Hồi hương cổ vật: Thế giới đang làm theo cách nào?

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong khi vẫn còn hàng vạn cổ vật của Việt Nam đang lưu lạc trong nhiều bảo tàng hay bộ sưu tập trên thế giới, những bài học thành công về hồi hương cổ vật từ các quốc gia trên thế giới sẽ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta có thể tham khảo, học hỏi.

Từ kinh nghiệm áp dụng pháp lý của Campuchia...

Campuchia là một ví dụ điển hình trong thành công hồi hương cổ vật của quốc gia đang lưu lạc ở nước ngoài. Năm 2014, ba tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch từ thế kỷ 10 được trao trả lại cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia từ Mỹ. Ba bức tượng bằng đá này bị cướp phá tại khu đền tháp Koh Ker trong thời kỳ Khmer Đỏ cai trị đất nước này và được buôn bán trên thị trường nghệ thuật quốc tế. Khi một trong số những bức tượng được rao bán, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã yêu cầu chính phủ Mỹ hỗ trợ thu hồi. Năm 2021, Bảo tàng Nghệ thuật Denver, Mỹ cũng phải trao trả 43 hiện vật, trong đó có những báu vật vô cùng hiếm có của dân tộc Khmer. Phoeurng Sackona - Bộ trưởng Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia cho biết: “Việc hồi hương những cổ vật này cung cấp bằng chứng rằng ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, Chính phủ Campuchia vẫn cam kết tìm kiếm và đưa trở về quê hương hồn cốt của dân tộc đã rời xa quê hương”.

Để có được những thành công đó, trong những năm gần đây, Chính phủ Campuchia đã thực hiện một nỗ lực mạnh mẽ nhằm thu thập thông tin về hàng nghìn hiện vật văn hóa có giá trị mà đất nước này cho là bị đánh cắp. Việc tham gia của nhiều nhà khoa học đã giúp chứng minh nhiều cổ vật có nguồn gốc từ Campuchia. Trong đó, nhiều cổ vật hiện đang được cất giữ và trưng bày tại Mỹ, các nước Tây Âu và Australia.

Nhưng Campuchia có chỗ dựa về mặt pháp lý quốc tế khi nước này là thành viên của cả hai Công ước quan trọng liên quan tới cổ vật là Công ước UNESCO năm 1970 “nhằm ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa” và Công ước UNIDROIT năm 1995 “về việc trả lại các di sản văn hoá vật thể bị đánh cắp hoặc buôn bán trái phép ra nước ngoài”. Cho nên, Chính phủ Campuchia có quyền gửi các khiếu kiện lên tòa án các nước đang cất giữ những cổ vật này để có thể tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm thu hồi và trao trả cho Campuchia. Những thành công của Campuchia trong hồi hương cổ vật mà tôi kể ở trên chính là dựa trên hoạt động pháp lý đó.

Hiện nay, Việt Nam là một trong 193 nước thành viên tham gia Công ước UNESCO năm 1970 nhằm ngăn chặn việc mua bán cổ vật trái phép ra nước ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin trên trang www.unidroit.org, chúng ta chưa ký kết và trở thành thành viên tham gia Công ước UNIDROIT năm 1995, cho nên chúng ta sẽ gặp khó khi xúc tiến công cuộc hồi hương các báu vật của đất nước trở về cố quốc.

Đến “sức mạnh tổng hợp” của Trung Quốc

Cổ vật Trung Quốc với những giá trị của mình đã trở thành một tài sản thanh khoản được đánh giá cao đối với các nhà sưu tập. Trung Quốc cáo buộc rằng hơn 800.000 bảo vật của Trung Quốc đã bị liên quân Anh - Pháp cướp đoạt từ di tích Di Hòa Viên trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856-1860) hiện đang nằm trong các viện bảo tàng và các sưu tập trên khắp thế giới. Liên quân Anh - Pháp đã đốt cháy hoặc san bằng khoảng 200 tòa nhà, cướp phá nhiều tác phẩm điêu khắc, áo choàng lụa, đồ trang sức và thậm chí cả những con chó Bắc Kinh, khi đó chưa được biết đến ở châu Âu (Nữ hoàng Victoria đã được tặng một con chó con, tên là “Looty”). Tuy nhiên, đây chỉ là một vụ cướp cổ vật trong giai đoạn từ năm 1839 đến năm 1949 - giai đoạn mà giới trẻ Trung Quốc hiện nay hay gọi là “100 năm ô nhục, 100 năm tủi nhục, 100 năm xấu hổ” - đã có hàng nghìn vụ cướp phá cổ vật diễn ra.

Trong những năm qua, Trung Quốc áp dụng một số cách tiếp cận để giành lại di sản quốc gia, bao gồm nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong sử dụng công ước quốc tế, hợp tác song phương, kiện tụng dân sự, đàm phán, v.v. để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả lại và hồi hương các cổ vật bị chiếm đoạt bất hợp pháp.

Cũng giống như Campuchia, Trung Quốc cũng tham gia cả Công ước UNESCO 1970 và Công ước UNIDROIT 1995. Đồng thời, Trung Quốc ký một số Biên bản ghi nhớ với hơn 28 quốc gia như Mỹ, Ai Cập, Việt Nam, Ý, Nga, Ethiopia, Nhật Bản và Chile, cùng nhiều quốc gia khác để cấm phổ biến, ngăn chặn hoạt động buôn bán cổ vật bất hợp pháp.

Những cách tiếp cận này đã mang lại một số trường hợp thành công cho Cục Di sản Văn hóa (SACH), cơ quan phụ trách vấn đề hồi hương cổ vật của Nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc đã thu hồi 156 cổ vật từ Đan Mạch sau phán quyết của tòa án nước này về việc trao trả lại cổ vật được buôn bán bất hợp pháp. Tương tự như vậy, năm 2015, Trung Quốc đàm phán thành công để Pháp trả lại bộ sưu tập 56 đồ trang sức bằng vàng có từ thời Xuân Thu (năm 770 - 476 trước Công nguyên). Năm 2019, Mỹ cũng trả lại 361 cổ vật cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc trải qua thời kỳ bùng nổ kinh tế, hàng ngũ tỉ phú của họ cũng tăng theo và quan tâm tới cổ vật. Nhiều tổ chức và doanh nhân yêu nước đôi khi được gọi là “Hiệp sĩ Trắng” sử dụng “sức mạnh của đồng tiền” tài trợ ngân sách nhằm mua lại những cổ vật được đấu giá trong các nhà đấu giá và cả trên thị trường “chợ đen”. Những cá nhân này trở thành những nhà sưu tập nghệ thuật tư nhân, mua các đồ tạo tác của Trung Quốc được lưu giữ ở nước ngoài và tặng chúng cho các bảo tàng Trung Quốc. Ví dụ, doanh nhân Stanley Ho đã mua 2 bức tượng mô tả 12 cung hoàng đạo ở Di Hòa Viên trước đây để tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Poly và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của các tập đoàn Nhà nước trong việc mua bán và hồi hương cổ vật. Tập đoàn China Poly Group đã mua 3 bức tượng hiện biết còn lại trong tổng số 12 cung hoàng đạo ở Di Hòa Viên bị mất tích. Chuyện kể lại rằng, trong các cuộc đấu giá năm 2000 được tổ chức tại Hồng Kông bởi Sotheby's và Christie's luôn có sự góp mặt của 3 người đứng đầu Cục Di sản văn hóa Trung Quốc và họ kêu gọi các nhà đấu giá không tham gia vào phiên đấu giá vì đấy là những cổ vật thuộc sở hữu của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Khi cả hai công ty đều từ chối và các cuộc đấu giá vẫn tiếp tục, Tập đoàn China Poly Group đã tham gia đấu giá và sở hữu những cổ vật này.

Hơn thế nữa, Trung Quốc còn khai thác sức mạnh công nghệ và sử dụng công nghệ in 3D để có thể dễ dàng sở hữu những “bản sao” của cổ vật. Việc chia sẻ tài nguyên 3D đã tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận kho lưu trữ trực tuyến về các bộ sưu tập cổ vật Trung Hoa và nhờ đó, các công ty công nghệ Trung Quốc có thể in 3D và tạo được bản sao y như thật về cổ vật để có thể trưng bày trong các bảo tàng cho dân chúng có thể tiếp cận.

Ngoài ra, còn có “bàn tay vô hình” nào đó tạo dựng lên làn sóng tội phạm nhắm vào các cổ vật Trung Quốc hiện đang trưng bày ở các bảo tàng Châu Âu từ năm 2010. Chuỗi trộm cắp được cho là bắt đầu vào tháng 8 năm 2010 với vụ đột nhập vào phòng trưng bày Trung Quốc trong khuôn viên Cung điện Drottningholm, dinh thự hoàng gia gần Stockholm, Thụy Điển. Năm tháng sau, những vụ trộm ở Bergen, Na Uy đã cướp đi 56 cổ vật từ Bộ sưu tập Trung Quốc của Bảo tàng Nghệ thuật KODE. Vào tháng 4 năm 2012, những kẻ trộm đã đột nhập Phòng trưng bày Malcolm McDonald tại Bảo tàng Phương Đông thuộc Đại học Durham ở Anh, lấy một tác phẩm điêu khắc bằng sứ và chiếc bát bằng ngọc bích có nguồn gốc ở Trung Quốc trị giá khoảng 3 triệu USD. Vào tháng 1 năm 2013, khoảng 25 tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc bị đánh cắp trong một vụ trộm thứ hai tại bảo tàng ở Na Uy. Bảo tàng buộc phải đóng cửa Bộ sưu tập Trung Quốc của mình cho khách tham quan và theo sự dàn xếp do một doanh nhân Trung Quốc làm trung gian, 7 trong số 21 cột đá cẩm thạch lấy từ Di Hòa Viên được hứa gửi đến Đại học Bắc Kinh.

Như Paul Harris, một nhà buôn cổ vật Trung Quốc hàng đầu ở Anh cho biết: Cảm giác chung trong những vụ trộm này là “một công việc được đặt hàng” được thực hiện bởi những tên tội phạm chuyên nghiệp người Pháp cho một bên thứ ba. Bên thứ ba đó gần như chắc chắn ở nước ngoài, cách xa quyền tài phán của Pháp.

Hiện nay, với số lượng rất lớn cổ vật Việt Nam lưu lạc trên thế giới, những kinh nghiệm từ hai quốc gia gần gũi với chúng ta trong khu vực sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam trong chương trình “dài hơi” nhằm hồi hương cổ vật. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị, bao gồm Nhà nước, nhà khoa học và cả doanh nhân. Xin hãy đừng thờ ơ với di sản của cha ông!

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Trong màn sương mờ của thị trường cổ vật: Mua đuổi - bán đuổi

Huy Minh |

Họa sĩ Tuấn Long nói với tôi rằng, người anh em của anh -  Dương Minh Chính - rất am hiểu về cổ vật lẫn giá trị. Tôi cũng nghe có người đánh giá anh Chính là “bậc thầy đồ đá”, “nhà nghề nhất trong giới nhà nghề”. Nhưng Dương Minh Chính chỉ tự nhận mình là một người kinh doanh thuần túy.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Trong màn sương mờ của thị trường cổ vật: Mua đuổi - bán đuổi

Huy Minh |

Họa sĩ Tuấn Long nói với tôi rằng, người anh em của anh -  Dương Minh Chính - rất am hiểu về cổ vật lẫn giá trị. Tôi cũng nghe có người đánh giá anh Chính là “bậc thầy đồ đá”, “nhà nghề nhất trong giới nhà nghề”. Nhưng Dương Minh Chính chỉ tự nhận mình là một người kinh doanh thuần túy.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.