Đường về gian nan của cổ vật lưu lạc

Thanh Hà |

Với nhiều bảo vật lưu lạc của Ai Cập, Ấn Độ hay Hy Lạp..., việc tìm đường trở về nhà không hề dễ dàng.

Kiêu hãnh dân tộc

Khi các cuộc trao đổi về những cổ vật bị mất ngày càng nổi tiếng trên toàn thế giới, nỗ lực hồi hương những di sản Ấn Độ bị đánh cắp đang mang lại kết quả, cây viết Seerat Chabba của Deutsche Welle nhận định tháng 4.2022. Thành quả mới nhất trong chuỗi cổ vật được trả lại cho Ấn Độ là tháng 3.2022, Australia giao lại 29 cổ vật cho quốc gia Nam Á. Tháng 9.2021, Thủ tướng Narendra Modi mang về 157 cổ vật của Ấn Độ trong chuyến thăm Mỹ.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2014, ông Modi đã mang các sản phẩm văn hóa Ấn Độ trở về từ các chuyến công du đến nhiều quốc gia như Canada, Đức, Singapore... Tháng 8.2021, Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch G Kishan Reddy thông tin, từ năm 1976 tới thời điểm đó có 54 cổ vật Ấn Độ đã được thu hồi từ nước ngoài, riêng chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã mang về 41 cổ vật trong số này. "Thật sự hãnh diện khi chúng ta có thể hồi hương nhiều cổ vật đã bị đánh cắp từ nước ngoài” - ông Reddy nói.

"Việc bảo tồn và bảo vệ các cổ vật và di sản văn hóa của Ấn Độ là một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Do đó, việc mang về và trả lại những hiện vật lịch sử này là một quá trình để khôi phục niềm kiêu hãnh của Ấn Độ và là một bước tích cực để đánh giá và thừa nhận quá khứ lịch sử của đất nước của chúng ta" - Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Ấn Độ nhấn mạnh.

Express News Service cho hay, để đảm bảo việc hồi hương cổ vật bị đánh cắp, bị buôn lậu ra khỏi Ấn Độ trong nhiều thập kỷ, New Delhi đã thành lập một lực lượng đặc trách (STF) bao gồm các quan chức ngoại giao và văn hóa thường xuyên liên lạc với các chính phủ ở nước ngoài để xác định những di sản văn hóa của Ấn Độ thuộc quyền quản lý hoặc được lưu giữ trong các viện bảo tàng ở các nước sở tại.

Ông G Kishan Reddy cho hay, với một số quốc gia, Ấn Độ đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) để trao đổi cổ vật. "Nhưng trong một số trường hợp, quá trình thu hồi cổ vật mất nhiều thời gian. Giới chức phải đưa ra bằng chứng, kể về lịch sử và giải thích ý nghĩa văn hóa gắn liền với một đồ vật hoặc tượng thần để thuyết phục nước ngoài" - ông nói thêm.

Ngoài các cơ quan khác nhau tham gia nỗ lực hồi hương cổ vật như Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI), Cục Điều tra Trung ương (CBI)..., Ấn Độ cung có những mạng lưới tình nguyện viên toàn cầu để tham gia trong những vụ việc hồi hương các di sản bị đánh cắp như Dự án Tự hào Ấn Độ (IPP).

Tượng bán thân Nữ hoàng Nefertiti tại một bảo tàng Berlin. Ảnh: AFP
Tượng bán thân Nữ hoàng Nefertiti tại một bảo tàng Berlin. Ảnh: AFP

Chiến dịch toàn cầu của Ai Cập

Trong nhiều năm, Ai Cập đã triển khai nỗ lực quốc tế để thu hồi cổ vật. Tháng 2.2021, ở Ai Cập, quê hương của một số hiện vật ấn tượng nhất của lịch sử loài người sơ khai, diễn ra một cuộc trở về hạnh phúc của khoảng 5.000 cổ vật từ Mỹ. Đây là thành quả của các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2016.

Tháng 12.2021, Cơ quan Công tố Ai Cập thông báo đã thu hồi 36 cổ vật từ Madrid. Magdy Shaker, nhà khảo cổ học chính tại Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, nói rằng “việc thu hồi các cổ vật Ai Cập bị đánh cắp và buôn lậu bao gồm nhiều thủ tục phức tạp cũng như không phải là một quá trình dễ dàng. Riêng cuộc đàm phán để thu hồi các cổ vật đã bắt đầu với phía Tây Ban Nha năm 2014 và tiếp tục cho đến cuối năm nay (2021) khi Ai Cập đủ điều kiện xác nhận".

Ông Hussein Abdel Baseer, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật tại Bibliotheca Alexandrina, nhận định: “Việc thu hồi các cổ vật đã bị buôn lậu sang Tây Ban Nha là một thành tựu to lớn với nhà nước Ai Cập vì những cổ vật đó đại diện cho một phần lịch sử của người Ai Cập. Chúng là đại diện bất kể kích thước, ngay cả khi những cổ vật đó chỉ như hạt cát".

Năm 2019, Majalla Magazine cho hay, Ai Cập đã tăng cường quyết liệt các nỗ lực trong những năm gần đây để ngăn chặn việc buôn bán cổ vật.  Ai Cập có các nhân viên chính phủ đảm nhận việc duyệt các trang giao dịch trực tuyến và danh mục của các nhà đấu giá phương Tây để tìm kiếm những món đồ cổ bị đánh cắp. Riêng từ tháng 5.2012 đến tháng 12.2013, Chính phủ Ai Cập đã thành công trong việc hồi hương khoảng 83 cổ vật, thông qua việc giám sát các trang web quảng cáo việc bán những món đồ đó. Trong giai đoạn này, các nỗ lực quốc tế của Ai Cập đã dẫn đến việc ngừng bán 390 cổ vật trên khắp thế giới, mở đường cho việc hồi hương cổ vật.

Cairo cũng tìm cách lấy lại các cổ vật bị cướp và đánh cắp bằng cách làm việc với cả các nhà đấu giá và các nhóm văn hóa quốc tế.

Tuy nhiên, với một số bảo vật quý giá nhất Ai Cập, đường trở về nhà không hề dễ dàng. Một trong số đó là Viên đá Rosetta nặng 725kg được trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London trong hơn 200 năm. Yêu cầu hồi hương cũng đã được đưa ra với các cổ vật khác có nguồn gốc từ Ai Cập như bức tượng bán thân 3.300 năm tuổi của Nữ hoàng Nefertiti tại một bảo tàng Berlin.

Cổ vật nhập lậu vào Mỹ được trao trả cho Iraq 3.2015 tại Washington, DC. Ảnh: AFP
Cổ vật nhập lậu vào Mỹ được trao trả cho Iraq 3.2015 tại Washington, DC. Ảnh: AFP

Đưa linh hồn trở lại

Những năm gần đây, các viện bảo tàng trên khắp Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu đưa các đồ vật trở về quốc gia xuất xứ. Tháng 4.2021, Đức cho biết sẽ trả lại khoảng 1.100 cổ vật được gọi là đồ đồng Benin từ các bảo tàng của nước này cho Nigeria từ năm 2022. Tháng 6 cùng năm, chính phủ Bỉ đồng ý kế hoạch chuyển quyền sở hữu các hiện vật bị đánh cắp trong các bảo tàng nước này cho các quốc gia Châu Phi mà cổ vật đó khởi nguồn. Tháng 11.2021, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lại 26 cổ vật cho Benin, thực hiện cam kết năm 2017 về việc trao lại các sản phẩm nghệ thuật Châu Phi đang trưng bày tại các bảo tàng trong nước. Phát biểu tại Điện Elysee sau khi ký thỏa thuận nhận 26 cổ vật từ Pháp, Tổng thống Benin Patrice Talon nói rằng: “Đó là linh hồn của chúng tôi đang trở lại. 26 hiện vật này không chỉ là đồ vật. Chúng là một phần trong di sản di truyền sâu sắc của chúng tôi".

Theo New York Times, có ý kiến cho rằng, việc hồi hương, đặc biệt là cổ vật từ phương Tây, nói lên sự bền bỉ của các quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa. James B. Cuno, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của J. Paul Getty Trust, tác giả cuốn sách “Who Owns Antiquity?", cho hay, cổ vật là "những vật ngoan cường", được lưu giữ như “bằng chứng của một quá khứ đáng tự hào”. Một số trường hợp, hồi hương cổ vật nêu bật việc các quốc gia khẳng định vị thế trên trường quốc tế chứ không chỉ đơn giản là đòi lại vinh quang quá khứ.

Năm 2010, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody tại Đại học Yale, Mỹ, đồng ý trả lại cho Peru hàng nghìn cổ vật mà nhà thám hiểm Hiram Bingham III khai quật tại Machu Picchu một thế kỷ trước. Nhà khảo cổ học  Luis Jaime Castillo Butters, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Peru, cho biết: "Chúng tôi đứng ở một vị trí chính nghĩa mạnh hơn so với bất kỳ ai đã lấy đồ của chúng tôi. Chúng tôi muốn chúng trở lại đây vì đây là nơi chúng thuộc về, nơi chúng được tạo ra". Các cổ vật được đưa trở lại Peru năm 2012.

Các chuyên gia nhận định, trong khi một số trường hợp hồi hương xuất phát từ các cuộc chiến pháp lý kéo dài, thì việc dàn xếp giữa Đại học Yale và Chính phủ Peru được ca ngợi là thành công của ngoại giao và trao đổi văn hóa. Trường hợp của Yale cũng mở đường cho Peru đòi lại cổ vật từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả một bộ sưu tập vải dệt Paracas từ thành phố Gothenburg, Thụy Điển.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Trong màn sương mờ của thị trường cổ vật: Mua đuổi - bán đuổi

Huy Minh |

Họa sĩ Tuấn Long nói với tôi rằng, người anh em của anh -  Dương Minh Chính - rất am hiểu về cổ vật lẫn giá trị. Tôi cũng nghe có người đánh giá anh Chính là “bậc thầy đồ đá”, “nhà nghề nhất trong giới nhà nghề”. Nhưng Dương Minh Chính chỉ tự nhận mình là một người kinh doanh thuần túy.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Miễn phí 1 tháng cho du khách chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Hai cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỉ đồng ở nước ngoài vừa về Huế sẽ được trưng bày và miễn phí vé 1 tháng cho người dân, du khách.

Cần một sàn đấu giá cổ vật do Nhà nước “cầm cương”

Huy Minh |

Chuyên gia sưu tầm, giám định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Ngọc Chất nói với tôi: “Thị trường cổ vật nửa kín đáo nửa công khai, không biết thế nào. Những cổ vật có hiện trạng tốt, thể khối lớn, giá trị cao thì thường bán trao tay, đa số là mua bán ngầm, rất khó tiếp cận. Không biết cổ vật đi đâu về đâu, nếu tư nhân không công bố thì mình chịu”.

Trong màn sương mờ của thị trường cổ vật: Mua đuổi - bán đuổi

Huy Minh |

Họa sĩ Tuấn Long nói với tôi rằng, người anh em của anh -  Dương Minh Chính - rất am hiểu về cổ vật lẫn giá trị. Tôi cũng nghe có người đánh giá anh Chính là “bậc thầy đồ đá”, “nhà nghề nhất trong giới nhà nghề”. Nhưng Dương Minh Chính chỉ tự nhận mình là một người kinh doanh thuần túy.

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Lộ diện chủ nhân mới hiến tặng cổ vật mũ quan triều Nguyễn cho Huế

Tường Minh |

Huế - Đã lộ diện chủ nhân mới, cũng là "người" hiến tặng hai cổ vật gồm mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình thắng được trong phiên đấu giá ở Tây Ban Nha hồi tháng 10 năm ngoái, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine.