Hai người con trai của Phan Thanh Giản qua tài liệu mới

VIÊN CA |

Đằng sau cuộc đời bi hùng của bậc danh sĩ danh thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (1796 - 1867), có những câu chuyện nhỏ đáng kể liên quan đến hai người con trai của ông: Phan Liêm - Phan Tôn. Đây cũng là hai nhân vật thú vị trong lịch sử chống ngoại xâm của người Việt ở Nam kỳ lục tỉnh, trong lịch sử về những người tù quốc sự bị lưu đày viễn xứ, trong lịch sử về mối hợp tác Việt - Pháp giai đoạn thuộc địa.

Phan Liêm, gọi đầy đủ là Phan Thanh Liêm (1833 - 1896), cũng thường được gọi là ông Ba nên có tên Phan Tam, Phan Tôn, tức Phan Thanh Tôn (1837 - 1893), hoặc là ông Năm nên có tên Phan Ngũ, từ sau cái chết trầm hùng năm 1867 của cha mình là nhà ái quốc Phan Thanh Giản, đã đương đầu nhiều biến cố.

Trong những năm 1862 - 1868, người Pháp ở vị thế kẻ mạnh sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, đã chủ động tuyên bố 6 tỉnh Nam kỳ của nước Đại Nam là thuộc Pháp. Những phản ứng tức thời và trường kỳ của lòng dân Nam kỳ nói riêng, dân Đại Nam nói chung, đã thể hiện qua nhiều phong trào kháng cự - giao tranh quân sự, bất hợp tác dân sự,...

Đôi câu ca dao đất Vĩnh Long còn lưu truyền chính là sự bày tỏ ý nguyện lòng dân đương thời: “Vĩnh Long có cặp rồng vàng, Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan tuẫn thần” Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872) tức Thủ khoa Nghĩa, người Nam kỳ cổ học cương trực “kiến ngãi bất vi vô dõng dã” (thấy việc nghĩa mà không làm tức là thiếu dũng khí!); Phan tuẫn thần tức Phan Thanh Giản - người bề tôi tự chọn cái chết để chứng tỏ trách nhiệm với quốc gia.

Phan Liêm và Phan Tôn do bối cảnh gia tộc và cá tính thiên phú là con dân Nam kỳ, tính cách bộc trực, can đảm. Năm Mậu Thìn 1868, hai anh em đứng đầu một trong số phong trào Nam kỳ kháng Pháp, đỉnh điểm là trận tấn công quân Pháp ở chợ Hương Điểm (thuộc tỉnh Vĩnh Long xưa). Sử quân sự Nam kỳ của người Pháp còn ghi về phong trào này:

“Ngay từ tháng Tám (năm 1868), chính quyền đã được dự báo về ý đồ nổi dậy của những người con của Phan Thanh Giản... Những manh nha của sự phản kháng đã hé lộ ở khắp các nơi. Cánh nổi loạn đầu tiên xuất hiện ở Bến Tre đã đào thoát... Bị thất bại ở Sóc Trăng và Trà Vinh, quân nổi loạn tập trung về phía Nam tỉnh Bến Tre, tụ hợp quanh những người con của cụ Phan. Từ đầu tháng 11, ta đã biết có một cánh quân 300 người đóng gần Trà Ôn (tỉnh Cần Thơ). Từ ngày 9 tới ngày 17 tháng 11, một đoàn quân viễn chinh (Pháp) đã vượt đường dài tiến tới phía Nam Bến Tre. Đêm ngày 16.11, quân chủ lực hạ trại ngoài trời gần làng Ba Tri, mở tấn công kịch liệt.

Sáng ra người ta thấy hàng dài xác chết rải la liệt chỉ cách vài bước chân của quân đội Pháp. Khắp mọi phía đều có người chết kẻ bị thương. Lính bảo an thu gom được khoảng bốn chục tù binh, những kẻ đã thú nhận rằng có hơn 200 quân đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Vì sự khoan hồng, ta đã thả những tù nhân ấy về nhà họ. Còn những người con trai của cụ Phan thì đã biến mất kể từ khi trận chiến diễn biến bất lợi....”.

Lưu trữ hải ngoại Pháp hiện lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm mà hai ông tự thuật vào năm 1874 về những thăng trầm trong đời:

“Chúng tôi vốn là con trai của Phan Thanh Giản, Kinh lược Đại thần 3 tỉnh Vĩnh Long - An (Giang) - Hà (Tiên) của nước Đại Nam. Vào năm Ất Sửu (1865), tháng 11, thân phụ chúng tôi phụng mệnh tới 3 tỉnh (ấy) nhậm Kinh lược, tiện có qua lại thương nghị với Nguyên súy Gia Định của quý quốc khiến giao hảo hai nước được bền vững lâu dài.

Đến năm Mậu Thìn (1868), tháng 5, quý súy bức bách 3 tỉnh. Thân phụ chúng tôi thân chủ trì trách nhiệm hòa nghị (mong) giữ đất đai, nhưng mối hòa hiếu không bền, 3 tỉnh mất hết, không làm tròn chức trách. Há đâu dám sống thừa! Tháng 7 (năm ấy, thân phụ tôi) uống độc dược tự tận trong thành tỉnh Vĩnh Long.

Chúng tôi tự ngẫm đất đai trầm luân, cha chết mệnh bạc, bi ai thống thiết, lệ máu đầm đìa, không tự lượng sức, cùng nhau mộ quân nghĩa đương đầu với quan quân quý quốc từ tháng 9 tới tháng 11, chưa đầy hai tháng thì ai nấy giải tán. Những người được tuyển mộ đều ra đầu thú. Chúng tôi tự biết mang nặng tội, không dám đầu thú, dắt díu nhau chạy ra các địa phương từ Khánh Hòa, Phú Yên trở ra Bắc, ẩn dật kiếm sống.

Đến năm Nhâm Thân (1872) ra Bắc kỳ, từ quân thứ Tam Tuyên tình nguyện tòng quân gượng sống kiếm ăn. May nhờ Khâm mệnh Đại thần Nguyễn Tri Phương cho được chân bút mực, được vị Đại thần ấy cấp cho chúng tôi chân bang biện quân vụ, theo quan chức quân thứ ấy đuổi bắt đồ đảng của bọn phỉ người Thanh Hoàng Văn Anh.

Năm ngoái (1873), tháng 5, vị Đại thần ấy trở về đóng quân ở thành tỉnh Hà Nội. Chúng tôi tùy tòng việc quân. Ngày mùng Một tháng 10, quan chức khâm mệnh của quý quốc là quan Ba Garnier bắn hạ thành tỉnh Hà Nội. Đại thần ấy bị trọng thương, con trai ruột là quan Phò mã Đô úy Nam triều Nguyễn Văn Lâm bị đạn bắn chết, binh lính bị thương bị chết rất nhiều. Chúng tôi riêng ngẫm vị Đại thần ấy với chúng tôi tình như cha con, nghĩa nặng thầy trò, mà nay cha con họ nhất thời gặp nạn, về nghĩa là không thể dứt, bèn lưu lại bên giường vị Đại thần ấy, chăm lo việc cơm nước. Khi ấy thấy có một viên quan Hai, một viên quan Nhất cùng linh mục với binh đinh canh giữ đông đảo. Gặp cả thông ngôn Nguyễn Tham (là thương nhân, đồng thời làm thông ngôn) tới hỏi chúng tôi có phải là con trai của Phan Thanh Giản hay không? Chúng tôi đáp là phải! Họ liền thông dịch cho quan chức quý quốc. Không hiểu lời lẽ thế nào, lát sau thấy viên quan Nhất cùng 4 tên binh đinh mang hai còng tay sắt bắt chúng tôi tra vào còng, giải tới Tràng Thi tỉnh Hà Nội, nơi trụ sở của quan Ba Garnier. Quan Ba sức cho giải chúng tôi ra gian nhà bên cạnh đóng cả cùm chân giam chặt. Ngày mùng Ba tháng ấy giải đi giam ở tàu hơi nước trên bến Hà Nội, rồi chuyển giao tới tàu chiến ở bến Đồ Sơn giải về Gia Định. Ngày 12 tháng ấy theo sức của quý Nguyên soái giao tàu chiến giải về quý quốc”.

Sau đó, hai ông bị đưa sang an trí 9 tháng ở Toulon - vùng hải cảng miền Nam nước Pháp, rồi tới Paris ít ngày. Trong thời gian ở Toulon, Phan Liêm - Phan Tôn từng có đơn thỉnh cầu gửi Bộ trưởng Hàng hải và Các Thuộc địa, xin đi Marseille với lý do cụ thể: “Nay bề anh em tôi cách nhà xa nước đã lâu, trong lòng nhớ tưởng, chưa biết ngày nào về được. Nay nghe có 3 người học đồ nhà nước Đại Nam tôi cho qua Lãng Sa mà học, hãy còn ở tại Ma Sai (Marseille). Nhân lúc này anh em tôi xin Ma Sai (Marseille) hai tháng, trước nửa là thăm 3 người ấy đặng hỏi thăm vợ con sức khỏe; sau nửa là đi chơi cho biết xứ Ma Sai (Marseille) ra làm sao đặng cho biết cách sang Lãng Sa cho đủ để mà bắt chước theo... Cha chúng tôi thường dạy chúng tôi rằng, nước Pháp thế lực cường thịnh, kỹ nghệ tinh thông, không thể dùng sức mà đấu, nên giữ bền hòa ước để học hỏi lấy sự sở trường của họ mà thôi. Lời (cha) còn ở bên tai, chúng tôi có chết cũng không dám quên. Chúng tôi có ý học theo những ích lợi thịnh vượng của người Pháp, muốn người nước mình dốc sức thực hành theo, những mong nhà nhà no đủ, ấy cũng là lâu dài”.

Sau năm 1874, hai ông được trở về nước, được các vua nhà Nguyễn trọng dụng trên quan trường, Phan Liêm làm tới Phủ doãn phủ Thừa Thiên, Tổng đốc tỉnh (Bình) Thuận - Khánh (Hòa); Phan Tôn được Hoàng đế Đồng Khánh đặc phái tới Sài Gòn gặp quan chức Pháp để đề nghị một dự án hòa bình Việt - Pháp.

Hiện tại, tên của Phan Liêm và Phan Tôn được đặt cho những con đường ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, những đô thị từng ở nơi đầu sóng ngọn gió đối diện và tiếp nhận với sức mạnh Âu Tây khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam hồi giữa thế kỷ 19. Đây cũng là điểm tương đồng với cuộc đời của Phan Liêm - Phan Tôn: Xuất thân từ nguồn cổ học, đương đầu với biến động theo xu hướng tân học, và dù ít dù nhiều, hai ông đã đứng vững và dần thích nghi với thời cuộc.

VIÊN CA
TIN LIÊN QUAN

"Cha truyền con nối" nghệ thuật thêu cung đình

Bài và ảnh: Minh Ánh - hải nguyễn |

Trải qua nhiều thập niên cống hiến với nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi trở thành “kho từ điển sống” về trang phục cung đình. Tiếp nối truyền thống của gia đình, ông Giỏi đang cống hiến cho nghệ thuật thêu phục dựng và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề cho con trai của mình.

Rồng triều Nguyễn không chỉ là biểu tượng của vương quyền

Tường Minh |

Trong nghệ thuật và kiến trúc thời Nguyễn, con rồng không phải là vật sở hữu của riêng nhà vua hay hoàng gia. Con rồng thời nay đã vượt khỏi chốn cung cấm mà góp mặt ở hầu khắp các đình chùa, đền miếu nơi thôn dã.

Tứ bất tử trong văn hóa thờ cúng Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái |

Việt Nam có một văn hóa thờ cúng tín ngưỡng rất đặc thù, độc đáo, đã được dân gian hệ thống hóa từ ngàn xưa. Và có gốc tích chắc khỏe, từ một nền văn hóa nông nghiệp điển hình, với ba hằng số cơ bản: Nông dân - Nông nghiệp - Nông thôn.

Thời tiết khắc nghiệt làm nứt kính ôtô, gián đoạn tàu cao tốc ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Thời tiết khắc nghiệt, với bão tuyết, gió mạnh và không khí lạnh ở khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc khiến giao thông đường bộ, đường sắt bị ảnh hưởng mạnh.

Tiệm vàng ở TPHCM đông khách, có người chi hơn 600 triệu đồng mua vàng lấy may

NGỌC LÊ - THANH VŨ |

TPHCM - Ngày vía Thần tài (10.1 Âm lịch), lượng khách hàng đến mua vàng tăng. Đa số khách đến để mua vàng vào và ít khách bán ra. Năm nay, các tiệm vàng cũng nhập nhiều mẫu vàng mới phù hợp với túi tiền của khách.

Người đi xe máy nằm ra yên xe, vô tư đi trên cao tốc Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Một người đi xe máy đã đi vào làn đường dành cho ôtô trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), đáng chú ý, người này đã nằm hẳn ra yên xe và đi với tốc độ cao.

Tai nạn trên cầu Sài Gòn, phương tiện ùn ứ kéo dài trong giờ cao điểm sáng

Nguyên Chân |

TPHCM - Đến gần 9h ngày 19.2, lực lượng chức năng đã xử lý xong hiện trường vụ tai nạn trên cầu Sài Gòn. Vụ việc khiến giao thông qua cầu Sài Gòn bị ùn ứ nghiêm trọng.

Nườm nượp khách chiêm bái chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn

Chí Long |

Cuối tuần, dòng người nườm nượp đổ về khu di tích quốc gia Động Tam Thanh (Lạng Sơn) để tham quan, chiêm bái, đồng thời ghé thăm các điểm đến lân cận.

"Cha truyền con nối" nghệ thuật thêu cung đình

Bài và ảnh: Minh Ánh - hải nguyễn |

Trải qua nhiều thập niên cống hiến với nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi trở thành “kho từ điển sống” về trang phục cung đình. Tiếp nối truyền thống của gia đình, ông Giỏi đang cống hiến cho nghệ thuật thêu phục dựng và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề cho con trai của mình.

Rồng triều Nguyễn không chỉ là biểu tượng của vương quyền

Tường Minh |

Trong nghệ thuật và kiến trúc thời Nguyễn, con rồng không phải là vật sở hữu của riêng nhà vua hay hoàng gia. Con rồng thời nay đã vượt khỏi chốn cung cấm mà góp mặt ở hầu khắp các đình chùa, đền miếu nơi thôn dã.

Tứ bất tử trong văn hóa thờ cúng Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái |

Việt Nam có một văn hóa thờ cúng tín ngưỡng rất đặc thù, độc đáo, đã được dân gian hệ thống hóa từ ngàn xưa. Và có gốc tích chắc khỏe, từ một nền văn hóa nông nghiệp điển hình, với ba hằng số cơ bản: Nông dân - Nông nghiệp - Nông thôn.