"Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoài Luân |

Ngày 19.2, tại Chùa Bà (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định), "Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn" chính thức nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Được biết, Cảng thị Nước Mặn ra đời vào đầu thế kỷ 17, là một cảng thị lớn, quan trọng và sầm uất ở Đàng Trong nhằm thông thương, giao lưu văn hóa giữa Bình Định với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

 
Lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn". Ảnh: Hoài Luân

Nước Mặn còn là địa điểm diễn ra quá trình nghiên cứu việc Latinh hóa tiếng Việt, góp phần quan trọng vào việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.

Tuy chỉ tồn tại trong vòng hơn 1 thế kỷ (từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18) nhưng văn hóa Cảng thị Nước Mặn thực sự tỏa sáng, thể hiện sự tài hoa của những cư dân trên vùng đất này, đã chắt lọc tinh túy, tạo nên dòng văn hóa đặc sắc theo dòng lịch sử.

 
Nghi thức rước Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn". Ảnh: Hoài Luân

Từ năm 1610, khi Cảng thị Nước Mặn bước vào thời kỳ phồn vinh thì Chùa Bà được khởi dựng. Buổi đầu là một ngôi miếu đơn sơ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Dần dần, khi phố cảng Nước Mặn trở nên sầm uất, một số thương nhân đã đóng góp tiền của, tu bổ cho miếu thêm khang trang và to đẹp hơn, từ đó tên gọi “Chùa Bà” ra đời.

Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1839/QĐ-BVHTTDL ngày 4.8.2022.

Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ tư của tỉnh Bình Định được ghi danh, tiếp sau võ cổ truyền Bình Định, hát bội Bình Định và nghệ thuật bài chòi Bình Định.

Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở Bình Định. Hằng năm, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch đến ngày 2 tháng Hai âm lịch).

Tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, việc Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn được tôn vinh đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa dân gian của loại hình di sản văn hóa phi vật thể này.

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng mang tính đặc trưng của vùng cảng thị xưa. Trong số đó có lễ cầu an, lễ tế bà, lễ tế các vị thần linh đã phù hộ cho người đi biển, buôn bán, che chở cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân, bảo hộ cho việc sinh sản mẹ tròn con vuông.

Lễ hội còn có lễ nghinh thần rước sắc - rước các biểu trưng ngư, tiều, canh, mục với những hình tượng như người đốn cây, khai phá rừng ngập mặn; nông dân vỡ ruộng đắp bờ; ngư dân bủa lưới đánh cá; người chăn nuôi gia súc… nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao khai sáng của cha ông đã biến vùng đầm lầy ven biển trở thành một đô thị thương cảng sầm uất.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Lễ hội Dinh Thầy Thím trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PHẠM DUY |

Bình Thuận – Lễ đón nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được tổ chức sáng nay, ngày 14.7.

Bà Rịa - Vũng Tàu có di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đầu tiên

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 9.4, thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh cho biết, một lễ hội tại huyện Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Khởi tố, bắt giam Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình

TRUNG DU |

Bà Trần Kim Thúy (53 tuổi) - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình - vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đánh thuế bất động sản thứ hai là bất hợp lý?

ĐÌNH TRƯỜNG - CAO NGUYÊN |

Nhiều ý kiến đánh giá, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai của TPHCM sẽ gây nhiều tác động tiêu cực tới thị trường; làm giảm tính thanh khoản và khiến nhà đầu tư nản lòng.

Man United của Ten Hag đã kiên cường cả khi không có đủ quân số

VIỆT HÙNG |

Chứng kiến một số trụ cột chấn thương hoặc bị treo giò, người hâm mộ Man United từng lo lắng họ có thể không vượt qua được giai đoạn khốc liệt này.

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Lễ hội Dinh Thầy Thím trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PHẠM DUY |

Bình Thuận – Lễ đón nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được tổ chức sáng nay, ngày 14.7.

Bà Rịa - Vũng Tàu có di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đầu tiên

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 9.4, thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh cho biết, một lễ hội tại huyện Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.