Lê Thế Song và duyên phận với chèo

HÀ MINH LINH (thực hiện) |

Lê Thế Song được biết đến như một cây bút tung hoành trên các sân khấu từ Bắc vào Nam. Sinh ra trong nôi chèo nức tiếng Hà Nam, thời học phổ thông anh nổi tiếng về tài diễn và viết chèo.

Lê Thế Song từng lập đội chèo cho trường mình. Học hết phổ thông, vì hoàn cảnh gia đình, Lê Thế Song không thể theo học và làm nghệ thuật chuyên nghiệp như mong muốn nhưng dù ở bất cứ đâu, anh vẫn không rời được cây bút, cây đàn, vẫn không ngừng nung nấu giấc mộng nghệ thuật và rồi, duyên nghiệp gắn bó, anh lại đến với nghệ thuật.

Có thể nói, năm 2022 là năm bội thu của Lê Thế Song. Và năm 2023 này, anh cũng đang tất bật với các dự án nghệ thuật chứ?

- Năm qua, tôi khá bận rộn bởi có nhiều Liên hoan sân khấu mà liên hoan nào tôi cũng có tác phẩm dự thi. Ví như, Liên hoan nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Hà Nam, có đến bốn vở diễn dàn dựng từ kịch bản của tôi, trong đó “Thiên duyên huyền tích” của Nhà hát Chèo Thái Bình đoạt Huy chương Vàng; “Trọn đời vì nước non” do Nhà hát truyền thống Nam Định dàn dựng giành được Huy chương Bạc.

Tại Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V, vở “Thượng thiên thánh mẫu” do tôi viết kịch bản cũng được trao Huy chương Vàng. Bên cạnh viết kịch bản sân khấu cho các đơn vị nghệ thuật kịch hát cả nước, tôi cũng nhận được một loạt các đơn đặt hàng biên kịch và đạo diễn lễ hội. Dấu ấn lớn nhất có lẽ là chương trình nghệ thuật “Đà Lạt, thành phố bốn mùa hoa” trong Tuần lễ Festival hoa Đà Lạt. Chương trình với sự tham gia của 400 nghệ sĩ, đã tái hiện vẻ đẹp huyền thoại của xứ sở ngàn hoa cũng như việc phát triển du lịch từ hoa.

Đang trên đà làm việc hăng say nên năm Quý Mão, tôi cùng êkip sáng tạo dự định thực hiện Lễ hội mẫu Đông Cuông - một chương trình nghệ thuật tổng hợp gồm Sử thi, vở chèo ngắn và nhạc kịch. Tiếp đó là lễ hội “Về miền di sản” tổ chức tại Bắc Ninh thể hiện những nét đặc trưng của các miền di sản Việt Nam đã được UNESCO vinh danh.

Ngoài ra, tôi cũng tham gia biên kịch và tổng đạo diễn Lễ hội Yên Thế nhân kỷ niệm 139 năm khởi nghĩa Yên Thế với hình tượng người anh hùng áo vải thời chống Pháp - Đề Thám. Tôi cũng dự định hợp tác cùng một người bạn dàn dựng một vở chèo về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng để tham gia Liên hoan sân khấu toàn quân dự kiến tổ chức vào giữa năm 2023.

Đang tập trung làm những chương trình mang tính dân gian, anh bỗng chuyển sang viết kịch bản về đề tài chiến tranh, điều này liệu có dễ dàng?

- Chiến tranh qua lâu rồi, bản thân tôi cũng không được trải nghiệm những ngày tháng sống trong khói lửa đạn bom nên thực sự gặp nhiều khó khăn khi sáng tác đề tài này. Dù chỉ có thể cảm nhận cuộc chiến qua tác phẩm của các thế hệ cha anh, song tôi luôn thấy, đây là một mảng đề tài hấp dẫn. Tôi hy vọng, kinh nghiệm và sự đam mê sẽ giúp mình có một kịch bản hay về những người con của dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc xâm lược.

Anh đắt show như thế, phải chăng một phần do sân khấu hiện nay đang thiếu vắng tác giả trẻ?

- Điều này cũng chỉ một phần thôi. Gần đây, sân khấu đã xuất hiện những cây bút mới, các bạn ấy cũng tràn trề đam mê và hứa hẹn phát triển. Nói chung, đội ngũ tác giả viết cho kịch hát sẽ tăng lên trong một ngày không xa. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là người viết sân khấu kịch hát cần có sự đổi mới về tư duy, làm sao để vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống, vừa thể hiện được tư tưởng hiện đại.

Cá nhân tôi, khi viết thường cố làm một cái gì đấy mới hơn, khác hơn. Ví như vở “Nguyễn Văn Cừ - tuổi trẻ chí lớn” do Nhà hát Chèo Quân đội dàn dựng, tôi đã kết hợp chèo và quan họ Bắc Ninh để thể hiện cảnh hai người chia tay.

Khi viết kịch bản và đạo diễn các chương trình lễ hội, tôi mạnh dạn đưa các lớp diễn sân khấu vào để tăng sức hấp dẫn. Việc sân khấu hoá lễ hội, nếu làm tốt sẽ tạo hiệu ứng cao. Tôi thích thử nghiệm vì nó làm cho sân khấu luôn đổi mới và không dừng lại. Tôi biết, nhiều tác giả trẻ đang muốn đổi mới, muốn dấn thân nhưng đa phần họ chưa dám, vì ít đơn vị nghệ thuật sẵn sàng tài trợ cho sự mới mẻ đó.

Theo anh, đó có phải là lý do sân khấu hiện nay không thu hút được giới trẻ? Là một tác giả, anh có biết khán giả đang cần gì ở sân khấu?

- Bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin. Các phương tiện giải trí mang đến cho lớp trẻ đầy rẫy sự lựa chọn, trong khi đó sân khấu vẫn giữ cách thức tự sự với những câu chuyện cũ rích thì họ không thích là điều dễ hiểu. Theo tôi, muốn đổi mới, trước hết chúng ta cần dàn dựng những vở diễn mang hơi thở thời đại với những vấn đề gai góc của xã hội và thể hiện bằng những mảng miếng hấp dẫn.

Vậy tại sao anh không tích cực viết những kịch bản đề tài hiện đại?

- Trong thâm tâm, tôi vô cùng thích đề tài hiện đại, nhưng khi đưa kịch bản ra, các nhà hát thường bảo, họ thích dựng vở dân gian, huyền sử, lịch sử cho an toàn. Đề tài hiện đại vừa khó làm, vừa dễ đụng chạm. Các đơn vị nghệ thuật luôn ở trong tâm thế phải cảnh giác với những gì nhạy cảm.

Anh đẻ kịch bản sòn sòn thế, là do nhu cầu sáng tác tự thân hay theo đơn đặt hàng của các đơn vị nghệ thuật?

- Phải thú thực, 90% sáng tác của tôi là đặt hàng, chỉ 10% tôi viết theo tiếng gọi của đam mê. Nhiều người hỏi tôi, sao không tham gia các Trại sáng tác, tôi trả lời, không có kịch bản. Muốn tham gia Trại sáng tác, mình phải nộp kịch bản chưa từng được dàn dựng, mà tôi thì viết theo yêu cầu nên hầu hết viết xong là được đưa lên sàn diễn luôn.

Sáng tác theo yêu cầu của người khác như thế, anh có sợ mình sẽ biến thành thợ viết?

- Tôi không cho là vậy. Các đơn đặt hàng thường chỉ dừng lại ở đề tài, còn tác giả phải tự đào sâu tìm hiểu để sáng tác theo đúng cảm xúc của mình. Theo tôi, bất cứ đề tài nào cũng có sức hấp dẫn riêng, vấn đề là người viết khai thác ở góc độ nào, diễn giải câu chuyện như thế nào. Mình dùng đam mê để viết theo yêu cầu.

Anh đã có gần 50 kịch bản được dàn dựng với đủ các thể loại Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói. Anh hài lòng với vở diễn nào nhất?

- Vở nào với tôi cũng là những kỷ niệm khó quên. Tuy nhiên, điều khiến tôi day dứt trăn trở đó là bản thân chưa thật sự bằng lòng với tác phẩm nào. Tôi nghĩ, mình cần phải nỗ lực hơn nữa. Nghề viết vô cùng gian nan, và tác phẩm hay nhất của tôi là tác phẩm tôi chưa viết.

Chứ không phải là do các đạo diễn chưa hiểu rõ ý đồ của tác giả nên không thể làm “người cha đầu tiên” hài lòng?

- Tôi may mắn được cộng tác với rất nhiều đạo diễn như NSND Lê Hùng, NSND Thanh Ngoan, NSƯT Lê Tuấn Cường, NSND Triệu Trung Kiên, NSND Tống Toàn Thắng... Mỗi đạo diễn có cách làm riêng để thổi sinh khí cho kịch bản, và tôi tôn trọng sự sáng tạo ấy. Có đạo diễn chỉn chu đến từng chi tiết, có người lại xử lý kịch bản của mình với góc nhìn rất hiện đại. Tác giả và đạo diễn luôn cố để làm ra vở diễn ở mức tốt nhất có thể. Tuy nhiên, tác phẩm đỉnh cao thì luôn ở phía trước.

Vào nghề chưa lâu mà anh đã có 50 kịch bản sân khấu được dàn dựng, và đạo diễn hàng trăm chương trình lễ hội. Anh lấy đâu kinh nghiệm để viết và làm khỏe như thế?

- Bản thân tôi đã kinh qua nhiều nghề, kể cả bốc vác, thợ hồ, đãi vàng... Cuộc sống khốn khó thời trẻ cho tôi nhiều kinh nghiệm sống. Từ bé, tôi đã yêu nghệ thuật. Trước khi học biên kịch, tôi đã đi từ Bắc vào Nam để thực hiện các chương trình truyền thông về nghệ thuật cho các tổ chức phi chính phủ.

Có thời điểm, Việt Nam thu hút  600 - 700 tổ chức phi chính phủ. Tôi ký hợp đồng truyền thông dự án cho họ và tự viết kịch bản, bài hát, biên đạo múa, và làm đạo diễn các chương trình nghệ thuật để biểu diễn tại các xã, huyện... trong cả nước.

Xin cảm ơn anh!


HÀ MINH LINH (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.

Nghệ sĩ Chèo nhọc nhằn mưu sinh

Hương Mai |

Hiện nay, nhiều nghệ sĩ Chèo phải làm nhiều nghề khác nhau để nuôi đam mê với nghệ thuật và có thêm tiền để trang trải cuộc sống.

Tin văn hoá trong tuần: Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 chính thức khai mạc

Hạ Âu |

Tin văn hoá trong tuần gây chú ý với Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 chính thức được khai mạc tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam (Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

"Tôi hát tuồng, chèo ở Táo Quân để gợi nhắc về sân khấu cổ truyền"

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long sinh năm 1973, hiện anh giữ chức Phó giám đốc nhà hát chèo Quân Đội. NSND Tự Long được biết đến nhiều nhất với những vai Táo trong chương trình Táo Quân. NSND Tự Long thừa nhận, dù gắn bó với chèo lâu năm, nhưng thương hiệu cá nhân anh có được lại nhờ từ truyền hình. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSND Tự Long về hiện trạng ngày càng mai một của sân khấu chèo.

Nghệ sĩ Chèo nhọc nhằn mưu sinh

Hương Mai |

Hiện nay, nhiều nghệ sĩ Chèo phải làm nhiều nghề khác nhau để nuôi đam mê với nghệ thuật và có thêm tiền để trang trải cuộc sống.

Tin văn hoá trong tuần: Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 chính thức khai mạc

Hạ Âu |

Tin văn hoá trong tuần gây chú ý với Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 chính thức được khai mạc tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam (Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).