Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

Netsuke - là một chiếc nút buộc, khóa đầu dây để giữ vật dụng cá nhân như túi tiền, túi đựng thuốc, hoặc túi đựng thuốc lá không bị rơi khỏi đai áo kimono (obi), được sử dụng từ thời Edo (1603- 1868). Ban đầu, netsuke chỉ là những mảnh ngà voi tròn nhỏ có công dụng giữ chặt đầu dây và không được dụng công trau chuốt. Theo thời gian, ngoài công năng vốn có, chúng còn trở thành tác phẩm điêu khắc thủ công đạt đến độ tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao.

Netsuke trong triển lãm này là những tác phẩm điêu khắc tí hon đương đại, được tạo nên bởi các nghệ nhân Nhật Bản tiêu biểu, từ năm 1975 đến 2017, trong đó chủ yếu được sáng tác trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Chất liệu chính làm netsuke là gỗ (như gỗ hoàng dương, gỗ mun, gỗ cây hồng sơn đen, gỗ anh đào, gỗ mận, gỗ thông…), kèm theo một số chất liệu phụ trợ như vẩy vàng, ngọc trai, sơn mài, nhựa thông… Kích thước mỗi tác phẩm netsuke trưng bày thực sự nhỏ, chiều rộng từ 2,4 - 7,4cm, cao từ 1,5 - 11,8cm và bề sâu từ 1,6 - 4, 5cm, tới mức để nhìn rõ các chi tiết, người xem cần sự trợ giúp của kính lúp.

So với netsuke truyền thống - chú trọng “các mô phỏng hình dạng con người và động vật” thì netsuke hiện đại “lựa chọn chủ đề và chất liệu khá phóng khoáng”, “mang tính trừu tượng” hơn. Các đề tài tạo tác đa dạng, lấy cảm hứng từ các thần thoại, câu chuyện dân gian, từ thiên nhiên, hay nhân vật trong những vở kịch có lịch sử lâu đời. Bên cạnh “Quả trứng”, “Đười ươi”, “Chuột nhắt”, “Cá trê”, “Cóc đậu trên dép”, “Bạch tuộc kẹt trong giỏ”, “Quái vật biển” còn có “Trái cấm”, “Rừng đêm”, “Đài sen”, “Thần Sấm”, “Đoản ca”… Mỗi tác phẩm không đơn thuần chỉ là một món đồ làm ra mà còn là cách kể một câu chuyện. Những nghệ nhân chắc chắn đã thuộc câu chuyện của mình trước khi bắt đầu thực hiện và đã đi đến tận cùng câu chuyện - bằng sự khéo léo của đôi tay cùng óc thẩm mỹ hết sức tinh tế trên từng thớ gỗ.

Một chi tiết phụ kiện nhỏ gần gũi với đời sống thường ngày như netsuke có nhất thiết phải làm thật tỉ mỉ, chi tiết như vậy? Điều này tưởng như mâu thuẫn với nhịp sống quá nhanh thời hiện đại nhưng hoàn toàn hợp lý khi con người ý thức đi vào chiều sâu đời sống. Nhất là ở một đất nước “nằm trên một địa thế bất lợi gồm những hòn đảo luôn đứng trước nguy cơ động đất, núi lửa và cảm giác rõ về sự vô thường”. Cho nên dấu ấn sự tỉ mỉ, tinh tế, tài hoa trên mỗi đồ vật cũng là một cách để người nghệ nhân thưởng thức cuộc sống từ công việc của mình trong khoảnh khắc hiện tại - để chính họ hài lòng, trước khi chúng đến tay người sử dụng.

Theo họa sĩ Vũ Kim Thư, người từng có thời gian trải nghiệm học về nghệ thuật đèn lồng và giấy ở Nhật thì “điểm chung của các loại hình nghệ thuật thủ công Nhật Bản là sự tinh tế trong sử dụng chất liệu cũng như quy trình làm ra tác phẩm”.

“Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” đã khiến không ít người xem liên hệ đến nghệ thuật thủ công truyền thống của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sẽ không công bằng nếu chúng ta đề cao giá trị sản phẩm thủ công Nhật Bản và xem nhẹ sản phẩm thủ công Việt Nam. Mỗi dân tộc có một đặc trưng văn hóa đi kèm để tạo nên dấu ấn riêng. Chúng ta không thể lấy sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tinh xảo trong thủ công Nhật Bản làm thước đo hay đích đến cho thủ công Việt bởi đặc trưng của văn hóa Việt là sự mộc mạc, giản dị, hồn hậu, tự nhiên. Nhưng rõ ràng, tinh thần, thái độ theo đuổi đến cùng và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm làm ra của nghệ nhân Nhật Bản là điều mà chúng ta cần học hỏi.

HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.

“Ngắm giấy” - thấy nhẹ, thấm và thảng thốt

HẢI AN |

Sau 4 năm đóng cửa xưởng tìm tòi “một cách biểu đạt hội họa” cho riêng mình, ngày 3.11 vừa qua, họa sĩ Nguyễn Đức Phương (sinh năm 1982) đã ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên của anh tại Manzi cafe, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội.

Chiêm ngưỡng vườn tượng APEC đẹp long lanh trong mưa

Lê Phước Chín |

Nhân tuần lễ APEC 2017, chính quyền TP Đà Nẵng đã dành một khu vực tuyệt đẹp bên bờ sông Hàn, cạnh Bảo tàng Chăm và cầu Rồng xây dựng một công viên-vườn tượng để 21 thành viên APEC đặt các tác phẩm điêu khắc cho công chúng chiêm ngưỡng. Trong mưa bão, vườn tượng APEC tại Đà Nẵng vẫn đẹp long lanh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.

“Ngắm giấy” - thấy nhẹ, thấm và thảng thốt

HẢI AN |

Sau 4 năm đóng cửa xưởng tìm tòi “một cách biểu đạt hội họa” cho riêng mình, ngày 3.11 vừa qua, họa sĩ Nguyễn Đức Phương (sinh năm 1982) đã ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên của anh tại Manzi cafe, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội.

Chiêm ngưỡng vườn tượng APEC đẹp long lanh trong mưa

Lê Phước Chín |

Nhân tuần lễ APEC 2017, chính quyền TP Đà Nẵng đã dành một khu vực tuyệt đẹp bên bờ sông Hàn, cạnh Bảo tàng Chăm và cầu Rồng xây dựng một công viên-vườn tượng để 21 thành viên APEC đặt các tác phẩm điêu khắc cho công chúng chiêm ngưỡng. Trong mưa bão, vườn tượng APEC tại Đà Nẵng vẫn đẹp long lanh.