Tướng Thệ kể chuyện áp giải Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng

Xuân Hải |

Chiến tranh đã lùi xa 41 năm, những vết thương chiến tranh trên người Trung tướng Phạm Xuân Thệ - người áp giải Tổng thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh tuyên bố đầu hàng sáng 30.4.1975, đã lành, những lô cốt, ụ súng năm nào ông cùng đồng đội chiến đấu giành giật từng giờ vết tích không còn, và đã được thay thế bằng những tòa nhà cao vút, những thảo cầm viên đầy ắp tiếng trẻ nô đùa.

Lời đanh thép của đại úy Thệ trước Tổng thống Dương Văn Minh

Người đàn ông dáng người cao to, mái tóc còn khá đen, vận chiếc áo phông màu xanh nhạt, nói chuyện cởi mở, dễ gần, nhìn ông như vậy không ai có thể đoán được ông năm nay đã tròn 70 tuổi. Ông là Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh quân khu 1 – người cách đây 41 năm đã trực tiếp áp giải Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh ra đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng quân giải phóng vô điều kiện sáng ngày 30.4.1975.

Sau khi rót nước mời khách, ông Thệ chỉ cho tôi vết thương sần sùi trên cánh tay trái, dài gần 10 cm, rộng 4cm, rồi nói: Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà bị thương như tôi là người rất may mắn rồi, có rất nhiều đồng đội đã hy sinh khi còn cách giờ phút Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vài chục phút.Nói đến đây, giọng ông Thệ như nghẹn lại, dường như thời khắc lịch sử, xen lẫn nỗi tiếc thương đồng đội cách đây 41 năm lại ùa về, trào dâng trong ông.

Sau vài phút trấn tĩnh lại, ông Thệ đưa cho tôi xem tấm ảnh đen trắng rồi nói: Đây là tấm ảnh được phóng viên báo chí nước ngoài chụp vào sáng ngày 30.4.1975. Sau này tôi gặp lại họ và nhờ họ in ra để giữ lại làm kỷ niệm. Vừa nói, ông Thệ chỉ vào người đàn ông còn khá trẻ mặc quần áo bộ đội, đội mũ cối đang nói trong tấm ảnh rồi nói. Đây là tôi, lúc đó mới 28 tuổi, còn người đàn ông cao to đứng tuổi, mặc bộ quần áo cộc tay, màu xám, đứng đối diện tôi là Tổng thống Dương Văn Minh và người đứng cạnh ông Minh là Thủ tướng Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu tại phòng Tổng thống Dương Văn Minh.

“Khi tôi vào Dinh độc lập thì Dương Văn Minh nói: “Tôi đang chờ quân giải phóng vào nội đô để bàn giao”, thấy vậy tôi hô to: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện không có gì bàn giao cả”,khi tôi nói xong Tổng thống Dương Văn Minh cùng các tùy tùng ngại ngùng ngồi xuống ghế trong căn phòng khách của Tổng thống Chính phủ Việt Nam cộng hòa” – ông Thệ nhớ lại.

Vào sào huyệt Chính phủ Việt Nam cộng hòa

Ông Thệ kể lại, năm 1975, ông may mắn và vinh dự được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lúc đó ông là đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Đến khoảng 5h ngày 30.4.1975 đơn vị ông đến cầu Sài Gòn. Tại đây, địch chống trả lại rất quyết liệt, bắn như mưa về phía quân ta, không cho quân giải phóng vào nội đô, cũng tại cây cầu này đồng chí Ngô Xuân Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn xe tăng, cùng hơn chục chiến sĩ ta đã hy sinh trước khi quân ta tiến qua cầu. Ông Thệ nói: Khi tiến đến cầu Văn Thạnh, rồi đến Ngã tư Hàng Xanh, vượt tiếp qua cầu Thị Nghè, tôi ngồi trên xe Jeep để chỉ huy cùng với 5 đồng chí trong đơn vị đến ngang cổng Thảo Cầm Viên thì dừng lại để hỏi đường thì có một người đàn ông khoảng 40 tuổi, tay cầm cờ giải phóng màu xanh và màu đỏ, ở giữa là ngôi sao năm cánh nhận chỉ đường rồi lên xe ô tô đi vào Dinh độc lập – sào huyệt cuối cũng của chính quyền Việt Nam cộng hòa.

Ông Thệ tiếp lời, hình ảnh khiến tôi nhớ mãi là quân giải phóng đang hừng hực khí thế tiến vào và cách Dinh độc lập khoảng 300m, thì có đồng chí của quân ta trên xe tăng bị hi sinh do một số tên địch ngoan cố chống cự.“Khi cách Dinh độc lập khoảng 100m, tôi thấy một chiếc tăng lao đến cổng Dinh rồi dừng lại do bị kẹt, thấy vậy chiếc tăng đi phía sau gầm rú, lao lên húc đổ cổng Dinh lao vào sân, xe tôi cùng đoàn quân giải phóng ào ào lao vào trong khu vực khuôn viên Dinh độc lập rộng khoảng vài nghìn mét” – ông Thệ kể.

Ông Thệ nói tiếp: Vào đến sân, tôi cùng các đồng chí trên xe ô tô cầm cờ lao xuống xông vào trong Dinh và hỏi đường lên nóc Dinh để cắm cờ thì được biết đồng chí Bùi Quang Thận đã cắm cờ trên nóc Dinh rồi. Và khi tôi lên đến cầu thang thì gặp một người đàn ông mặc bộ quần áo màu xám, cộc tay giới thiệu là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh đón, mời tôi vào phòng Tổng thống đang chờ sẵn. Sau đó tôi ra lệnh cho mọi người trật tự để làm việc.

Vào trong phòng họp, ông Hạnh giới thiệu có Tổng thống Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu Thủ tướng Việt Nam cộng hòa cùng vài người tùy tùng. Ông Hạnh vừa giới thiệu xong thì Tổng thống Dương Văn Minh nói với tôi: “Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến vào nội đô và đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”.  Sau khi nghe Dương Văn Minh nói như vậy, theo phản xạ của người chỉ huy tôi nói: Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”. Tôi nói xong câu đó, thì Dương Văn Minh và tùy tùng lùi lại và ngồi im ở ghế trong phòng họp. 

Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng

Ông Thệ kể lại, Khi ở trong phòng Tổng thống Dương Văn Minh ông yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Nhưng Dương Văn Minh sợ không dám ra ngoài nên ông Thệ bảo, quân giải phỏng đã làm chủ Sài Gòn, không còn chiến tranh nữa và ông sẽ đảm bảo an toàn trên đường đi. “Sau đó, tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra ngoài sân Dinh cùng lên xe ô tô của tôi. Dương Văn Minh ngồi nghế phía trước, tôi ngồi ngoài đề phòng có việc bất trắc xảy ra. Từ Dinh độc lập đến đài phát thanh chỉ khoảng 1km nhưng do đơn vị không biết đường nên Dương Văn Minh là người chỉ đường đến đài phát thanh. Lúc trên xe ô tô tôi hỏi Dương Văn Minh, “ông thấy sức mạnh của quân giải phóng thế nào?. Dương Văn Minh trả lời: “Chúng tôi biết quân giải phóng tiến vào nội đô chúng tôi sẽ thất bại”. Tôi hỏi tiếp: “Biết là thất bại sao ông không đầu hàng trước mà phải để chúng tôi đánh vào tận sào huyệt mới đầu hàng”. Dương Văn Minh trả lời: “Khi biết các ông chưa tiến vào nội đô mà tôi tuyên bố đầu hàng thì cấp dưới tôi họ không đồng tình, họ sẽ khử tôi”.

Đang say mê kể thời khắc lịch sử năm nào, ông Thệ chợt im lặng hồi lâu rồi tiếp tục kể: Khi tôi vào tới Dinh độc lập ở trong sảnh đã có phóng viên báo chí nước ngoài đã đứng chờ ở đó. Họ muốn chứng kiến thời khắc quân giải phóng giành độc lập và sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam cộng hòa – chính quyền tay sai cho đế quốc Mỹ. Ngày 30.4.1975 đã đánh dấu mốc son lịch sử, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước.  Chào tướng Thệ ra về, giữa đường phố Thủ đô rợp cờ hoa đã khiến tôi nhớ đến câu nói của ông: Đất nước đã thống nhất 41 năm rồi nhưng mỗi khi đến ngày 30.4 hàng năm tôi lại nhớ đến những đồng đội đã hi sinh để đem lại cho tôi có được giờ phút thiêng liêng trong sáng 30.4.1975. 

Trung tướng Phạm Xuân Thệ sinh năm 1947 ở Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam, nhập ngũ tháng 8.1967 khi vừa tròn 20 tuổi. Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự chính trị tại Đà Lạt năm 1977, có thời gian tu nghiệp ở Học viện Quân sự Liên Xô và đã chiến đấu trong 6 chiến dịch của chiến trường miền Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4.1975.
Tướng Thệ nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Thiếu tướng - Tư lệnh Quân đoàn 2 rồi Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1. Năm 2008 ông nghỉ hưu sau 42 năm trong quân ngũ. Tháng 4.2011, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do có thành tích đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

 

ĐÍNH CHÍNH

Ngày 11.5, Báo Lao Động nhận được Đơn đề nghị của ông Phạm Xuân Thệ, Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu I, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Đoàn Đông Sơn) Quân đoàn 2, đề ngày 7.5.2020, phản ánh về bài viết: Tướng Thệ kể chuyện áp giải Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng”, đăng trên báo Lao Động Online ngày 1.5.2016 của tác giả Xuân Hải.

Trong Đơn đề nghị, ông Phạm Xuân Thệ cho rằng, năm 2016 phóng viên của báo Lao Động gặp ông, nhưng khi viết bài lại có nội dung không đúng với lời nói của ông.

Ông Phạm Xuân Thệ khẳng định ông không nói về việc khi dẫn Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh đã thấy ông Bùi Văn Tùng ở đó. Ông chỉ nói trong khi bộ phận ông Phạm Xuân Thệ đang soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh thì ông Bùi Tùng đến. Sau khi, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng xong thì ông Bùi Tùng thay mặt quân giải phóng đọc lời chấp nhận Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh.

Nay Báo xin đính chính lời ông Phạm Xuân Thệ trong bài viết: “Tướng Thệ kể chuyện áp giải Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng” như sau:

Trong khi bộ phận ông Phạm Xuân Thệ đang soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh thì ông Bùi Tùng đến. Sau khi, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng xong thì ông Bùi Tùng thay mặt quân giải phóng đọc lời chấp nhận Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh.

Báo Lao Động xin cáo lỗi với bạn đọc và ông Phạm Xuân Thệ.

Lao Động

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Vụ việc 4 tiếp viên hàng không: Có thể khởi kiện người dùng hình ảnh

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho rằng, những cá nhân, tổ chức nhân vụ việc 4 tiếp viên hàng không, sử dụng hình ảnh của họ để xuyên tạc, có thể bị xử lý theo pháp luật.