Khấp khởi chờ thưởng Tết

LAN NHI |

Trải qua một năm chứng kiến nhiều biến động do dịch COVID-19, nhiều người lao động hiện đang khấp khởi trông ngóng khoản thưởng trước khi về quê ăn Tết, nhưng cũng có không ít người chấp nhận mức thưởng thấp vì doanh nghiệp làm ăn khó khăn, cạn quỹ thưởng Tết.

Tất bật chi trả lương thưởng Tết

Trải qua một năm đầy sóng gió, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty... vào thời điểm này cũng đang gấp rút hoàn tất công việc, lên kế hoạch chi trả tiền lương thưởng cuối năm cho cán bộ, công nhân viên. Đối với họ, số tiền thưởng Tết ít nhiều có thể phụ thuộc vào doanh thu chung của công ty trong năm. Nhưng đây là cách để các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm, động viên, tiếp sức cho người lao động trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.

Phải "đóng băng" hoạt động gần 1 tháng vì dịch COVID-19, xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ của anh Trương Mạnh Giầu (làng nghề sơn mài Hà Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) cũng đang tất bật lên kế hoạch chi trả lương, thưởng Tết tháng 13 cho gần 70 công nhân đang làm việc tại xưởng. Là doanh nghiệp mới thành lập, còn nhiều khó khăn nhưng anh Giầu vẫn cố gắng cân đối các khoản thu chi để hỗ trợ, phụ cấp cho công nhân. Bởi theo anh Giầu, việc quan tâm đến nguồn nhân sự, nhân công lao động là "bệ phóng" để doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất trong những năm tới.

Anh Trương Mạnh Giầu chia sẻ: “Thay vì thưởng tiền mặt khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/người, như mọi năm xưởng của tôi sẽ thưởng thêm các gói quà, bánh để cân đối. Năm nay, dù thưởng Tết tại đây không cao nhưng giữ được mức thưởng như mọi năm là một điều may mắn. Thông thường, phải đợi đến gần cuối tháng chạp, chúng tôi mới bắt đầu chi trả tiền thưởng để công nhân về quê ăn Tết. Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xưởng phải dừng hoạt động trong 1 tháng  nhưng mấy anh em cũng cố gắng chắt chiu, bằng mọi cách phải có quà Tết cho công nhân, người lao động".

Thấu hiểu nỗi niềm chung của những doanh nghiệp trẻ, chị Trần Minh Anh (SN 1990, Giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội) cũng đang băn khoăn về mức thưởng Tết. Doanh thu trong năm qua của công ty sụt giảm mạnh, các hợp đồng truyền thông nhận về chỉ đếm trên đầu ngón tay nên mức thưởng Tết chị dự kiến chỉ trên dưới 3 triệu đồng. Theo chị Minh Anh, những nhân sự làm việc tại công ty mới khởi nghiệp của chị chủ yếu là những bạn trẻ 9X. Họ chủ yếu làm việc để rèn luyện, học hỏi, thử sức với môi trường mới là chính. Sau khi có kinh nghiệm vững vàng thì họ sẽ tìm cách "bơi" những công ty lớn, có phúc lợi về lương thưởng cuối năm nhiều hơn để làm việc, gắn bó lâu dài.

"Bài toán" giữ chân người lao động

Gần một tháng nữa, cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ dài nhất năm - Tết Nguyên đán. Đối với người lao động, thưởng Tết vẫn là một khoản vô cùng quan trọng và luôn được mong chờ vào dịp cuối năm. Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đang thông báo, lên kế hoạch nghỉ Tết và chi trả lương tháng thứ 13 để giữ chân người lao động. Dù trong năm vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp này đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh kéo dài. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn bị đình trệ, gián đoạn sản xuất trong nhiều tháng.

Anh Nguyễn Văn Hà (SN 1993, công nhân ở khu công nghiệp Tằng Lỏong, tỉnh Lào Cai) tâm sự: "Cuối năm, là công nhân ai cũng sẽ mong ngóng nhận được tiền thưởng Tết để về phụ giúp gia đình, trang trải cuộc sống. Theo mình biết, số tiền thưởng Tết sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào ngày công đều đặn, doanh thu trung bình của công ty trong năm. Gắn bó 5 năm làm việc tại đây, mình cũng nhận được nhiều phúc lợi, chế độ ưu đãi, hỗ trợ vay vốn làm nhà... Dự kiến mức thưởng Tết năm nay của mình sẽ dao động khoảng 45-50 triệu đồng tuỳ vị trí".

Để có cái Tết trọn vẹn, nhiều công nhân như anh Hà cũng phải lường tính trước cả năm, trông chờ vào tiền thưởng Tết. Thậm chí, có người làm việc xa quê, làm việc tại nước ngoài, vì kinh tế eo hẹp buộc phải lựa chọn năm về và năm ở lại so le nhau. Bởi chỉ tính riêng chi phí tàu xe, máy bay, sắm quà Tết có khi cũng ngốn hết số tiền lương, thưởng vốn eo hẹp của công nhân, người lao động.

"Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên tôi không về quê. Lương nhân viên văn phòng cũng không khấm khá gì, trong khi chi phí đi lại đắt đỏ nên tôi đành ở lại, chờ đợi lấy tiền thưởng tháng 13 để mua sắm, gửi quà về biếu bố mẹ, gia đình trong dịp Tết sắp tới. Làm việc xa quê, trong tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện tại, tôi cũng cố gắng thắt chặt các khoản chi tiêu, dành dụm, tiết kiệm để sau Tết có thể về đoàn tụ cùng với gia đình" - chị Trần Thị Thảo (sinh năm 1995, nhân viên văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh) cho hay.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài sự quan tâm các doanh nghiệp, Khối công đoàn cơ sở tại nhiều tỉnh thành cũng đã có kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động. Nhiều chương trình đã được lên kế hoạch như “Tết sum vầy”; mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022; thăm, tặng quà cho doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách và chăm lo cho công nhân, lao động; thăm và tặng quà cho công nhân có hoàn cành khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán... nhằm động viên công nhân, viên chức, người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị, nhất là đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: Tình hình tài chính khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao nhưng nhiều nhà máy thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn thu xếp để người lao động có tháng lương 13. Những công nhân không tham gia sản xuất “ba tại chỗ” sẽ không được đánh giá thi đua, mức thưởng sẽ thấp. Các công ty ở phía Nam gặp khó khăn hơn các công ty ở phía Bắc do thời gian đóng cửa lâu hơn và thiếu lao động sau khi hoạt động trở lại.

Theo đó, dịch COVID-19 khiến nhiều nhà máy, phải tạm dừng, hoạt động cầm chừng. Khiến chi phí thực hiện phương án “vừa sản xuất vừa cách ly” của các xí nghiệp, công ty tăng cao nên nhìn chung mức thưởng Tết năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, thậm chí giảm còn 50-70%. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang hoạt động trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 thì chỉ tặng quà bánh. Vì họ vẫn chưa thể hoạt động trở lại nên không còn nguồn quỹ dự phòng.

Trước tình hình tài chính khó khăn, nhiều doanh nghiệp, khối công đoàn cơ sở vẫn cố gắng dành một khoản để thưởng Tết, chăm lo đời sống cho công nhân, dù ít nhưng có tác dụng động viên, hỗ trợ người lao động kịp thời.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Trường tư đau đầu chuyện thưởng Tết cho giáo viên

Huyên Nguyễn |

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng, nhiều trường ngoài công lập tại TPHCM vẫn đang đau đầu chuyện thưởng Tết cho giáo viên, giảng viên.

Sớm công bố tiền thưởng Tết để người lao động vững tâm

Tất Thảo |

Bắc Giang - Các cấp công đoàn cần lưu tâm chỉ đạo các Ban chấp hành công đoàn cơ sở khu vực sản xuất kinh doanh đề nghị, phối hợp với người sử dụng lao động công bố sớm kế hoạch làm việc, tiền lương, tiền thưởng Tết để người lao động vững tâm, chủ động phân bổ nhu cầu chính đáng của bản thân và gia đình.

Cập nhật các địa phương công bố thưởng Tết 2022

ANH THƯ |

Trong khi chờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, các địa phương tiếp tục công bố thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2022.

Làm hết mình, nhận thưởng Tết xứng đáng

Nam Dương |

Mặc dù phải chi phí nhiều cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có mức thưởng Tết với mức bình quân 2 tháng lương.

Thưởng Tết Nguyên đán: Có doanh nghiệp thưởng vàng và 7,2 triệu đồng cho một lao động

Đình Trọng |

Dịch bệnh tại Bình Dương, Bình Phước đã cơ bản được khống chế, các doanh nghiệp đang khẩn trương cân đối tài chính để quyết định việc chi trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Tại Bình Dương, doanh nghiệp FDI thưởng bình quân 7,2 triệu đồng cho một lao động, tại tỉnh Bình Phước có doanh nghiệp thưởng vàng cho người lao động gắn bó lâu năm.

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Trường tư đau đầu chuyện thưởng Tết cho giáo viên

Huyên Nguyễn |

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng, nhiều trường ngoài công lập tại TPHCM vẫn đang đau đầu chuyện thưởng Tết cho giáo viên, giảng viên.

Sớm công bố tiền thưởng Tết để người lao động vững tâm

Tất Thảo |

Bắc Giang - Các cấp công đoàn cần lưu tâm chỉ đạo các Ban chấp hành công đoàn cơ sở khu vực sản xuất kinh doanh đề nghị, phối hợp với người sử dụng lao động công bố sớm kế hoạch làm việc, tiền lương, tiền thưởng Tết để người lao động vững tâm, chủ động phân bổ nhu cầu chính đáng của bản thân và gia đình.

Cập nhật các địa phương công bố thưởng Tết 2022

ANH THƯ |

Trong khi chờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, các địa phương tiếp tục công bố thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2022.

Làm hết mình, nhận thưởng Tết xứng đáng

Nam Dương |

Mặc dù phải chi phí nhiều cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có mức thưởng Tết với mức bình quân 2 tháng lương.

Thưởng Tết Nguyên đán: Có doanh nghiệp thưởng vàng và 7,2 triệu đồng cho một lao động

Đình Trọng |

Dịch bệnh tại Bình Dương, Bình Phước đã cơ bản được khống chế, các doanh nghiệp đang khẩn trương cân đối tài chính để quyết định việc chi trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Tại Bình Dương, doanh nghiệp FDI thưởng bình quân 7,2 triệu đồng cho một lao động, tại tỉnh Bình Phước có doanh nghiệp thưởng vàng cho người lao động gắn bó lâu năm.