Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cần có chính sách “hồi hương” cổ vật

Tường Minh |

Chuyện Huế không tham gia vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì giá cao và nhiều vụ thất bại trước đó cho thấy, chúng ta chưa có các chính sách phù hợp để “hồi hương” cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài.

Chưa có hàng lang pháp lý

TS Trần Đức Anh Sơn - nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế - là người có nhiều năm công tác trong ngành bảo tồn, bảo tàng. Và ông rất quan tâm đến chuyện “hồi hương” của cổ vật Việt Nam đang lưu lạc ở nước ngoài.

TS Trần Đức Anh Sơn nhận xét, “hồi hương” cổ vật là một nhiệm vụ vô cùng gian nan vì nhiều lý do. Trước hết, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài.

Vì thế khi có thông tin về cổ vật Việt Nam đấu giá ở nước ngoài, các bảo tàng, nhất là bảo tàng công lập, không biết dựa vào đâu để đề xuất với các cấp có thẩm quyền cho phép tham gia đấu giá.

Huế từng thất bại trong việc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi ở Pháp. Ảnh do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cung cấp.
Huế từng thất bại trong việc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi ở Pháp. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cung cấp

Lý do tiếp theo là các bảo tàng và các nhà sưu tập cổ vật ở Việt Nam có quá ít thông tin về cổ vật Việt Nam ở nước ngoài, kể cả các phiên đấu giá công khai hay thông tin rao bán cổ vật trên mạng internet.

Trong khi đó, các bảo tàng ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thường tiếp nhận thông tin đấu giá cổ vật từ các hãng đấu giá cung cấp từ 3-6 tháng trước khi diễn ra phiên đấu giá.

Nhờ vậy, họ có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về các cổ vật được rao bán để quyết định cũng như có đủ thời gian để huy động tài chính mua những cổ vật mà họ quan tâm.

Đặc biệt, các bảo tàng này còn cử chuyên gia thường xuyên đi “săn lùng” cổ vật Việt Nam ở các cửa hiệu đồ cổ và sưu tập tư nhân. Nhờ vậy, nhiều bảo tàng ở nước ngoài mới có được những cổ vật quý hiếm của Việt Nam và triều Nguyễn như chúng ta thấy.

Lý do nữa là giá cổ vật in trên các catalogue chỉ là giá dự kiến, thường cách biệt rất xa với giá sau cùng khi một món cổ vật được mua.

Ngoài số tiền phải trả theo giá sau cùng, người mua phải trả thêm lệ phí cho nhà đấu giá (từ 10-20% giá sau cùng tuỳ theo giá trị món đồ) cùng với thuế giá trị gia tăng và tiền đóng gói, vận chuyển cổ vật từ nơi đấu giá đến địa chỉ người mua…

Và đây là một thách thức rất lớn cho các bảo tàng công lập Việt Nam khi muốn tham gia đấu giá ở nước ngoài. Bởi lẽ, không ai biết chính xác món đồ ấy cuối cùng sẽ được bán với giá bao nhiêu để đề xuất Nhà nước cấp kinh phí.

Và sự thất bại của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trong việc đấu giá bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi ở Pháp năm 2010 là một ví dụ. (Ở cuộc đấu giá đó, Huế trả đến 8.600 Euro thì bỏ cuộc vì không thể trả hơn, kết quả tranh được bán cho một người giấu tên với giá… 8.800 euro - chỉ trả hơn Huế 200 Euro).

Cần khuyến khích “hồi hương” cổ vật

Để chúng ta không phải luôn “chậm chân” khi mua cổ vật Việt Nam (và cổ vật cung đình triều Nguyễn) ở nước ngoài và để có thể “hồi hương” những cổ vật ấy, TS Trần Đức Anh Sơn đề xuất Nhà nước nên có những chính sách hợp lý và thông thoáng.

Trước hết, Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài.

Việt Nam chưa có chính sách phù hợp để “hồi hương” cổ vật ở nước ngoài. Ảnh từ trang đấu giá invaluable.com
Việt Nam chưa có chính sách phù hợp để “hồi hương” cổ vật ở nước ngoài. Ảnh từ trang đấu giá invaluable.com
Cần có một thị trường mua bán cổ vật hợp pháp ở trong nước, được Nhà nước thừa nhận và được bảo trợ bởi hệ thống pháp lý chặt chẽ nhưng thông thoáng.

Cần tạo điều kiện để những nhà đấu giá danh tiếng như: Sotheby’s, Christie’s, Butterfield, Nagel Auction, Loudmer, Spink… tham gia đầu tư vào thị trường đấu giá cổ vật và mỹ thuật ở Việt Nam.

Các bảo tàng công lập nên có những chuyên gia chuyên sưu tầm thông tin mua bán và đấu giá cổ vật để sớm có những thông tin cần thiết. Từ đó, bảo tàng mới có thể lập kế hoạch và đề xuất các cấp thẩm quyền cấp kinh phí mua cổ vật.

Sau cùng, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để khuyến khích “hồi hương” cổ vật (không chỉ cổ vật Việt Nam) từ nước ngoài.

“Tôi được biết, nhiều Việt kiều đang sở hữu những sưu tập cổ vật Việt Nam rất có giá trị. Họ muốn “hồi hương” những cổ vật này nhưng còn e ngại vì không biết rõ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với những cổ vật “hồi hương” này như thế nào” - TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Cũng theo TS Trần Đức Anh Sơn, hiện các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc... đã thực hiện thành công việc "hồi hương" cổ vật bằng nhiều chính sách linh hoạt và hữu dụng gồm: Áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 0% và đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu đối với tất cả vật phẩm văn hoá, lịch sử, mỹ thuật… có niên đại hơn 100 năm.

Nhờ vậy, không chỉ các cổ vật đã “châu về hợp phố” sau nhiều năm lưu lạc mà nhiều di sản văn hoá của các quốc gia khác cũng tìm về với hai nước này.

Họ cử chuyên gia đi khắp thế giới để nghiên cứu, thống kê, lập hồ sơ khoa học cho những cổ vật của đất nước, đặc biệt là bảo vật quốc gia đang lưu lạc ở nước ngoài và in thành vựng tập.

Sau đó, mời các nhà sưu tập, các bảo tàng nước ngoài đamg sở hữu những món cổ vật đó đưa chúng về trong nước trưng bày, triển lãm với quan điểm “chưa thể đưa về hẳn thì tạm thời đưa về để công chúng trong nước được tận mắt chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia đang lưu lạc”.

Thương lượng để trao đổi hoặc mua lại những món cổ vật này cho các bảo tàng hoặc các nhà sưu tập tư nhân trong nước. Vận động những người giàu bỏ tiền mua những món cổ vật này để giữ chúng lại và nếu được thì tặng cho các bảo tàng công lập. Những người này sẽ được chính phủ miễn, giảm thuế thu nhập nhờ vào các hoạt động hiến tặng cổ vật này.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Bất ngờ một bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi sâu dưới đất

Nhà thơ Trần Nhuận Minh |

Quảng Ninh - Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cẩn là một trong 3 thi phẩm kiệt xuất trong chùm thơ 12 bài, hiện còn trên vách đá núi Bài Thơ, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được bảo tồn theo luật Di sản. Gần đây, những người yêu thơ phát hiện bài thơ nổi tiếng này bị vùi sâu dưới đất khi xây dựng Đền bài thơ cổ núi Bài Thơ.

Trước vụ "mũ quan", Huế từng bỏ lỡ bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi

Tường Minh |

Trước sự việc không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao, Huế từng bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh "Chiều tà" của vua Hàm Nghi trong một phiên đấu giá ở Pháp cách đây 11 năm.

Huế không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao

Tường Minh |

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết chỉ theo dõi và không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì lý do giá quá cao.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Bất ngờ một bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi sâu dưới đất

Nhà thơ Trần Nhuận Minh |

Quảng Ninh - Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cẩn là một trong 3 thi phẩm kiệt xuất trong chùm thơ 12 bài, hiện còn trên vách đá núi Bài Thơ, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được bảo tồn theo luật Di sản. Gần đây, những người yêu thơ phát hiện bài thơ nổi tiếng này bị vùi sâu dưới đất khi xây dựng Đền bài thơ cổ núi Bài Thơ.

Trước vụ "mũ quan", Huế từng bỏ lỡ bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi

Tường Minh |

Trước sự việc không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao, Huế từng bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh "Chiều tà" của vua Hàm Nghi trong một phiên đấu giá ở Pháp cách đây 11 năm.

Huế không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao

Tường Minh |

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết chỉ theo dõi và không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì lý do giá quá cao.