Giữ “hồn” cho Lễ hội Katê

Hữu Văn |

Trước đây, người Raglai cất giữ ba bộ y trang của Tháp Pôklong Garai, Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar. Trải qua chiến tranh, hai bộ y trang đã được trả về cho người Chăm, giờ chỉ còn bộ y trang do đồng bào Raglai đang giữ. Thế nhưng, hàng trăm năm qua, để y trang được tái hiện và giữ “hồn” cho Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, thì đồng bào Raglai xã Phước Hà (Thuận Nam) đã cất giữ y trang một cách trang trọng, không bị thất lạc.

Y trang chỉ truyền lại cho con gái

Người Chăm có câu thành ngữ “Chăm sa-ai Raglai adei”, nghĩa là người Chăm là chị cả, còn người Raglai là con gái út trong gia đình. Theo truyền thuyết, người con gái út trong gia đình có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và thờ phụng cha mẹ khi về già. Cho nên, từ xa xưa, người Raglai được giao vai trò đảm trách việc bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền tháp để thờ phụng ông bà, tổ tiên và thần linh.

Thật ra, hiện nay người Raglai có hai tộc họ đang giữ y trang và một tộc họ giữ những đồ vật bằng đồng như ly, chén... để phục vụ trong việc rước y trang cũng như cúng đầu năm của làng. Đồng bào Raglai xã Phước Hà không nhớ chính xác từ khi nào tổ tiên mình đã giữ y trang của đồng bào Chăm thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước). Chỉ biết rằng, theo tục lệ, y trang sẽ truyền lại cho con gái trong tộc. Bởi lẽ có điều này là do đồng bào Raglai theo chế độ mẫu hệ, vì vậy mọi tài sản của tổ tiên sẽ được để lại cho người con gái trong gia đình cất giữ.

Ông Chamaléa Ơi, người cúng lễ y trang cho biết: Chưa ai biết được về thời gian đồng bào Raglai Phước Hà cất giữ y trang, nhưng hiện nay đang có hai tộc họ giữ y trang, đó là tộc họ Chamaléa và Patâu Axá, còn giữ những đồ vật cúng trong nghi lễ rước y trang là tộc họ A Né. Thời gian trôi qua, tộc họ Patâu Axá đã đổi thành tộc họ Tâu Xá. Riêng tộc họ A Né, trước đây là tộc họ người buôn bán, qua hàng thế kỷ, tộc họ này đã gìn giữ những đồ vật trong nghi thức cúng y trang, cũng như trong nghi lễ cúng đầu năm của đồng bào Raglai ở Phước Hà.

Trước giờ đón rước y trang về làng Chăm Hữu Đức để mừng Lễ hội Katê, chúng tôi đã có mặt sớm tại nhà bà Chamaléa Thị Tô-một trong hai tộc họ đang còn giữ y trang, xem nghi thức cúng lễ y trang. “Việc cúng y trang sẽ được tiến hành tại hai nhà tộc họ đang giữ y trang, nhưng chỉ có y trang của tộc họ Tâu Xá được rước đi. Vì người Raglai cho rằng, nếu như y trang của tộc họ kia mất đi hoặc bị rách cũ, thì có y trang của tộc họ còn lại thay thế” - trong khói hương trầm, cộng với tiếng đánh mã la, bà Tô lâu chùi những giọt nước trên khuôn mặt, xúc động chia sẻ.

Xưa kia, việc rước y trang của đồng bào Raglai xuống lễ hội Katê Hữu Đức, phải đi bộ sau lưng tháp Pô Rômê. Tuy nhiên, hiện nay đường đi đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp bê tông, bây giờ việc rước y trang của đồng bào Raglai được tiến hành đi trước mặt tháp Pô Rômê. Đồng bào Raglai quan niệm, dù hướng rước y trang có sự thay đổi, nhưng khi đoàn rước y trang đi ngang qua tháp, sẽ phải dừng lại, để thực hiên nghi thức cúng trầu cau, rượu, trứng. Việc này có ý nghĩa, đó là xin đường đi qua tháp, để cho đồng bào Raglai rước y trang xuống cho đồng bào Chăm để mừng lễ hội Katê ở đền Pô Inư Nưgar.

Giữ “hồn” cho lễ hội còn mãi

Những ngày này, trở lại làng Chăm Hữu Đức, chúng tôi bắt gặp được sự tất bật của bà con như dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tập văn nghệ... để chuẩn bị đón Katê và đồng bào Chăm ở đây mong muốn được thấy y trang rước từ Phước Hà về làng. Điều mong muốn này là có cơ sở, vì thật ra, đã có lần y trang không được tái hiện trong lễ hội Katê tại thôn Hữu Đức.

Ông Hán Đậu, Cả sư đền thờ Pô Inư Nưgar, cho biết tầm quan trọng của y trang trong lễ hội Katê: Vào năm 2013, người đại diện đi thưa chuyện về thông tin ngày diễn ra lễ hội, đã gây ra sự xích mích, hiểu lầm đối với các tộc họ đồng bào Raglai đang giữ y trang ở xã Phước Hà. Vì vậy, nghi thức đón rước y trang của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn đã không được tái hiện trong lễ hội Katê năm đó, làm cho lễ hội như bị mất “phần hồn”, bầu không khí lễ hội diễn ra không được sôi nổi. Hơn thế nữa, đồng bào Chăm Hữu Đức đón Katê buồn, vì không có y trang. Sự việc xảy ra, buộc Ban phong tục đền thờ Pô Inư Nưgar đã thay đổi người đi thưa chuyện và những năm sau, y trang đã trở lại với làng Chăm Hữu Đức trong lễ hội Katê. Từ đó, làm cho mối đoàn kết giữa hai đồng bào ngày càng khăng khít với nhau.

Y trang không những được tái hiện trong Lễ hội Katê của làng Chăm Hữu Đức, mà còn xuất hiện trong nghi thức cúng đầu năm của đồng bào Raglai ở Phước Hà. “Y trang phải “có mặt” trong nghi lễ, đây là quy định của tổ tiên từ xưa để lại cho con cháu đồng bào Raglai. Tại đây, các tộc họ sẽ đem y trang ra phơi, kiểm tra y trang có bị cũ, hư hỏng và báo lại cho Ban phong tục đền thờ Pô Inư Nưgar của người Chăm ở Hữu Đức biết để may hoặc bổ sung y trang trước ngày diễn ra Lễ hội Katê” - ông Chamaléa Ơi, người cúng lễ y trang giải thích.

Hiện nay, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017, cũng như đang trình UNESCO công nhận. Vấn đề đặt ra là công tác bảo tồn như thế nào đối với y trang đang giữ tại các tộc người Raglai xã Phước Hà.

Anh Tạ Yên Mơn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà thổ lộ: Hiện nay, những ngôi nhà cất giữ y trang của các tộc họ đang xuống cấp, nên việc bảo quản y trang gặp khó khăn. Cùng với đó, việc phải vận chuyển y trang và những đồ vật dụng cúng đến lần lượt ba tộc họ trong nghi lễ cúng đầu năm của làng gây khó khăn và mất thời gian... Vì vậy, đồng bào Raglai Phước Hà mong muốn được xây dựng một ngôi nhà cố định để cất giữ y trang và những vật dụng cúng y trang. Qua đó sẽ dễ dàng thực hiện nghi thức cúng đầu năm và dần khôi phục bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai. Và điều quan trọng hơn, khi y trang được cất giữ cẩn trọng thì Lễ hội Katê sẽ được giữ “hồn” một cách đúng nghĩa.

Hữu Văn
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.