Mô hình nuôi trai lấy ngọc cho hiệu quả kinh tế cao

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mô hình nuôi trai lấy ngọc đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh được triển khai tại thôn Liên Công, xã Đồng Môn (thành phố Hà Tĩnh) đang là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 6.4, chị Trần Thị Ánh - chủ mô hình nuôi trai lấy ngọc ở thôn Liên Công, xã Đồng Môn - chia sẻ, xuất phát từ nhu cầu làm đẹp từ sản phẩm ngọc trai của người tiêu dùng cao nên chị đã tìm hiểu, học hỏi mô hình nuôi trai lấy ngọc.

Năm 2020, chị ra tỉnh Ninh Bình nhập về 10.000 con giống trai để nuôi trên diện tích 1ha trong 2 ao. Do ban đầu chưa có kinh nghiệm nên trai bị chết nhiều với tỉ lệ chết khoảng 15%.

Quá trình vừa nuôi vừa đi học hỏi thêm kinh nghiệm ở các tỉnh khác nên cuối cùng mô hình nuôi trai lấy ngọc của chị Ánh cũng thành công khi giữa năm 2021 chị thu hoạch với 80% trai cho ngọc.

Theo chị Ánh, để tỉ lệ trai cho ngọc cao thì việc cấy nhân ngọc trai vào trai là rất công phu và phải đúng kĩ thuật. Mỗi con trai thường được cấy vào 4 nhân ngọc trai. Thời gian nuôi trai khoảng một năm rưỡi đến 2 năm là thu hoạch trai để lấy ngọc.

Về kĩ thuật cấy nhân ngọc trai, theo chị Ánh, đầu tiên phải lựa chọn những con trai có độ tuổi từ 5-8 tháng tuổi, khỏe mạnh, không bị bệnh, vỏ ngoài của chúng sáng, bóng, hình thức đẹp để lấy mô tế bào.

Mô tế bào nằm ở 2 màng áo của trai, kỹ thuật viên phải cắt đúng điểm tạo ngọc nằm ở 2 thành dãi, nếu cắt lệch việc tạo ngọc sẽ không đạt hiệu quả. Công đoạn này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.

Sau đó, mỗi con trai thường được cấy vào 4 nhân ngọc và 4 mô tế bào.

Sau gần 2 năm nuôi, viên ngọc nhân tạo trong con trai từ kích thước 0,6 cm ban đầu sẽ lớn đến khoảng 1 cm, độ tròn hoàn hảo là 60% là thu hoạch lấy ngọc.

“Cấy ghép là công đoạn cực quan trọng trong nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, quyết định đến 70% tỉ lệ thành công có ngọc, chất lượng của ngọc, màu sắc của ngọc” - chị Ánh chia sẻ.

Sau khi thu hoạch trai lấy ngọc, chị Ánh liên kết với một số công ty vàng, bạc, đá quý trong và ngoài tỉnh để phân loại chất lượng ngọc rồi tạo ra các sản phẩm trang sức có đính ngọc trai rồi bán chia lợi nhuận, hoặc có thể bán thẳng ngọc trai cho các cơ sở kinh doanh trang sức luôn.

Mỗi viên ngọc trai được bán với giá từ 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, đặc biệt cũng có những viên to, đẹp thì bán giá đến 10 triệu đồng. Trong đó, phổ biến là trai cho ngọc có giá trị khoảng 300 ngàn đồng/viên.

Ngoài nuôi trai lấy ngọc, mô hình này còn đầu tư cầu đi bộ ra hồ rất đẹp để tham quan, thư giản. Ảnh: Trần Tuấn.
Ngoài nuôi trai lấy ngọc, mô hình này còn đầu tư cầu đi bộ ra hồ rất đẹp để tham quan, thư giản. Ảnh: Trần Tuấn.

Nhận thấy mô hình nuôi trai lấy ngọc thị trường đang có nhu cầu lớn nên chị Ánh đã đầu tư mở rộng quy mô, đến nay đã nuôi hơn 30.000 con trai trên diện tích 5ha mặt nước. Mỗi năm thường thu hoạch trai lấy ngọc vào 2 mùa là mùa xuân và mùa đông.

Sản phẩm ngọc trai từ mô hình của chị Ánh đã đạt sản phẩm CCOP 4 sao cấp thành phố. Mô hình nuôi trai lấy ngọc của này đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đến 7 triệu đồng/người/tháng.

“Nuôi trai không mất tiền thức ăn vì nó ăn phù du trong tự nhiên, sản phẩm ngọc trai giá trị cao, khi lấy ngọc xong đồng thời còn bán ruột trai làm thực phẩm cho các nhà hàng làm mồi nhậu, cháo trai, súp trai...và bán vỏ trai làm khảm nên tận dụng được tối đa giá trị” - chị Ánh chia sẻ.

Theo chị Ánh, sắp tới chị sẽ đầu tư thêm lĩnh vực bán giống trai vì hiện nay đã có nhiều người đến học tập với ý định nhân rộng mô hình nuôi trai lấy ngọc này của chị.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vườn chuẩn nông thôn mới: Đẹp nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Phong trào xây dựng “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tại các địa phương bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn hạn chế về mặt hiệu quả kinh tế.

Nuôi chồn nhàn hạ mà hiệu quả kinh tế cao

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mặc dù mô hình nuôi chồn mới được khởi đầu nhưng thành công của ông Lê Hồng Cường (52 tuổi, trú thôn Vĩnh Phong, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người học hỏi, nhân rộng.

Kiên Giang: Chuyển dần từ khai thác sang nuôi biển để đạt hiệu quả kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện nay tình hình ngư trường dần cạn kiệt, việc chuyển từ khai thác sang nuôi biển sẽ mở ra hướng đi hiệu quả cho ngư dân thời gian tới.

Nhiều người chọn đi du lịch trước ngày lễ 30.4 để tránh đông đúc

Phương Trang |

Đi du lịch sớm trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhiều gia đình không chỉ cảm thấy thoải mái vì tránh được cảnh chen chúc, đông đúc mà còn tiết kiệm được một khoản kinh phí vài triệu đồng.

Xơ xác vì tảo hôn: Ông nội tuổi 35, người mẹ trẻ sinh 7 đứa con

Minh Nguyễn |

Đến bản Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), ngoài chuyện tảo hôn thì PV không khỏi bất ngờ khi nơi đây có ông nội ở tuổi 35 và người phụ nữ sinh con nhiều nhất bản.

Ngân hàng Nhà nước có thể mua thêm ngoại tệ

Lam Duy |

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với những diễn biến thuận lợi trên thị trường thế giới là những yếu tố để Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục mua vào ngoại tệ.

Dịch vụ cho thuê phụ tùng xe để qua mặt đăng kiểm nở rộ trên chợ mạng

Minh Hà - Hà Chi |

Hiện nay, khi hoạt động đăng kiểm được siết chặt, không ngần ngại hay che giấu nhu cầu, nhiều tài khoản trên mạng xã hội đã đăng bài, tìm thuê các loại phụ tùng, linh kiện “zin” nhằm qua mặt đăng kiểm. Hầu hết các trường hợp tìm thuê phụ tùng đều do độ xe, thay đổi kết cấu xe, thay đổi lốp.

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc tiếp diễn mưa rét

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết từ nay đến ngày 13.4, không khí lạnh tăng cường liên tục tác động đến thời tiết Bắc Bộ.

Vườn chuẩn nông thôn mới: Đẹp nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Phong trào xây dựng “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tại các địa phương bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn hạn chế về mặt hiệu quả kinh tế.

Nuôi chồn nhàn hạ mà hiệu quả kinh tế cao

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mặc dù mô hình nuôi chồn mới được khởi đầu nhưng thành công của ông Lê Hồng Cường (52 tuổi, trú thôn Vĩnh Phong, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người học hỏi, nhân rộng.

Kiên Giang: Chuyển dần từ khai thác sang nuôi biển để đạt hiệu quả kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Hiện nay tình hình ngư trường dần cạn kiệt, việc chuyển từ khai thác sang nuôi biển sẽ mở ra hướng đi hiệu quả cho ngư dân thời gian tới.