Lên Điện Biên, nhớ cơm người Thái

Bài và ảnh hải an |

Chiến thắng Điện Biên Phủ có quá nhiều biểu tượng đáng nhớ: đèo Lũng Lô, đèo Pha Đin, chiếc xe đạp thồ, đồi A1, hầm Đờ-Cát... Tuy nhiên, trong kí ức nhiều người lính Điện Biên năm xưa, hình ảnh thân thuộc nhất lại là những đêm múa xoè, cánh hoa ban và những món ăn của dân tộc Thái.

CÁNH ĐỒNG MƯỜNG THANH BAO THƯƠNG NHỚ

Mường Thanh, nơi đã đi vào kí ức Điện Biên Phủ của người dân Việt Nam trong câu thơ “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng” của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, là cánh đồng lớn nhất ở vùng Tây Bắc.

Đó là cánh đồng trồng lúa quan trọng, đứng đầu trong 4 bình nguyên bằng phẳng, đất đai phì nhiêu được nêu trong câu tục ngữ “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên, cánh đồng Mường Lò ở Yên Bái, cánh đồng Mường Than ở Lai Châu, cánh đồng Mường Tấc ở Sơn La đã tạo thành 4 vùng canh tác nông nghiệp chủ đạo của đồng bào vùng Tây Bắc.

Cánh đồng Mường Thanh nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km. Ngày trước, lên Điện Biên khá khó khăn, vất vả bởi đường dốc ngoằn ngoèo, đèo cao hiểm trở, dù có nhiều con đường dẫn đến nơi đây.

Trong đó, đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo thực sự là một thử thách cam go không dễ vượt qua. Tuy nhiên, ngày nay, đường xá được mở rộng, đa dạng nên việc di chuyển trở nên dễ dàng và cơ hội khám phá cánh đồng lớn nhất nơi đây mở ra trước mắt.

Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban ôm lấy các di tích lịch sử của trận chiến ngày nào. Những ngày tháng Năm lịch sử này, cánh đồng Mương Thanh lại lấp lánh những gương nước trong mùa đổ nước để làm đồng.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một cái kho khổng lồ chứa đầy ngô lúa của người dân sống quanh đây. Diện tích canh tác rộng rãi, điều kiện thâm canh thuận lợi của cánh đồng Mường Thanh đã sản sinh ra những hạt gạo tẻ, gạo nếp thơm ngon bậc nhất Việt Nam.

Hạt gạo tẻ của cánh đồng Mường Thanh dáng nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Những hạt gạo tẻ Mường Lò, gạo nếp than, nếp nương Mường Thanh đã tạo nên danh tiếng cho ẩm thực miền Tây Bắc, đặc biệt là của dân tộc Thái.

Những hong xôi nếp của người Thái dẻo, thơm, ngọt khi xưa chính là loại lương thực để bộ đội Cụ Hồ  có thể “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” trong 56 ngày đêm. Những vắt xôi, vắt cơm đó có thể để cả ngày mà khi ăn vẫn dẻo thơm, cung cấp năng lượng cho bộ đội cộng đồng tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo nên chiến công lừng lẫy địa cầu.

Những vắt xôi cũng trở thành món ăn trong các bữa tiệc liên hoan mừng chiến thắng Điện Biên, bên những bếp lửa bập bùng và làn điệu xoè “Ing lả ơi” rộn ràng. Và giờ đây, xôi nếp của người Thái Điện Biên lại trở thành đặc sản cho khách du lịch thưởng thức khi lên thăm Điện Biên, với các món xôi cực ngon như: Xôi ngũ sắc, xôi trứng kiến, xôi nướng, xôi chiên...

MÊ ĐẮM ẨM THỰC DÂN TỘC THÁI Ở ĐIỆN BIÊN

Mâm cơm của người Thái ở Điện Biên hầu như không thể thiếu những món cá bởi vì sinh cảnh quen thuộc của họ phải là những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước như suối, ao, hồ. Con sông Nậm Rốn cũng có giá trị như cánh đồng Mường Thanh, đều trở thành biểu tượng của Điện Biên và dân tộc Thái nơi đây.

Nước là nơi cung cấp nguồn thức ăn thuỷ sản phong phú và dồi dào, thế nên, các loại cá trở thành một nguyên liệu chế biến món ăn quan trọng nhất nhì trong ẩm thực dân tộc Thái, chỉ sau gạo.

Người Thái có câu tục ngữ: “Gà tơ tần đem đến, không bằng pá pỉnh tộp đem cho”. Pá pỉnh tộp là món cá chép tươi rói, được làm sạch, đem ướp gia vị bản địa rồi gập đôi nướng trên bếp than hồng. Đây là món ăn ngon không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp, tiếp khách.

Ngoài món pá pỉnh tộp, người Thái còn rất nhiều kiểu ăn cá khác như: Cá rán, cá kho, khô cá nướng và đặc biệt là món “cá nhảy”. Cá suối chỉ bé bằng ngón tay út người lớn vẫn còn bơi tung tăng được đánh bắt lên, rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu tiên quyết của món này là cá phải còn sống khoẻ mạnh để có thể “nhảy” vào mồm thực khách mà không cần chế biến gì.

Nói “nhảy” là mang tính hình tượng nhưng thực ra cũng không sai lắm. Bởi khi ăn, người ta chỉ cần thò tay vào chậu bắt cá, rồi dùng dao nhỏ rạch bụng, nặn chút ruột ra rồi bỏ con cá hẵng còn giãy đành đạch vào miệng, ăn kèm lõi thân chuối thái mỏng, rau thơm, tỏi băm, ớt băm đã được trộn gia vị như mắc khén và nước măng chua.

Cái tanh tao của cá suối sống sẽ bị khử bằng vị cay tê của mắc khén - hay còn gọi là hoa tiêu hoặc hạt tiêu rừng, bằng vị cay nồng của ớt, bằng vị chua của nước ngâm măng. Miếng cá khi đó chỉ còn hương vị thơm mát của nước suối, thứ nguyên tố gắn bó rất mật thiết với đời sống của người Thái.

Nhờ có suối mà người Thái không bao giờ thiếu thức ăn. Khi họ lên rừng lâu ngày cũng chỉ cần mang theo mấy ống cơm lam, còn lại thức ăn đã có suối cung cấp. Suối cũng ban tặng cho người Thái ở Điện Biên một món đặc sản là món rêu suối nướng.

Những thân rêu xanh thẫm, mềm mại, uốn lượn trong làn nước sạch chính là lộc trời của người Thái. Chính vì thế, người Thái đã biến việc đi hái rêu, vớt rêu thành ngày hội rêu rất đặc sắc và giàu tính cộng đồng. Cả bản lựa ngày nông nhàn rủ nhau đi vớt những thân rêu tau lả lướt ở khe suối, rêu cui bám trên các hòn đá suối hay hái những cây rêu cay thẳng tắp, nghều ngào.

Không hiểu sao, khi nhìn những thân rêu bay trong nước suối hay được nắm tròn, tôi đều nghĩ đến hình ảnh mái tóc của người phụ nữ Thái. Có lẽ, phụ nữ Thái thường chuộng để tóc dài và búi thành nắm tròn cuộn lên đỉnh đầu (sau khi lấy chồng) cũng lấy cảm hứng từ hình ảnh của rêu suối - một biểu tượng của tình yêu trai gái và cũng là một món ăn ngon, độc đáo.

Rêu suối được vớt rồi rửa sạch, nắm thành từng nắm tròn trước khi đem chế biến thành rêu nướng, nộm rêu, canh rêu. Nhưng chẳng có gì tuyệt bằng món tau pho, tức rêu tau nướng. Rêu sạch được cắt khúc, ướp gia vị đậm đà cùng gừng, sả, ớt, thì là, lá chanh cốm.

Sau đó, rêu được bọc lá chuối hoặc lá dong rồi đem nướng trên than hoa cho đến khi mùi thơm phức bay ra là được. Rêu nướng có hương vị đặc trưng khó tả mà chỉ người ăn mới có thể cảm nhận. Chút ngai ngái của lá rừng, chút man mát của suối nguồn, chút lành lạnh của phù sa sông Đà, sông Mã, chút thơm tho của bàn tay gái Thái vớt rêu...

Mà không hiểu sao người Thái rất mê tắm suối. Họ không chỉ tắm cho sạch sẽ mà còn biến việc tắm thành cơ hội thư giãn, chiều chuộng bản thân, thành cơ hội tâm sự của hội “chị em bạn dì”. Hình ảnh cứ chiều chiều, một đoàn chị em già trẻ lớn bé ríu rít rủ nhau đi tắm suối thật đẹp đẽ và gắn kết.

Khi tắm suối, người mẹ hay người chị sẽ ngắm nhìn thân thể của cô con gái, em gái để đánh giá sự phát triển và lựa chọn đưa ra những lời khuyên về giới tính, kiến thức sinh lí một cách tự nhiên và hiệu quả. Có phải vì thế mà các cô gái Thái cũng hấp dẫn cánh đàn ông chẳng khác gì món nộm hoa ban vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng.

Bài và ảnh hải an
TIN LIÊN QUAN

"Quà" của người Thái ở Tây Bắc

Trần Anh Huy |

Cốm Tú Lệ từ lâu đã trở thành một thức quà độc đáo được thực khách gần xa ưa chuộng. Ít ai biết rằng, để làm ra những hạt cốm thơm dẻo, mang đậm nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu.

Tục làm nem cá cúng tổ tiên ngày Tết của người Thái ở miền tây xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cứ vào dịp giáp Tết Nguyên đán hàng năm, người đồng bào dân tộc Thái (ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) lại chuẩn bị các nguyên liệu để làm nem cá cúng tổ tiên. Ngoài ra, món ăn này cũng là món bắt buộc, cần phải có trong đám cưới hỏi của người con trai khi đến thưa chuyện với nhà gái.

Xòe là hồn cốt của người Thái

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) |

Xòe là một di sản văn hóa quan trọng, gắn với bó mật thiết với phong tục tập quán, lễ hội cũng như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Thái. Trong đời sống của người Thái, Xòe là sợi dây gắn kết cộng đồng là một thành tố định vị bản sắc văn hóa tộc người.

Báo Australia: Du lịch Việt Nam vừa rẻ vừa vui

Chí Long |

The Sydney Morning Herald của Australia điểm danh Việt Nam trong top 8 điểm đến rẻ nhất cho chuyến du lịch gia đình.

Lời khai mâu thuẫn của ông chủ Louis Holdings và đồng phạm

Việt Dũng |

Hà Nội - Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân khai quá trình thao túng hai mã cổ phiếu rác TGG, BII, mọi việc giao cho Đỗ Đức Nam giao dịch vì bản thân không biết gì về chứng khoán.

Đội mưa cưỡng chế tháo dỡ 2 du thuyền cuối cùng tại hồ Tây

Thế Kỷ |

Hà Nội - Ngày 8.5, UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) đã phối hợp với các đơn vị chức năng của quận Tây Hồ tổ chức cưỡng chế tháo dời, di chuyển những du thuyền cuối cùng ra khỏi hồ Tây theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Cổ phiếu Sudico lao dốc, cổ đông lớn lỗ đậm 2.600 tỉ đồng

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, Đầu tư An Phát - cổ đông lớn của Sudico - báo lỗ sau thuế hơn 71 tỉ đồng trong lúc nợ phải trả tăng vọt 6.873%. Bên cạnh đó, khoản đầu tư vào Sudico cũng lỗ tới 61%, tương ứng 2.500 tỉ đồng.

Trung tâm đăng kiểm phát phiếu hẹn, tài xế mong sẽ có lịch cụ thể

LÂM ANH |

Hiện nay, một số trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang thực hiện tiếp nhận hồ sơ và phát phiếu hẹn trực tiếp cho người dân vào một vài ngày trong tháng, bên cạnh việc nhận lịch hẹn kiểm định cho những phương tiện đã đặt lịch qua ứng dụng online.

"Quà" của người Thái ở Tây Bắc

Trần Anh Huy |

Cốm Tú Lệ từ lâu đã trở thành một thức quà độc đáo được thực khách gần xa ưa chuộng. Ít ai biết rằng, để làm ra những hạt cốm thơm dẻo, mang đậm nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu.

Tục làm nem cá cúng tổ tiên ngày Tết của người Thái ở miền tây xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cứ vào dịp giáp Tết Nguyên đán hàng năm, người đồng bào dân tộc Thái (ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) lại chuẩn bị các nguyên liệu để làm nem cá cúng tổ tiên. Ngoài ra, món ăn này cũng là món bắt buộc, cần phải có trong đám cưới hỏi của người con trai khi đến thưa chuyện với nhà gái.

Xòe là hồn cốt của người Thái

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) |

Xòe là một di sản văn hóa quan trọng, gắn với bó mật thiết với phong tục tập quán, lễ hội cũng như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Thái. Trong đời sống của người Thái, Xòe là sợi dây gắn kết cộng đồng là một thành tố định vị bản sắc văn hóa tộc người.