Khi nghệ thuật là kênh đầu tư hấp dẫn

Phương Linh |

Việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là đam mê, nó còn mang lại cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận kếch xù.

Nghệ thuật là một loại tài sản giá trị

Các tác phẩm nghệ thuật từ lâu đã được coi là một loại tài sản có giá trị trong mắt các nhà đầu tư do tiềm năng lợi nhuận to lớn, đồng thời cũng mang những đặc điểm văn hóa và thẩm mỹ đặc biệt. Mặc dù thị trường nghệ thuật cũng có thăng trầm nhưng luôn là một kênh đầu tư phi truyền thống đầy hấp dẫn.

Năm 2019, trước khi cả thế giới lao đao vì COVID-19, doanh số bán đấu giá các tác phẩm tranh nghệ thuật đạt mức cao kỷ lục 550.000 tác phẩm trên toàn cầu, với tổng giá trị là 13,3 tỉ USD. Thị trường này tăng trưởng ở tất cả các khu vực, dẫn đầu là Mỹ, Anh và Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất từ Chỉ số đầu tư hàng xa xỉ Knight Frank do công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank của Anh thực hiện, nghệ thuật là loại tài sản xa xỉ có hiệu suất cao nhất vào năm 2023, đứng đầu trong danh mục 10 mặt hàng xa xỉ được yêu thích gồm: Nghệ thuật, xe hơi cổ điển, kim cương màu, tiền xu, đồ nội thất, túi xách, đồ trang sức, đồng hồ và rượu.

Báo cáo Thị trường Nghệ thuật

Citibank ghi nhận các tác phẩm nghệ thuật đương đại đạt mức lợi nhuận hàng năm là 14% trong 25 năm qua so với mức 9,5% cùng kỳ của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500, vượt qua tỉ lệ lạm phát leo thang gần đây, theo tờ Times of India. Điều này khiến cho nghệ thuật trở thành một loại tài sản sinh lời đầy hứa hẹn. Lợi nhuận từ nghệ thuật đương đại luôn vượt xa các lựa chọn đầu tư truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu.

Lợi nhuận hấp dẫn từ nghệ thuật trong vài thập kỷ qua khiến lĩnh vực nghệ thuật trở thành một thị trường độc lập, phát triển nhanh chóng trên tất cả các châu lục. Trong suốt quá trình đó, thị trường này dường như không bị tác động nhiều bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu như vụ khủng bố 11/9 hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, 2008.

Một du khách ngắm nhìn các tác phẩm tranh tại một cuộc triển lãm tổ chức ở Bảo tàng Hirshhorn, thủ đô Washington D.C, Mỹ, ngày 5.4.2024. Ảnh: Xinhua
Một du khách ngắm nhìn các tác phẩm tranh tại một cuộc triển lãm tổ chức ở Bảo tàng Hirshhorn, thủ đô Washington D.C, Mỹ, ngày 5.4.2024. Ảnh: Xinhua

Các chuyên gia tài chính lý giải rằng, đầu tư nghệ thuật thường có mức độ biến động thấp hơn và lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao như cổ phiếu và trái phiếu. Tính thanh khoản tương đối kém của các khoản đầu tư vào nghệ thuật vô hình chung lại đóng vai trò như một tấm đệm chống lại sự suy thoái của thị trường. Ngoài ra, thị trường nghệ thuật cũng không có quá nhiều nhà đầu tư khiến cho giá cả giữ ở mức tương đối ổn định trong khi giá trị sẽ tăng dần lên theo thời gian. Trong năm 2020 và thời kỳ đầu của đại dịch, nghệ thuật đương đại vượt trội hơn tất cả các loại tài sản giá trị khác, đạt mức tăng trưởng 6,7%, trong khi nhiều loại hình khác sụt giảm đáng kể, trang GSB Global đưa tin.

Khi lạm phát tăng cao, giới đầu tư vẫn coi nghệ thuật là kênh đầu tư ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thị trường tài chính. Đối với những nhà sưu tầm, nhà đầu tư hay các nhà sáng tạo nghệ thuật, việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật bên cạnh niềm đam mê còn mang lại cho họ những khoản lợi nhuận đáng mơ ước.

Xu hướng bùng nổ và thế hệ nhà sưu tầm nghệ thuật trẻ

Báo cáo Thị trường Nghệ thuật Toàn cầu của Art Basel và UBS năm 2024 cho thấy Trung Quốc hiện là thị trường nghệ thuật toàn cầu lớn thứ hai thế giới, chiếm 19% doanh thu tính theo giá trị, Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu với 42%.

Số lượng người mua tác phẩm nghệ thuật đã tăng nhanh từ khoảng 500.000 từ sau năm 1945 lên hơn 90 triệu vào năm 2019. Độ tuổi trung bình của những người tham gia thị trường nghệ thuật cũng giảm đáng kể, và mở rộng ra nhiều khu vực trên khắp thế giới, trong đó có châu Á, Vành đai Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Phi, Trung Đông và Nam Mỹ, theo thông tin từ Nedbank.

“Chúng tôi dự đoán rằng ngày càng có nhiều người mua trẻ tuổi tham gia trong những năm tới, khi giáo dục nghệ thuật được chú trọng và mối quan tâm đến nghệ thuật thị giác ngày càng tăng” - Kim Tay, đồng sáng lập công ty tư vấn thiết kế nghệ thuật The Artling ở Singapore cho hay.

Những nhà sưu tập thế hệ Millennial (những người trẻ sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996) mua các tác phẩm nghệ thuật với tầm nhìn dài hạn là xây dựng những bộ sưu tập đẳng cấp thế giới, có thể tăng trưởng theo thời gian, xét cả về giá trị văn hóa và tài chính. Điều này, kết hợp với việc thừa kế gia sản giàu có qua nhiều thế hệ, cho phép những người đam mê nghệ thuật thu được lợi nhuận từ việc sưu tập và đầu tư nghệ thuật.

Bà Chandradas, đồng sáng lập tạp chí nghệ thuật Plural Art Mag Singapore, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nền tảng cho các nhà sưu tập trẻ, góp phần xây dựng một nền kinh tế sáng tạo. Việc mua bán và sưu tập nghệ thuật giúp thúc đẩy hoạt động của các nghệ sĩ và là một khoản đầu tư cho phát triển văn hóa trong xã hội. Trong tương lai, bà Chandradas hy vọng sẽ có nhiều bảo tàng dành cho các nhà sưu tập tư nhân được thành lập và mở cửa cho công chúng, nhằm giáo dục cộng đồng về giá trị và đam mê nghệ thuật cũng như thúc đẩy mua bán các tác phẩm nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật là một tài sản hữu hình và độc đáo, không chỉ là khoản lợi nhuận tài chính tiềm năng mà còn mang lại cảm giác yêu thích và ý nghĩa văn hóa cho người sở hữu. Bên cạnh mục đích đầu tư, người mua còn có thể trải nghiệm, thưởng thức giá trị nghệ thuật.

Do đó, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cảm thấy rằng, nghệ thuật không nên chỉ được xem như một công cụ tài chính mà còn là một loại tài sản hữu hình vượt lên trên mọi thước đo tài chính, thể hiện di sản văn hóa và giá trị thẩm mỹ cho các thế hệ mai sau.

“Mặc dù đầu tư vào nghệ thuật chắc chắn có thể sinh lời, nhưng khi mua một tác phẩm nghệ thuật bạn còn tạo ra một khoản đầu tư khác lớn hơn đó chính là sự đóng góp vào sự phát triển tâm hồn sáng tạo trong cộng đồng của mình” - bà Chandradas chia sẻ.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ Trần Nhật Thăng: “Lao động khiến cho nghệ thuật có giá trị”

AN LÊ (thực hiện) |

Trần Nhật Thăng có một sức lao động nghệ thuật “kinh khủng”. Năm 2024 mới chỉ trôi qua được 4 tháng, tuy nhiên, người hoạ sĩ vừa qua tuổi 53 này đã kịp phóng bút để vẽ ra hàng chục bức tranh cho 2 cuộc triển lãm “Mây đi qua tôi” hồi tháng Ba và “Mây Miền” vào tháng Năm.

"Cha truyền con nối" nghệ thuật thêu cung đình

Bài và ảnh: Minh Ánh - hải nguyễn |

Trải qua nhiều thập niên cống hiến với nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi trở thành “kho từ điển sống” về trang phục cung đình. Tiếp nối truyền thống của gia đình, ông Giỏi đang cống hiến cho nghệ thuật thêu phục dựng và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề cho con trai của mình.

Hình tượng con rồng trong nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Anh |

Đối với người Việt Nam, rồng không chỉ được coi là loại vật linh thiêng nhất trong bộ tứ linh (long, ly, quy, phượng) mà rồng còn là cội nguồn của dân tộc Việt Nam với truyền thuyết “con Rồng - cháu Tiên”. Rồng còn thể hiện ước muốn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành

Vân Trang |

Phụ huynh, học sinh theo dõi cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành năm 2024.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Nga tiết lộ về hệ thống thanh toán chung của BRICS

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cập nhật thông tin mới nhất về hệ thống thanh toán chung của BRICS.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng: “Lao động khiến cho nghệ thuật có giá trị”

AN LÊ (thực hiện) |

Trần Nhật Thăng có một sức lao động nghệ thuật “kinh khủng”. Năm 2024 mới chỉ trôi qua được 4 tháng, tuy nhiên, người hoạ sĩ vừa qua tuổi 53 này đã kịp phóng bút để vẽ ra hàng chục bức tranh cho 2 cuộc triển lãm “Mây đi qua tôi” hồi tháng Ba và “Mây Miền” vào tháng Năm.

"Cha truyền con nối" nghệ thuật thêu cung đình

Bài và ảnh: Minh Ánh - hải nguyễn |

Trải qua nhiều thập niên cống hiến với nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi trở thành “kho từ điển sống” về trang phục cung đình. Tiếp nối truyền thống của gia đình, ông Giỏi đang cống hiến cho nghệ thuật thêu phục dựng và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề cho con trai của mình.

Hình tượng con rồng trong nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Anh |

Đối với người Việt Nam, rồng không chỉ được coi là loại vật linh thiêng nhất trong bộ tứ linh (long, ly, quy, phượng) mà rồng còn là cội nguồn của dân tộc Việt Nam với truyền thuyết “con Rồng - cháu Tiên”. Rồng còn thể hiện ước muốn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.