Hoàng thái hậu Từ Dũ, người hiền đức xưa nay hiếm

Kim Sơn |

Ít người biết rằng, bệnh viện Phụ sản lớn nhất miền Nam - Bệnh viện Từ Dũ chính là mang tên vị Hoàng thái hậu Từ Dũ nhân từ, đức độ thời nhà Nguyễn. "Nước Nga có Hoàng hậu Catherine II la Grande de Russie (1729 - 1796), nước Anh có Vương hậu Elisabeth Ière (1533 - 1603), Thanh triều Trung Quốc có Từ Hi thái hậu, cả thảy đều có tai tiếng nhưng tai nhiều hơn tiếng, nước Nam ta có bà Từ Dũ thái hậu thanh danh lưu hậu thế, tiếng có mà tai không, thiệt là hiếm lạ", học giả Vương Hồng Sển đánh giá trong Di cảo "Tô Mãn họa tùng đình".

Tài đức vẹn toàn, giúp vua trị quốc

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (1810 - 1902) là mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức và là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị. Khi qua đời bà được truy tôn làm Hoàng hậu và được người đời nhớ đến với tôn hiệu Hoàng thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ), nổi tiếng là người hiền đức xưa nay hiếm.

Thuở nhỏ, bà nổi tiếng hiếu hạnh, thông minh, thông kinh sử, hiền thục, nết na và rất xinh đẹp. Năm 12 tuổi, khi mẹ bà lâm bệnh nặng, chỉ thích nằm một mình thì bà là người duy nhất được gần gũi hầu hạ chăm sóc mẹ ngày đêm. Đến khi mẹ qua đời, dù còn nhỏ nhưng bà vẫn giữ tang như người trưởng thành khiến bên ngoài tấm tắc khen ngợi. Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang, mẹ của vua Minh Mạng hay tin nên triệu bà vào cung để hầu hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị năm 14 tuổi.

Năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, vua Thiệu Trị nối ngôi và phong cho bà làm Cung tần. Năm 1842, bà theo vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc. Tuy quyền cao chức lớn, song tính tình bà đoan chính, thanh tao, giản dị, nhân từ khiến mọi người trong cung ai cũng quý mến và kính trọng.

Hằng đêm, vua Thiệu Trị thức khuya đọc sách, bà vẫn thức hầu mà không biết mệt mỏi và cùng vua trao đổi, bàn luận mọi việc. Bà thường hay góp ý với vua: “Làm người ắt phải học, nhiên hậu biết được điều thiện, điều ác. Điều thiện nên phát huy, điều ác nên tránh xa để không sa vào chỗ tà”. Học giả Vương Hồng Sển đánh giá rằng: "Tính bà thông minh nhậm lẹ, và hay nhớ dai. Những bao nhiêu chuyện cũ, tích xưa, thi cổ bà đều thuộc nằm lòng. Vua Tự Đức văn hay, các quan khoa bảng đều sợ tài vua, có lẽ nhờ thọ ẩm của bà truyền lại".

Đầu năm 1847, vua Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm hầu hạ thuốc thang không nghỉ. Khi nhà vua gần mất, vua Thiệu Trị dụ các quan về điều tiếc nuối của mình: “Quý phi là nguyên phối của trẫm, là người phúc đức hiển minh, giúp ta coi công việc trong cung cấm đã 7 năm. Nay ý trẫm muốn lập làm Hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc vì việc không làm kịp mà thôi”.

Chân dung Hoàng thái hậu Từ Dũ (1810 - 1902). Ảnh: Tư liệu
Chân dung Hoàng thái hậu Từ Dũ (1810 - 1902). Ảnh: Tư liệu

Ân đức của Hoàng Thái hậu

Vua Tự Đức lên ngôi, thực hiện di nguyện của vua cha, muốn tấn phong bà tôn hiệu Từ Dũ Hoàng thái hậu. Khi nhà vua cùng các hoàng thân và đại thần đến xin làm lễ tấn phong, bà đã dụ rằng: “Ta xem sớ văn, đã biết Hoàng đế và các quan có lòng thành rồi. Nhưng nghĩ quan tài tiên đế còn quàn chưa được trăm ngày, trong lòng đau thương luyến tiếc, không thể thôi được. Lại nghĩ: Hoàng đế tuổi còn trẻ, chưa am chính thể, thường thấy buổi sớm chăm lo, buổi tối sợ hãi, chẳng tưởng ăn ngủ, lòng ta rất là thương xót. Vả lại, Hoàng đế nhận mệnh lớn của Trời, làm quân sư cho dân, phải lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau sự vui của thiên hạ. Phàm những lời tiên đế đã dạy bảo, mà Hoàng đế đã vâng theo, nên ghi vào trong lòng để mưu nghĩ nối chí theo việc... Đến như việc xin suy tôn, không nên cử hành là phải...”.

Hoàng thái hậu cũng là người thương dân, nhân lễ ngũ tuần của bà, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng: "Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên. Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng".

Dịp lễ lục tuần đại khánh tiết của bà, bà lại thoái thác việc tấn tôn mỹ hiệu: "Giặc Bắc chưa dẹp yên, đất Nam kỳ chưa lấy lại... Trong thời kỳ khốn đốn, vua nên thức khuya dậy sớm, tối nên nếm mật nằm gai, làm sao cho thiên hạ thái bình, thì ta mới được vui lòng hả dạ, còn những cái hư danh vô ích, ta không dám đương”. Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy.

Để rồi, vua Tự Đức vẫn nhận những khuyên bảo từ bà. Chuyện kể rằng dịp lễ ngũ tuần đại khánh của vua Tự Đức: "Thái hậu Từ Dũ truyền ban ngự yến, trong tiệc có món rau sống mắm sống". Về món "rau sống mắm sống" có trên bàn ăn đại tiệc cao lương mỹ vị mới thú vị làm sao. Chính vì thế, cụ Vương Hồng Sển trích lại câu “dụ” của bà: "Đồ ăn mẹ dạy nấu cho tinh khiết, mỗi món đều nóng sốt thơm mùi, song sợ trẻ yếu mình chưa đẹp miệng. Rau mắm, mẹ nghĩ là một tiện dụng, người ta thấy thơm tho thích ý, may khi con nhân lạ ngự nhiều cơm". Một trong những điều "hiếm lạ" đối với hậu thế chúng ta là bà luôn nhắc nhở: "Xa xỉ ấy là triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước".

Các công chúa và người trong hoàng tộc ai thiếu thốn thì bà trợ cấp, nhưng vẫn thường dạy rằng: “Các ngài bổng lộc vẫn nhiều, nếu biết lường số chi cho đúng số thu thì việc gì mà thiếu, chỉ lo xa hoa, lãng phí, đến đỗi chi tiêu không đủ, phải vay mượn người ta, nợ lời cứ chất thêm lên, thì dầu ta ban cấp bao nhiêu cũng không thể đủ”. Còn đối với họ ngoại nhà vua, tức thân tộc ruột thịt của bà, bà còn nghiêm khắc hơn nữa. Nhưng với cung tần, bà lại bao dung, ai phạm lỗi bà đều tìm cách dạy dỗ, bảo ban hơn là sử dụng hình phạt.

Để ghi nhớ ân đức của bà, có thể lấy lời nhận định của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thay lời bình: Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế... Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè "Bà Từ Dũ xin thuế cho dân". Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy!

Tài liệu tham khảo:

- Báo Phụ nữ tân văn (1929 -1935).
- Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, NXB Thuận Hóa, 2006.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tượng đài sông Hương: Thái hậu Từ Dũ.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Cây đèn đồng hình người Lạch Trường với tín ngưỡng của sự bất tử

Nguyễn Hữu Mạnh |

Cây đèn là một hiện tượng gắn liền với thế giới tâm linh, tín ngưỡng, là một di vật đặc trưng, điển hình của văn hóa thời hậu Đông Sơn. Cây đèn đồng hình người Lạch Trường, Thanh Hóa được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt 1 năm 2012, là minh chứng tiêu biểu nhất cho sức sống Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Di tích Đặng Đình An thờ danh tướng có công với xứ Nghệ

ĐẶNG VIẾT TƯỜNG |

Làng Trung Lao ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương danh tướng Đặng Đình An (tên chữ Tiến Thự). Trung Lao là một làng cổ bên bờ sông Lam và núi Hồng Lĩnh, có nhiều di sản văn hoá gắn với danh nhân Đặng Đình An: Bia Đặng tướng quân, tượng đá thờ danh tướng Đặng Đình An, cây thị cổ thụ và nhiều cây gỗ nguyên sinh của núi rừng Hồng Lĩnh, mộ Bùi phu nhân - mẹ Đặng Đình An và lễ hội cầu phúc.

Bia đá Vĩnh Lăng, báu vật về vua Lê Thái Tổ

Nguyễn Hữu Mạnh |

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg. Hiện nay, Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ đang được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) với số ký hiệu LK2010 VL.PT - Đđ 7/2.

Lại thêm 1 bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 6 gây tranh cãi

Trà My |

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Café chiều thứ 7: Giải pháp để người dân "mỉm cười" khi tăng giá vé xe buýt

Nhóm PV |

Sau 9 năm giữ nguyên giá vé, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất, từ 1.1.2024 sẽ tăng giá vé xe buýt thêm 1.000 - 11.000 đồng so với hiện nay, tùy thuộc cự ly, loại vé và diện ưu tiên. Đề xuất này đang nhận được nhiều tranh luận của người dân.

Nguy cơ đóng cửa trở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hoà Bình

Minh Nguyễn |

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện có 69 trung tâm đăng kiểm tại 24 tỉnh, thành phố sắp bị buộc phải tạm dừng hoạt động. Trong đó, có trung tâm đăng kiểm duy nhất tại tỉnh Hoà Bình.

Quá chén đêm 20.10, người phụ nữ bị phạt kịch khung

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bất ngờ bị Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ loạng choạng cho biết vừa mới đi sinh nhật về.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Cây đèn đồng hình người Lạch Trường với tín ngưỡng của sự bất tử

Nguyễn Hữu Mạnh |

Cây đèn là một hiện tượng gắn liền với thế giới tâm linh, tín ngưỡng, là một di vật đặc trưng, điển hình của văn hóa thời hậu Đông Sơn. Cây đèn đồng hình người Lạch Trường, Thanh Hóa được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt 1 năm 2012, là minh chứng tiêu biểu nhất cho sức sống Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Di tích Đặng Đình An thờ danh tướng có công với xứ Nghệ

ĐẶNG VIẾT TƯỜNG |

Làng Trung Lao ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương danh tướng Đặng Đình An (tên chữ Tiến Thự). Trung Lao là một làng cổ bên bờ sông Lam và núi Hồng Lĩnh, có nhiều di sản văn hoá gắn với danh nhân Đặng Đình An: Bia Đặng tướng quân, tượng đá thờ danh tướng Đặng Đình An, cây thị cổ thụ và nhiều cây gỗ nguyên sinh của núi rừng Hồng Lĩnh, mộ Bùi phu nhân - mẹ Đặng Đình An và lễ hội cầu phúc.

Bia đá Vĩnh Lăng, báu vật về vua Lê Thái Tổ

Nguyễn Hữu Mạnh |

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg. Hiện nay, Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ đang được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) với số ký hiệu LK2010 VL.PT - Đđ 7/2.