất tới 24 năm, ở Mỹ là 72 năm trong khi ở Pháp là 115 năm.

Và khác với những quốc gia trên, Thái Lan già đi trước khi giàu lên. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2021 là 7.000 USD. Khi dân số Nhật Bản đạt ngưỡng tương tự của Thái Lan vào năm 1994, thu nhập tính theo đồng USD của người dân nước này đã cao hơn gần gấp 5 lần.

Những điều Thái Lan đang đối mặt nêu bật xu hướng có tác động to lớn về kinh tế và xã hội. Ngay cả những quốc gia có quá trình già hóa dân số lâu hơn, như Indonesia (26 năm) và Philippines (37 năm), cũng sẽ có mức thu nhập bình quân thấp hơn nhiều.

Đông Nam Á được dự báo trở thành khu vực già hóa vào năm 2042. Nam Á sẽ chưa bước vào nhóm này trong vòng một thập kỷ sau đó nhưng lại có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực. Sri Lanka, nơi thu nhập trung bình thấp hơn khoảng 1/3 so với Thái Lan, được dự đoán sẽ trở thành xã hội già hóa vào năm 2028. Tại một số vùng của Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới - dân số được xác định đã già hóa. Ví dụ, bang miền Nam Kerala có 17% dân số từ 60 tuổi trở lên.

Dự báo, trong mức tăng dân số cao tuổi dự kiến ​​ở các nước nghèo vào năm 2050, châu Á chiếm tới 70%. Ông

Donghyun Park - cố vấn kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cảnh báo, các quốc gia có dân số già đi trước khi giàu là mối đe dọa với sự vươn lên của châu Á. Lực cản lớn nhất là trên thị trường lao động. Khi các quốc gia già đi, lực lượng lao động bị thu hẹp. Ở Thái Lan, dân số trong độ tuổi lao động dự kiến ​​giảm 1/5 vào năm 2055.

Một người đàn ông cao tuổi đi bộ trên đường phố ở khu Shinbashi, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP
Một người đàn ông cao tuổi đi bộ trên đường phố ở khu Shinbashi, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Đón đầu nền kinh tế bạc

Truyền thông Hàn Quốc cho hay, khoảng 24,5% người Hàn Quốc từ 70 tuổi trở lên vẫn đang làm việc tính đến tháng 1.2024. Trong số những lao động này, một nửa ở độ tuổi từ 75 tuổi trở lên, 42,1% được cơ quan chức năng coi là “lao động giản đơn”, tức làm những công việc không chuyên môn, chỉ cần đào tạo vài giờ. Khoảng 30% trong số này đang làm việc trong ngành nông, ngư nghiệp và lâm nghiệp, 22,8% làm việc trong ngành xã hội và dịch vụ.

Hàn Quốc được dự đoán sẽ trở thành quốc gia có độ tuổi già nhất thế giới vào năm 2044 và năm 2023, số người ở độ tuổi 70 lần đầu vượt quá số người ở độ tuổi 20. Giới chức Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết vấn đề dân số già của nước này, trong đó nỗ lực khuyến khích việc làm cho thanh niên cũng như người già và tăng tỉ lệ sinh. Để thuyết phục các cặp vợ chồng trẻ, chính phủ Hàn Quốc thậm chí còn cân nhắc việc miễn nghĩa vụ quân sự cho những người đàn ông có từ 3 con trở lên.

Dân số già đi đã có những tác động trên phạm vi rộng, bao gồm cả việc tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và phúc lợi. Độ tuổi nghỉ hưu của Hàn Quốc là 60, tăng vào năm 2017 từ mức 58 tuổi. Hiện nay, các công đoàn trong nước đang kêu gọi doanh nghiệp tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu để người lao động có thể kiếm thu nhập thêm vài năm nữa.

Việc giới chức Hàn Quốc hoan nghênh lao động lớn tuổi và xem đây như một giải pháp cho tình trạng thiếu lao động do sự thay đổi nhân khẩu học gây ra cũng là điều mà một số nền kinh tế ở châu Á đang hướng tới.

Tại Nhật Bản, quốc gia đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học thậm chí còn lớn hơn, cứ 10 người thì có một người từ 80 tuổi trở lên, khiến nước này trở thành quốc gia có tỉ lệ người già cao nhất thế giới. Những người từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,6% lực lượng lao động Nhật Bản vào năm 2022.

Trung Quốc, nơi được Ngân hàng Thế giới coi là “xã hội siêu già”, cũng đang tìm cách thu hút nhiều người cao tuổi đi làm. Những người trên 60 tuổi chiếm khoảng 20% ​​dân số Trung Quốc và chiếm 8,8% lực lượng lao động. Trong khi truyền thông Nhà nước Trung Quốc kêu gọi những người về hưu quay trở lại thị trường lao động, những cuộc thảo luận về việc nâng độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc của nước này cũng đang diễn ra. Đầu năm 2024, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch kinh tế bạc với khả năng định hướng lại nền kinh tế theo hướng dân số già ngày càng tăng, bao gồm đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ dành cho người cao tuổi.

Tại Singapore, quốc gia dự kiến có dân số "siêu già” vào năm 2026, giới chức đang xem xét các biện pháp khuyến khích hơn nữa để thu hút nhiều người cao tuổi hơn vào lực lượng lao động. Tỉ lệ công dân từ 65 tuổi trở lên trở lại tham gia vào lực lượng lao động tăng đều đặn trong thập kỷ qua, đạt mức 31% vào năm 2022.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

93,35% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Ngày 1.7, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Lễ Mít tinh Kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam (1.7.2009-1.7.2024).

Dân số Việt Nam già hóa, nhu cầu viện dưỡng lão gia tăng

hà lê |

Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhanh hơn 6 năm so với dự báo, đến nay Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ sẽ ứng dụng triệt để công nghệ thông tin

Phương Anh |

Ngày 1.4.2024, Tổng cục Thống kê tổ chức lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2024 nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2025.

Những viên ngọc quý hình thành trên hồ nước lớn nhất Thái Nguyên

Nguyễn Hoàn |

Mô hình nuôi trai lấy ngọc đầu tiên được triển khai ở hồ Núi Cốc (Đại Từ, Thái Nguyên) đã mang lại hiệu quả cao, tạo sinh kế, phát triển kinh tế địa phương.

Tên lửa Nga diệt 2 đoàn tàu quân sự Ukraina, tổn thất nặng

Ngọc Vân |

Quân đội Nga nhắm mục tiêu vào một đơn vị Ukraina đang tái triển khai, gây tổn thất nặng nề về nhân lực và vật lực.

Diện mạo đường 1.200 tỉ, rộng 40m ở Hà Nội sắp hoàn thành

HỮU CHÁNH |

Đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy dài 1,5km dự kiến thông tuyến vào tháng 10.2024 sẽ giúp rút ngắn khoảng cách từ quận Long Biên đến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Cơn bão mới gần Biển Đông sau bão số 2 tăng cấp dữ dội

Song Minh |

Tiếp sau bão số 2 Prapiroon, cơn bão tiếp theo gần Biển Đông tăng cấp nhanh chóng.

Bà Harris có cơ hội trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên

Thanh Hà |

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang đứng trước cơ hội trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên và người da màu thứ 2 làm tổng thống Mỹ.

93,35% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Ngày 1.7, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Lễ Mít tinh Kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam (1.7.2009-1.7.2024).

Dân số Việt Nam già hóa, nhu cầu viện dưỡng lão gia tăng

hà lê |

Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhanh hơn 6 năm so với dự báo, đến nay Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ sẽ ứng dụng triệt để công nghệ thông tin

Phương Anh |

Ngày 1.4.2024, Tổng cục Thống kê tổ chức lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2024 nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2025.