Hồi sinh điện Cần Chánh

Tường Minh |

Không nhiều người biết, điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế trước khi bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 1947, từng là nơi tổ chức hôn lễ của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu. Và đây là sự kiện đặc biệt chỉ diễn ra một lần duy nhất ở điện Cần Chánh trong 13 đời vua triều Nguyễn.

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa 13 (nhiệm kỳ 2021-2026) vừa thông qua 15 nghị quyết quan trọng, liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này. Trong đó, có 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích Huế, với kinh phí khoảng 460 tỉ đồng. Và đáng chú ý là dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh (Hoàng thành Huế) với kinh phí gần 200 tỉ đồng. Như vậy là sau 74 năm kể từ khi bị phá huỷ hoàn toàn, điện Cần Chánh - ngôi điện quan trọng chỉ sau điện Thái Hoà trong Hoàng thành Huế có cơ hội được hồi sinh.

Hoàn toàn bị phá huỷ

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế, điện Cần Chánh là ngôi điện chính và quan trọng nhất trong khu vực Tử Cấm thành, cũng nằm trên trục Dũng đạo của Kinh thành Huế, cách điện Thái Hòa khoảng 100m về phía bắc. Điện Cần Chánh đóng vai trò là chủ điện của cung Càn Thành, vừa là cầu nối giữa phần Nội đình và Ngoại triều. Cung Càn Thành bao gồm: Điện Cần Chánh ở trung tâm, phía nam của điện Cần Chánh là cửa Đại Cung Môn, phía bắc là điện Càn Thành, phía đông là điện Văn Minh, phía tây là điện Võ Hiển.

Điện Cần Chánh được xây dựng vào tháng 4 năm 1804 (Gia Long năm thứ 3). Một năm sau thì hoàn thành. Sau đó, ngôi điện này lại được tu bổ vào năm 1811 dưới thời vua Gia Long (17), năm 1827 dưới thời Minh Mạng (18). Năm 1850, dưới thời Tự Đức (19) lại được sửa chữa. Đến năm Đồng Khánh thứ 2 (1887), điện Cần Chánh tiếp tục được tu bổ với quy mô lớn. Toàn bộ ngôi điện được hạ giải và trùng tu triệt để. Trong quá trình tu bổ, vua tạm thời đặt Ngự triều ở điện Khâm Văn, thuộc vườn Cơ Hạ. Đợt sửa chữa cuối cùng của điện Cần Chánh là vào năm 1938. Đây là thời điểm nhiều công trình kiến trúc xây dựng dưới thời trị vì của các vua tiền nhiệm đã được trùng tu như điện Long An, cung An Định, cung Khánh Ninh, điện Thái Hòa, trong đó điện Cần Chánh được trùng tu với quy mô lớn nhất.

Việc tu bổ các công trình thuộc triều đình vào thời điểm bấy giờ do Ngự Tiền Văn Phòng của vua Bảo Đại chịu trách nhiệm quản lý. Đơn vị thực hiện bảo trì là Bộ Công. Mãi đến năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, điện Cần Chánh và các công trình kiến trúc phụ thuộc của nó vẫn còn nguyên vẹn. Các công trình này chỉ bị tàn phá trong cơn binh lửa xảy ra vào đầu tháng 2.1947. Đến năm 1960, họa viên Nguyễn Phúc Chiêm Nguyên của Ty Kiến thiết Thừa Thiên đã căn cứ vào thực tế của nền móng công trình để thực hiện bản vẽ mặt bằng điện Cần Chánh.

Về quy mô và cấu trúc, cũng như điện Thái Hòa, điện Cần Chánh là một tòa nhà kép, gồm hai bộ mái của tiền điện hay tiền doanh, tiền tích (nhà trước) và chính điện hay chính doanh, chính tích (nhà sau) nối liền với nhau bằng vì thừa lưu. Cả ba thành phần đó được kết cấu lại để tạo ra một không gian nội thất chung. Do công trình đã bị hủy hoại nên thông tin về ngôi điện này phải dựa trên tư liệu lịch sử là chủ yếu.

Nơi tổ chức hôn lễ của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương

Theo TS Phan Thanh Hải, điện Cần Chánh vốn là nơi diễn ra các hoạt động có tính chất nội bộ giữa hoàng đế triều Nguyễn và nội các, các đại thần cao cấp, là nơi tổ chức lễ thường triều... Các nghi lễ và hoạt động chính tổ chức tại điện Cần Chánh bao gồm: Lễ Thường triều mỗi tháng 4 lần vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch; Lễ Phất thức (lễ lau chùi ấn tín của vương triều) vào hạ tuần tháng Chạp âm lịch hàng năm; Lễ nghênh tiếp các sứ bộ ngoại quốc, các thân phiên, hoặc các quan chức ở Trung ương và địa phương đến chiêm bái, bái mạng, bệ kiến, bệ từ; Các buổi yến tiệc và ca múa trong những dịp khánh hỷ của quốc gia và hoàng gia (thường là sau khi tổ chức lễ Đại triều)...

Có một sự kiện rất đặc biệt và thú vị liên quan đến điện Cần Chánh là dưới thời vua Bảo Đại, nhà vua đã tổ chức lễ cưới của mình với hoàng hậu Nam Phương tại điện Cần Chánh. Tuy nhiên, đây là sự kiện đặc biệt và chỉ xảy ra một lần trong suốt 13 đời vua Nguyễn.

Cũng theo TS Phan Thanh Hải, dưới triều Nguyễn có 10 nghi lễ lớn (đại triều) được tổ chức ở điện Cần Chánh và đều có mối liên quan mật thiết với điện Thái Hoà. Tức lộ trình di chuyển và trình tự các nghi thức chính của nhà vua cùng đoàn ngự đạo luôn từ điện Cần Chánh đi đến điện Thái Hòa làm các nghi lễ chính với sự tham dự của bá quan văn võ, sau đó lại từ điện Thái Hòa quay về điện Cần Chánh làm các nghi lễ nội bộ trong phạm vi hoàng gia, hoặc có sự tham dự của các đại thần từ tam, tứ phẩm trở lên.

Tóm lại là các nghi thức thuộc lễ đại triều đều xuất phát từ điện Cần Chánh, sau đó mới qua điện Thái Hòa và kết thúc tại điện Cần Chánh. Trong quan hệ trên, điện Cần Chánh đóng vai trò là phần “Nội” - là nơi chuẩn bị chính, trong quan hệ với phần “Ngoại” - nơi trình diễn các nghi lễ tại điện Thái Hòa. Quan hệ này cũng là sự thể hiện rất đặc trưng mối quan hệ cân bằng trong - ngoài, Âm - Dương trong quan niệm và truyền thống của người Việt. Tại điện Cần Chánh, cũng thực hiện một số nghi lễ, nhưng đều thuộc các nghi lễ trong nội bộ hoàng gia, hoặc các nghi lễ mà nhà vua dành cho các vị quan lại cao cấp (tương đương như thành viên Nội các), kể cả tổ chức yến tiệc.

Khác biệt với Trung Quốc và Đông Á

“Ở một số nước Đông Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy văn hóa nghi lễ có nhiều điểm tương đồng nhưng cách bố trí cung điện và tổ chức nghi lễ so với thời Nguyễn ở Việt Nam đều có sự khác biệt khá lớn, đặc biệt là hầu như không thấy mối quan hệ bộ đôi kiểu âm - dương giữa điện chính của phần Ngoại triều và điện chính của phần Nội đình”, TS Phan Thanh Hải cho biết.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cơ chế nào để cổ vật "hồi hương"?

NHÓM PV |

HUẾ - TS Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu cổ vật triều Nguyễn, nguyên giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đề xuất Nhà nước cần sớm có các chính sách thông thoáng để "hồi hương" cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài nhân vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Tránh tình trạng "chảy máu" cổ vật

Hải Ngọc |

Cổ vật có nguồn gốc Việt Nam không thể mua bán, trao đổi và để thừa kế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Vì sao mũ quan triều Nguyễn gấp 80 lần giá khởi điểm chỉ sau 3 ngày?

Tường Minh |

Chỉ trong vòng 3 ngày, giá của chiếc mũ quan triều Nguyễn - Huế đang được đấu giá ở Tây Ban Nha đã gấp 80 lần giá khởi điểm.

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Mũ quan văn triều Nguyễn còn nguyên vẹn được đấu giá ở Tây Ban Nha

Tường Minh |

Một mũ quan văn triều Nguyễn - Huế còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay được Nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) chuẩn bị đấu giá với giá khởi điểm 500 euro.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cơ chế nào để cổ vật "hồi hương"?

NHÓM PV |

HUẾ - TS Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu cổ vật triều Nguyễn, nguyên giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đề xuất Nhà nước cần sớm có các chính sách thông thoáng để "hồi hương" cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài nhân vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Tránh tình trạng "chảy máu" cổ vật

Hải Ngọc |

Cổ vật có nguồn gốc Việt Nam không thể mua bán, trao đổi và để thừa kế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Vì sao mũ quan triều Nguyễn gấp 80 lần giá khởi điểm chỉ sau 3 ngày?

Tường Minh |

Chỉ trong vòng 3 ngày, giá của chiếc mũ quan triều Nguyễn - Huế đang được đấu giá ở Tây Ban Nha đã gấp 80 lần giá khởi điểm.

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Anh Vũ |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Mũ quan văn triều Nguyễn còn nguyên vẹn được đấu giá ở Tây Ban Nha

Tường Minh |

Một mũ quan văn triều Nguyễn - Huế còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay được Nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) chuẩn bị đấu giá với giá khởi điểm 500 euro.