Nỗi lo sông Hồng cạn trơ đáy

Tô Công |

Phú Thọ - Với thời tiết nắng nóng, khô hạn, chưa có dấu hiệu xuất hiện mưa, lũ, những nỗi lo về việc sông Hồng cạn trơ đáy lại hiện hữu.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động những ngày cuối tháng 4, trên sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, do nhiều ngày không xuất hiện mưa, lũ, dòng chảy trên sông ở mức thấp, có thể dễ dàng nhìn thấy những bãi bồi, cồn cát lớn giữa sông, có nơi khô hạn lâu ngày cỏ dại mọc um tùm trên cát.

Các cồn cát, bãi bồi giữa sông sau thời gian dài không có nước lũ đi qua nay cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Tô Công.
Thời gian dài không có nước, nay cỏ dại mọc um tùm trên những bãi bồi lớn. Ảnh: Tô Công.

Với những dấu hiệu trên, người dân không khỏi lo lắng, năm 2024 này, sông Hồng sẽ tiếp tục cạn trơ đáy như năm trước.

Bà Đỗ Thị Dung - người dân sống tại khu 1, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông - chia sẻ: "Nhà tôi ở gần bờ hữu sông Hồng, năm nay mực nước lại tiếp tục xuống thấp như năm trước, chúng tôi rất lo tình trạng sạt lở sẽ tiếp diễn, cùng với đó việc hạn hán sẽ ảnh hưởng đến việc tưới tiêu, canh tác của người dân hai bên bờ sông".

Mực nước xuống thấp nhưng chảy xiết, xói vào chân bờ hữu sông Hồng gây sạt lở ở khu 1, xã Bắc Sơn. Ảnh: Tô Công.
Mực nước xuống thấp nhưng chảy xiết, xói vào chân bờ hữu sông Hồng gây sạt lở ở khu 1, xã Bắc Sơn gần 2 năm nay. Ảnh: Tô Công.

Ông Trần Văn Tốn - Chủ Bến đò Tình Cương, sống tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba - kể lại, năm 2023, nước sông Hồng cạn trơ đáy đã khiến việc kinh doanh đò phà gặp rất nhiều khó khăn, khi cơ sở của ông phải liên tục tìm và xây dựng bến đỗ mới phù hợp với mực nước, đi vòng tránh các cồn cát... tốn thêm nhiều chi phí.

"Năm nay nước đang tiếp tục cạn, bến đỗ cũ không thể đi được nữa, chúng tôi đã phải bố trí bến đỗ mới cách đó 100m. Nếu tình trạng tiếp diễn, chúng tôi không biết sẽ chống đỡ như thế nào" - ông Tốn lo lắng.

Kinh doanh đò phà ngang sông gặp nhiều khó khăn khi sông Hồng cạn. Ảnh: Tô Công.
Kinh doanh đò phà ngang sông gặp nhiều khó khăn khi sông Hồng cạn. Ảnh: Tô Công.

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn cho biết, hiện tượng EL Nino còn tiếp tục duy trì trong các tháng đầu năm 2024, chưa có dấu hiệu xuất hiện mưa, lũ sớm năm 2024 ở Bắc Bộ.

Dự báo từ nay đến tháng 6.2024, lượng dòng chảy trên các sông, suối về hồ chứa trên các lưu vực sông sẽ ở mức thấp và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (dòng chảy trên các sông khu vực Bắc Bộ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 23% - 48%, riêng sông Hồng thiếu hụt khoảng 73%...).

Nước sông Hồng cạn hiện ra nhiều gạch ngói, rác thải... Ảnh: Tô Công.
Nước sông Hồng cạn hiện ra nhiều lớp gạch ngói, rác thải... Ảnh: Tô Công.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Thọ vừa phát đi Chỉ thị số 3 về việc "Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh".

Chỉ thị yêu cầu các Sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị trên địa bàn nghiêm túc triển khai nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ, nắm bắt thông tin diễn biến thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước để kịp thời triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước. Đảm bảo phục vụ nhân dân và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra...

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán khốc liệt, diễn biến khó lường tại Tây Nguyên

Nhóm PV Tây Nguyên |

Chưa năm nào hạn hán trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên lại diễn biến phức tạp khó lường như năm nay. Hiện các ngành chức năng và người dân nơi đây đang gồng mình triển khai các giải pháp chống hạn, hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Dùng nước sông Hồng "cứu" sông Tô Lịch liệu có khả thi?

Diệp Anh |

Gần đây, Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua. Trong đó, điểm nhấn của quy hoạch này chính là việc hồi sinh sông Tô Lịch bằng cách lấy nước sông Hồng để làm sống lại dòng sông này.

Thận trọng với việc xây đập dâng nhằm cứu sông Hồng

Cẩm Hà |

Việc xây dựng các đập dâng ở khu vực cống Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và cống Long Tửu (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) có nguy cơ gây ra các tác động không mong muốn với dòng chảy sông Hồng cũng như các hệ lụy về môi trường, chất lượng nước và hệ vi sinh.

Biển người ngắm pháo hoa chào mừng lễ 30.4 tại TPHCM

NHÓM PV |

TPHCM - Hàng nghìn người dân, du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng (Quận 1) ngắm pháo hoa từ nóc hầm Thủ Thiêm, chào mừng lễ 30.4.

Dự án chung cư Hà Nội bật tăng gần 150 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nguồn cung khan hiếm khiến phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hà Nội liên tục lập đỉnh, thậm chí có dự án đã chạm ngưỡng gần 150 triệu đồng/m2.

EU vô thức lún sâu phụ thuộc mặt hàng mới của Nga như với khí đốt

Song Minh |

EU đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

PHẠM ĐÔNG |

Từ 1.7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%. Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Rơi tự do, mất ngưỡng kháng cự 2.300 USD/ounce

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Tính đến 1h00, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 82,6-85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn niêm yết quanh mức 74,3-76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới "rơi" khỏi ngưỡng 2.300 USD/ounce.

Hạn hán khốc liệt, diễn biến khó lường tại Tây Nguyên

Nhóm PV Tây Nguyên |

Chưa năm nào hạn hán trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên lại diễn biến phức tạp khó lường như năm nay. Hiện các ngành chức năng và người dân nơi đây đang gồng mình triển khai các giải pháp chống hạn, hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Dùng nước sông Hồng "cứu" sông Tô Lịch liệu có khả thi?

Diệp Anh |

Gần đây, Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua. Trong đó, điểm nhấn của quy hoạch này chính là việc hồi sinh sông Tô Lịch bằng cách lấy nước sông Hồng để làm sống lại dòng sông này.

Thận trọng với việc xây đập dâng nhằm cứu sông Hồng

Cẩm Hà |

Việc xây dựng các đập dâng ở khu vực cống Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và cống Long Tửu (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) có nguy cơ gây ra các tác động không mong muốn với dòng chảy sông Hồng cũng như các hệ lụy về môi trường, chất lượng nước và hệ vi sinh.