Hàng trăm ngày tập luyện đổi lấy những phút giây tỏa sáng

HUYỀN CHI - NGUYỄN ĐẠT |

Hoàn thành những bước nhảy bay bổng mềm mại, khép lại màn trình diễn mãn nhãn, những diễn viên ballet cúi người thở dốc, mồ hôi đầm đìa khi cơ thể đã thấm mệt.

Hành trình gian nan đến với ballet

Đến thăm một buổi tập của các vũ công ballet tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, mới thấy nếu đứng ở vị trí khán giả, sẽ khó chứng kiến được quá trình khổ luyện, điều kiện tập luyện khắc nghiệt của bộ môn này. Những động tác bật cao, quay tròn, uốn dẻo, xoay người trên cao, đi bằng hai đầu ngón chân trên giày mũi cứng nhiều khi khiến đôi bàn chân người diễn viên ballet rướm máu, bầm tím.

Trước một buổi tập, diễn viên Lê Phương Thảo (35 tuổi) tỉ mẩn ngồi băng các đầu ngón chân, đeo một lớp cao su lót và buộc dây giày tập. Chị tập ballet từ năm 12 tuổi, bởi niềm yêu thích dành cho phong cách múa cổ điển của châu Âu. Chị cũng đã công tác, gắn bó với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam 15 năm qua.

Lê Phương Thảo kể lại: "Năm 12 tuổi bắt đầu tập, tôi không biết gì về múa. Những năm đầu tiên, việc rèn luyện rất vất vả. Nhiều khi tôi sợ và bật khóc khi tập những động tác khó. Tôi đã quen với những lần trầy xước, chấn thương, phải băng bó và nghỉ tập một thời gian. Kể cả khi chấn thương nhẹ, chúng tôi vẫn tập luyện hà khắc, hiếm khi được nghỉ. Nhưng đó chưa phải khó khăn lớn nhất. Với các diễn viên nữ, sau khi sinh con, cơ thể họ hoàn toàn thay đổi, như một con người khác. Độ dẻo dai giảm đi, độ trường sức cũng kém hơn, phải mất nhiều thời gian để lấy lại phong độ, điều chỉnh vóc dáng.

Các diễn viên ballet Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam luyện tập cho vở diễn “Hồ thiên nga“. Ảnh: Hải Nguyễn
Các diễn viên ballet Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam luyện tập cho vở diễn “Hồ thiên nga“. Ảnh: Hải Nguyễn

Tôi mất 6 năm tập luyện rồi mới bắt đầu tiếp cận hoạt động biểu diễn ở các nhà hát. Sau 30 tuổi, thể lực đã bắt đầu đi xuống. Vì vậy, diễn viên ballet có thời kỳ đỉnh cao rất ngắn. Hầu như diễn viên ballet ai cũng mắc bệnh xương khớp, những cơn đau ấy sẽ đi theo mình mãi".

Hình ảnh người nghệ sĩ múa ballet xoay tròn trên nền nhạc du dương đã đi vào giấc mơ tuổi thơ của rất nhiều người. Sức hấp dẫn kỳ lạ của bộ môn này tạo nên động lực to lớn để thế hệ diễn viên trẻ bền bỉ, bám trụ nghề. Ballet theo họ từ ngày thơ ấu, âm nhạc và điệu nhảy ngấm vào máu đến khi chạm đến những đỉnh cao trong sự nghiệp.

Tuấn Anh (19 tuổi) đã tập ballet được 7 năm. “Gia đình tôi cũng có người tập bộ môn này nên tôi được truyền cảm hứng. Nhìn lại quá trình khổ luyện vất vả, tôi vẫn nhớ cơn đau khi phải ép xoạc, ép dẻo những ngày đầu và cả những giọt nước mắt. Dù là con trai, tôi vẫn khóc rất nhiều. Việc tập luyện rất nhiều khó khăn, để đổi lấy những phút giây tỏa sáng trên sân khấu. Nhờ ballet, cơ thể tôi dẻo dai hơn, tôi cũng không còn rụt rè, nhút nhát trước đám đông như trước", Tuấn Anh nói.

Vui sướng, hạnh phúc, hãnh diện là ba từ Tuấn Anh dùng để mô tả cảm xúc khi được biểu diễn, hòa mình vào điệu nhạc cổ điển du dương. Phải mất từ 8 - 10 năm để đào tạo được một diễn viên có thể đứng chân trong những vở ballet kinh điển. Nhưng cũng chỉ sau 10 năm biểu diễn đỉnh cao, sức khỏe bị bào mòn, họ sẽ phải đối mặt với nỗi đau phải rời xa sân khấu.

Diễn viên múa Thu Hằng chuẩn bị trước buổi tập. Ảnh: Hải Nguyễn
Diễn viên múa Thu Hằng chuẩn bị trước buổi tập. Ảnh: Hải Nguyễn

Sinh năm 1991, diễn viên múa Phạm Thu Hằng đứng vào hàng diễn viên chính của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Chị đã có 26 năm gắn bó với ballet nhưng cũng không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng khi theo nghề diễn viên múa. Thu Hằng khẳng định ngành múa gặp rất nhiều khó khăn, phải yêu nghề và "sống chết" với nó thì mới kiên trì được. Chị và đồng đội sẵn sàng dành hàng tháng trời khổ luyện, ăn ngủ trên sàn để đổi lấy vài phút tỏa sáng, khoác lên mình những bộ đồ lộng lẫy được ví như thiên nga trên sân khấu.

Câu chuyện đằng sau tấm rèm nhung

Ở nước ngoài, diễn viên ballet có thể sống được bằng nghề nhưng ở Việt Nam, đời sống nghệ sĩ còn nhiều khó khăn. Hầu hết các diễn viên phải làm thêm, dạy thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống. Sau 8 tiếng tập luyện ở nhà hát, họ lại đến các câu lạc bộ, các trung tâm để tiếp tục truyền lửa đam mê cho các em nhỏ, cũng là một cách kiếm thêm thu nhập.

Theo chế độ tiền lương hiện nay, phần lớn viên chức chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 4 có hệ số lương 1,86-4,06 tương đương 3,35-7,3 triệu đồng, diễn viên hạng 3 là 2,34-4,98 tương đương 4,2-8,96 triệu đồng. Qua khảo sát, viên chức lĩnh vực nghệ thuật có thâm niên công tác 10 năm (trung bình 35 tuổi) thực nhận chỉ 5 triệu đồng. Chế độ bồi dưỡng luyện tập chỉ 35.000 - 80.000 đồng/buổi tập, bồi dưỡng biểu diễn là 80.000 - 200.000 đồng/buổi.

Chia sẻ khó khăn của diễn viên sân khấu nói chung và diễn viên ballet nói riêng, NSƯT Phan Lương - Trưởng đoàn vũ kịch cho biết một vở kịch công phu có khi cần đến 40 diễn viên. Họ tập hàng ngày, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tập luyện cường độ rất gắt gao nhưng thù lao lại ít ỏi. Trong khi đó, diễn viên phải duy trì sức khỏe, sức đề kháng, mất nhiều công sức cho vở diễn.

"Hiện nay, mức thù lao cho các nghệ sĩ ballet rất thấp, theo quy định của Nhà nước, mức lương chỉ vài triệu đồng, trong khi loại hình này được coi là đỉnh cao của ngành múa. Đó cũng là điều chúng tôi trăn trở, vì điều kiện khó khăn như vậy sẽ khiến diễn viên ballet ngày càng ít muốn theo nghề, còn lứa trẻ cũng ngần ngại theo đuổi ballet. Các bạn cật lực, khổ sở nhưng đãi ngộ thấp nên rất thiệt thòi", NSƯT Phan Lương tâm sự.

Gắn bó với sân khấu cả tuổi trẻ, nhiều diễn viên múa vẫn bị “đào thải” rất sớm do đặc thù nghề nghiệp. Sau tuổi 30, họ đã không còn đảm bảo thể lực như trước, không thực hiện được những bài diễn đòi hỏi độ khó cao. Để trang trải cuộc sống, không ít diễn viên hết thời đỉnh cao phải bán hàng online hoặc đi làm nhân viên phục vụ, hay học nghề để làm văn phòng.

Tổng hợp từ các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập của Cục Nghệ thuật biểu diễn cho thấy, số lượng nghệ sĩ, diễn viên “hết tuổi nghề” nhưng chưa đến tuổi nghỉ chế độ hưởng lương hưu là rất lớn. Nhiều nhà hát, sân khấu kịch tồn đọng nhiều nghệ sĩ có sức khỏe nhưng không lên sân khấu biểu diễn được nữa. Chưa kể, diễn viên múa ballet đối mặt với nguy cơ chấn thương, sau thời gian dài biểu diễn và tập luyện, họ mắc viêm khớp, thấp khớp gối, lưng, thoái hóa đốt sống cổ.

Thế nhưng, những rào cản, gian truân ấy không thể ngăn cản niềm đam mê cháy bỏng của những diễn viên ballet. Ở tuổi 20, Vũ Khánh Băng không nề hà khi bị bật móng, dán băng dính chằng chịt khắp chân để giảm cơn đau khi đi giày mũi cứng. Cô nhắc đến những đàn anh, đàn chị trong đoàn đã tập luyện nhiều đến mức ngón chân bị biến dạng, ngón chân chai sạn vì khát khao được cống hiến cho sân khấu.

Trong bối cảnh các vở diễn, trích đoạn ballet không nhiều, loại hình nghệ thuật kén khán giả, khó phổ biến đại chúng, sẽ còn nhiều khoảng lặng hiện hữu sau tấm rèm nhung, và nhiều thử thách mà người nghệ sĩ phải vượt qua để sống với nghề.

HUYỀN CHI - NGUYỄN ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Nữ diễn viên được phong tặng NSƯT tại Úc tiết lộ lý do không thuê giúp việc

Anh Trang |

Cuộc sống của Ốc Thanh Vân nhận được sự quan tâm của khán giả sau khi gia đình cô chuyển sang Úc định cư.

Hào quang ngắn ngủi của nghề diễn viên xiếc, múa ballet

Huyền Chi - Ngọc Trang |

Đặc thù nghệ sĩ, diễn viên xiếc hay ballet được đào tạo hàng chục năm trời. Thế nhưng thời đỉnh cao của họ chỉ kéo dài tối đa 20 năm, chính sách giải quyết việc làm sau thời kỳ biểu diễn còn hạn chế.

Phép thử đằng sau sự trở lại của các diễn viên gây tranh cãi

An Nhiên |

Bae Seong Woo, T.O.P (Big Bang) và nhiều diễn viên Hàn Quốc từng vướng vào các tranh cãi hoặc phải đối mặt với cáo buộc đang quay trở lại màn ảnh thông qua các nền tảng OTT (Over the top - dịch vụ phát trực tuyến), nơi họ ít phải đối mặt với sự giám sát và quy định hơn.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Nữ diễn viên được phong tặng NSƯT tại Úc tiết lộ lý do không thuê giúp việc

Anh Trang |

Cuộc sống của Ốc Thanh Vân nhận được sự quan tâm của khán giả sau khi gia đình cô chuyển sang Úc định cư.

Hào quang ngắn ngủi của nghề diễn viên xiếc, múa ballet

Huyền Chi - Ngọc Trang |

Đặc thù nghệ sĩ, diễn viên xiếc hay ballet được đào tạo hàng chục năm trời. Thế nhưng thời đỉnh cao của họ chỉ kéo dài tối đa 20 năm, chính sách giải quyết việc làm sau thời kỳ biểu diễn còn hạn chế.

Phép thử đằng sau sự trở lại của các diễn viên gây tranh cãi

An Nhiên |

Bae Seong Woo, T.O.P (Big Bang) và nhiều diễn viên Hàn Quốc từng vướng vào các tranh cãi hoặc phải đối mặt với cáo buộc đang quay trở lại màn ảnh thông qua các nền tảng OTT (Over the top - dịch vụ phát trực tuyến), nơi họ ít phải đối mặt với sự giám sát và quy định hơn.