Hồn cốt Hội An

Mỹ An |

Hội An được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ thứ 17, 18. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, lận đận, từng hưng thịnh, suy tàn và rồi hồi sinh, phát triển sầm uất như hôm nay, Hội An vẫn luôn duy trì chính sách bang giao rộng rãi, là một khu kinh tế mở với cả thế giới và luôn giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống rất riêng của người Việt.

Cảng thị ngoại thương

Theo phân tích của PGS-TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội An được chọn để hình thành, xây dựng thành thương cảng quốc tế hàng đầu của Việt Nam thời điểm chúa Nguyễn Hoàng cho lập dinh trấn Quảng Nam - 1602. Nhưng trước đó, vùng hạ lưu sông Thu Bồn đã là thương cảng chính của Champa với mật độ dân cư khá nhiều. Từ thế kỷ thứ 14, con đường hàng hải biển Đông đã thịnh hành với nhiều thương thuyền của Trung Quốc và các nước đến Cù Lao Chàm để lấy củi, nước ngọt và trao đổi hàng hóa với cư dân địa phương.

Năm 1471 khi đưa quân vào đánh Champa qua vùng biển dưới chân đèo Hải Vân, trong đêm thanh tĩnh, vua Lê Thánh Tông đã thấy nhiều thuyền buôn nước ngoài neo đậu từ cảng Đồng Long (vũng thuyền ở nam đèo Hải Vân). Nhưng đến thế kỷ thứ 16, cụ thể là giai đoạn 1525-1530, thì người Bồ Đào Nha qua các thương vụ ở vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An, Đà Nẵng mới xác nhận Hội An là nơi buôn bán mà thương khách nhiều nước biết đến nhất thời điểm bấy giờ.

Chính nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nhiều thương thuyền nước ngoài cập bến trao đổi hàng hóa, buôn bán trên đường biển cùng với các chính sách mở cửa, bang giao quốc tế của nhà Nguyễn đã giúp Hội An dần hình thành một thương cảng lớn và phát triển sầm uất ở xứ Đàng Trong vào nửa cuối thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.

TS Đỗ Bang cho biết, Hội An thời đó hình thành nên các phố Nhật, phố Khách (người Hoa), phố An Nam (người Việt) và thương điếm Hà Lan. Dù là trung tâm thương mại lớn của thế giới, nhưng Hội An vẫn giữ được thế phát triển độc lập và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt trong suốt nhiều thế kỷ. Sức sống của đô thị Hội An thế kỷ 17, 18 dưới thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, triều Nguyễn vẫn được tiếp nối cho đến thời nay. Đây là điều hơn hẳn các đô thị khác cùng thể loại và cùng thời. Với những giá trị của quá khứ cùng sức sống và ý nghĩa bảo tồn của đô thị cổ Hội An sau 4 thế kỷ, nên Hội An là đô thị thương cảng cổ duy nhất của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới -1999.

Những hoạt cảnh tái hiện cảng thị Hội An thế kỷ thứ 17,18 qua show diễn “Ký ức Hội An“. Ảnh: TB
Những hoạt cảnh tái hiện cảng thị Hội An thế kỷ thứ 17,18 qua show diễn “Ký ức Hội An“. Ảnh: TB

Hội An bây giờ cũng là đô thị nổi tiếng và là điểm đến của thế giới. Dù không còn là một thương cảng quốc tế, Hội An chỉ phát triển chủ yếu là dịch vụ, du lịch, nhưng mỗi năm thu hút 6 - 7 triệu lượt khách tham quan lưu trú. Trong đó xấp xỉ 4 triệu khách quốc tế. Hội An vẫn được xem như một "đặc khu" kinh tế mở, là nơi giao lưu văn hóa sôi động cả cả nước.

Giá trị văn hóa giữ Hội An trường tồn

Sự tồn tại của Hội An quả là điều kỳ diệu. Đặc biệt là khu phố cổ với phần lớn các công trình kiến trúc bằng gỗ, lại là vùng thấp trũng, hạ du sông Thu Bồn nên mỗi năm đều bị ngâm chìm trong nước lũ. Nhưng bên cạnh sự tồn tại của những công trình kiến trúc, di sản vật thể đó, điều giúp Hội An tồn tại bền vững đó là di sản phi vật thể mà trọng tâm là con người, văn hóa Hội An.

Sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt là thời điểm 1999, Hội An, Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, người dân, du khách mới biết đến nhiều. Hội An đã được hồi sinh từ phế tích nhà cũ, phố cũ. Ban đầu, có thể du khách đến tham quan vì di sản vật thể. Tuy nhiên, về những năm sau, người ta trở lại, tiếp tục đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng... phần lớn là vì những giá trị văn hóa phi vật thể. Nói khác đi là những lễ hội, các hoạt động truyền thống, là nếp sinh hoạt, ứng xử và con người Hội An mới chính là điều hấp dẫn du khách. Đến Hội An là được thư giãn, được nghỉ ngơi, được hưởng thụ một không gian yên bình, một môi trường tin cậy, dễ chịu trong giao tiếp, trong ăn uống, sinh hoạt.

Ông Nguyễn Sự, nguyên là lãnh đạo Hội An - một trong những nhân vật được ghi nhận có công đầu trong việc đưa Hội An hồi sinh, phát triển từ sau năm 1999 đến nay luôn giữ quan điểm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, con người để phát triển Hội An.

Hội An - vẻ đẹp cổ điển. Ảnh: LAP
Hội An - vẻ đẹp cổ điển. Ảnh: LAP

Cũng như phân tích của TS Đỗ Bang, dù có thời điểm phát triển thịnh vượng như thế kỷ 17, 18, Hội An bang giao với nhiều quốc gia, thu nhập nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa Việt. Con người và văn hóa Việt mới chính là điều đặc biệt giúp Hội An trường tồn. Theo ông Nguyễn Sự, thời nay, chính môi trường tự nhiên khác lạ, con người thuần hậu, chẳng giống nơi nào như Cù Lao Chàm, Hội An... mới là sản phẩm độc đáo để thu hút khách du lịch. Nhất là người Châu Âu, họ không thiếu khu nghỉ dưỡng cao cấp, không thiếu các dịch vụ chăm sóc cá nhân hiện đại, nhưng họ bị hấp dẫn bởi một Việt Nam xinh đẹp, hài hòa với môi trường và con người thân thiện, thuần hậu. Đánh mất giá trị này thì có cung ứng nhiều resort cao cấp, dịch vụ hiện đại cũng khó thu hút được du khách. Điều quan trọng hơn là sẽ đánh mất chính mình.

Đây chính là điều mà các thế hệ lãnh đạo Hội An nhắc nhở nhau, luôn gìn giữ, cân bằng trong các chính sách phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa. Cũng vì vậy mà các làng nghề truyền thống, các ruộng lúa vườn rau, những cánh rừng ngập mặn... ở Hội An vẫn tồn tại trong cơn lốc đô thị hóa, phân lô bán nền khắp nơi. Người dân Hội An không thể "ngủ một giấc dậy thành tỉ phú" nhờ bán đất, nhưng là những thu nhập bền vững cho cả mình lẫn môi trường. Điều này thể hiện rõ sau đại dịch COVID-19. Bởi vậy mà một động thái chưa vừa lòng với khách tại một tiệm cà phê cóc hay một ứng xử thiếu công bằng ở tủ bánh Mỳ (Bánh mỳ Phượng) mới xảy ra... cũng trở thành "điểm nóng". Và cách ứng xử của cả chính quyền và người dân Hội An bao giờ cũng là nhận phần lỗi về mình, lập tức khắc phục. Chỉ có Hội An đến bây giờ vẫn còn duy trì các lớp dạy lễ, nghĩa, dạy văn hóa ứng xử... cho trẻ con.

Từng chi tiết nhỏ, từng hành xử tưởng chừng đơn giản đó đã giúp Hội An luôn dễ thương, đáng nhớ trong lòng du khách. Chính quyền qua các thời kỳ luôn nỗ lực khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của người Hội An xưa trong lối sống và cách đối nhân xử thế làm tấm gương cho con cháu ngày nay. Thành phố này đã xây dựng đề án “Hội An - Nhân tình thuần hậu” với 9 nội dung rất cụ thể để vận động nhân dân địa phương cùng nhau thực hiện. Chính vì coi trọng giá trị văn hóa đã giúp Hội An trụ vững trước sự phát triển ào ạt của nền kinh tế thương mại, du lịch có phần tăng trưởng nóng như hiện nay.

Mỹ An
TIN LIÊN QUAN

Du khách “xông đất” Hội An: Động lực phục hồi cho du lịch cả miền Trung

Tường Minh |

Việc những du khách quốc tế “xông đất” hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn của Quảng Nam, sau 2 năm dịch bệnh sẽ là động lực phục hồi du lịch không chỉ cho thành phố này, mà còn cho cả khu vực miền Trung.

Đoàn du khách quốc tế đến tham quan phố cổ, Hội An đã sôi động trở lại

Thanh Chung |

Quảng Nam - Đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Hội An, ngồi xíchlô, dạo quanh khắp nơi, ngắm phố cổ. Dù lượng khách còn ít, dịch vụ chưa sôi động, nhưng cũng làm Hội An rộn ràng sau 2 năm "vắng bóng" người vì dịch COVID-19.

Nhân tình thuần hậu, là giá trị văn hóa mà Hội An kỳ công bảo tồn

thanh hải |

Từ trước 1999, Hội An chỉ là một phố cũ điêu tàn, hoang phế và thiếu sức sống. Nhưng khi được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, du lịch phát triển, Hội An thay đổi đến khó tin. Cao điểm, có năm Hội An, Quảng Nam đón trên 7 triệu lượt khách tham quan, lưu trú, trong đó trên 4 triệu khách quốc tế (2019). Tuy vậy, với Hội An, yếu tố con người luôn được xem là di sản quan trọng nhất. Vì vậy, chính quyền luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa thuần hậu, nhân tình vốn là thế mạnh...

Hội An mở cửa đón khách, kích hoạt du lịch sau 2 năm tạm ngưng vì COVID-19

Thanh Hải - Thanh Chung |

Quảng Nam - Hội An đã chính thức mở cửa đón khách du lịch trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, từng bước phục hồi các hoạt động du lịch dịch vụ, tạo sinh kế cho người dân, và khôi phục kinh tế.

Hội An mở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm

Hữu Long |

Ngay khi khống chế cơ bản, kiểm soát được COVID-19, chính quyền Hội An đã mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Du khách “xông đất” Hội An: Động lực phục hồi cho du lịch cả miền Trung

Tường Minh |

Việc những du khách quốc tế “xông đất” hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn của Quảng Nam, sau 2 năm dịch bệnh sẽ là động lực phục hồi du lịch không chỉ cho thành phố này, mà còn cho cả khu vực miền Trung.

Đoàn du khách quốc tế đến tham quan phố cổ, Hội An đã sôi động trở lại

Thanh Chung |

Quảng Nam - Đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Hội An, ngồi xíchlô, dạo quanh khắp nơi, ngắm phố cổ. Dù lượng khách còn ít, dịch vụ chưa sôi động, nhưng cũng làm Hội An rộn ràng sau 2 năm "vắng bóng" người vì dịch COVID-19.

Nhân tình thuần hậu, là giá trị văn hóa mà Hội An kỳ công bảo tồn

thanh hải |

Từ trước 1999, Hội An chỉ là một phố cũ điêu tàn, hoang phế và thiếu sức sống. Nhưng khi được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, du lịch phát triển, Hội An thay đổi đến khó tin. Cao điểm, có năm Hội An, Quảng Nam đón trên 7 triệu lượt khách tham quan, lưu trú, trong đó trên 4 triệu khách quốc tế (2019). Tuy vậy, với Hội An, yếu tố con người luôn được xem là di sản quan trọng nhất. Vì vậy, chính quyền luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa thuần hậu, nhân tình vốn là thế mạnh...

Hội An mở cửa đón khách, kích hoạt du lịch sau 2 năm tạm ngưng vì COVID-19

Thanh Hải - Thanh Chung |

Quảng Nam - Hội An đã chính thức mở cửa đón khách du lịch trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, từng bước phục hồi các hoạt động du lịch dịch vụ, tạo sinh kế cho người dân, và khôi phục kinh tế.

Hội An mở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm

Hữu Long |

Ngay khi khống chế cơ bản, kiểm soát được COVID-19, chính quyền Hội An đã mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm.