Đừng mất cảnh giác với COVID-19 khi chưa biết bao giờ là đỉnh

Bs Bình Nguyên |

Ngày 11.2, Ủy ban quốc tế về phân loại virus - cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên các virus - chính thức gọi tên virus Corona mới gây ra dịch COVID-19 là SARS-CoV-2, do bộ gene của virus này giống Coronavirus gây dịch SARS 2002 hơn 85%, nhưng nhấn mạnh hai loại virus này khác nhau.

Xu hướng lan rộng 

Đến ngày 5.3, Hàn Quốc có hơn 5.621 ca nhiễm COVID-19, thứ 2 sau Trung Quốc (TQ) và giáo phái Tân Thiên Địa được cho là liên quan đến một nửa số ca nhiễm. Tăng đột biến số ca nhiễm COVID-19 bị nghi ngờ từ một bà 61 tuổi, ở TP.Daegu, tín đồ của giáo phái này, gây ra “siêu lây lan” vì đã lây cho ít nhất 38 người khác. Bà này là người thứ 31 ở Hàn Quốc dương tính (DT) với COVID-19, khi sốt, đau họng vẫn 2 lần từ chối xét nghiệm (XN) và cách ly, vẫn đến nhà thờ. Ngày 19.2, phát hiện 15 người cùng bà này dự lễ DT với COVID-19 và ngày 20.2, thêm 23 người khác. Trong các buổi lễ, tín đồ ngồi sát nhau trong phòng kín, không được đeo khẩu trang, kính. Nhiều tín đồ đến dự tang lễ giáo chủ Lee Man-hee ở Bệnh viện (BV) Cheongdo, tỉnh Gyeongsangbuk, hiện hơn 100 nhân viên và bệnh nhân BV này DT với COVID-19. Những người theo Tân Thiên Địa thường che giấu việc theo đạo này với gia đình nên nhà chức trách không thể tìm ra hàng trăm tín đồ từng đến nhà thờ Daegu. Vì thế, người thân của họ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất mà không biết - đây là “kịch bản” đáng sợ nhất.

Ngày 26.2, một binh sĩ Mỹ đồn trú ở thị trấn Chilgok, đông nam Hàn Quốc, DT với COVID-19 - ca đầu tiên trong quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Ngày 26.2 cũng có hàng loạt ca nhiễm mới ở Iraq, Afghanistan, Bahrain, Kuwait, Oman, Lebanon, UAE, Canada và đều từ Iran. Iran phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở TP.Qom ngày 19.2. Đến 2.3, nước này có 978 người nhiễm ở nhiều TP, 54 tử vong, thứ 2 sau TQ. Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar; Thứ trưởng y tế Iraj Harirchi; Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mojtaba Zonnour; Nghị sĩ Mahmoud Sadeghi; Thị trưởng Tehran, Morteza Rahmanzadeh; Chủ nhiệm ban quản lý dịch COVID-19 TP.Qom, Mohamad Reza Qadir và cựu Đại sứ Iran tại Vatican, Hadi Khosroshahi cũng nhiễm; cố vấn cho lãnh tụ tối cao - ông Mohammad Mirmohammadi, tử vong do COVID-19. Nền kinh tế Iran bị các lệnh trừng phạt bóp nghẹt và nội chiến liên miên, bất ổn ở các nước láng giềng, đã làm hệ thống y tế Iran, Syria, Iraq, Afghanistan, Yemen thiếu thốn nghiêm trọng, thiếu thông tin về dịch bệnh và mức độ lây lan. Hàng triệu tín đồ Hồi giáo hàng năm hành hương về thánh địa Shiite ở Iran và Iraq. Riêng tháng 1, khoảng 30.000 người Afghanistan đã tới Iran và hàng trăm người hành hương hàng tuần tới Qom, chưa kể dòng người nhập cư. Vì thế, Trung Đông hội đủ điều kiện bùng phát đại dịch.

8 năm trước, Arab Saudi là tâm dịch MERS và từ tháng 6.2012 tới 30.6.2019, có 2.449 ca bệnh, trong đó, 84% ở Arab Saudi; MERS-CoV lan ra 27 nước Trung Đông; Bắc Phi; Châu Âu, Á, Mỹ. Năm 2019, có 197 ca bệnh MERS-CoV: 184 ở Arab Saudi, 54 tử vong; 13 ở Oman, 4 tử vong. Gần đây nhất, ngày 9 và 13.1.2020, UAE xác định 2 người DT với MERS-CoV. Nghĩa là “bóng ma” MERS vẫn còn lởn vởn thì nay lại thêm COVID-19, liệu chúng có “kích hoạt” nhau hoặc cùng nhau tái tổ hợp - đặc tính của một số loại virus? Lo ngại nhất Châu Âu là Italia vì số người nhiễm cao nhất và là “nguồn” truyền nhiễm cho Pháp (một người Pháp về từ Lombardy, bắc Italia - nơi dịch nặng nhất); Croatia (một thanh niên, từng ở Milan, Italia từ 19 - 21.2); Áo (2 người Italia, sống ở tỉnh Tyrol, Áo, nhiễm bệnh ở Lombardy); Thụy Sỹ (người ở bang Ticino giáp Italia). Đến ngày 27.2, Đức, Pháp, Áo, Thụy Điển đồng loạt có nhiễm mới; Thụy Sĩ, Gruzia, Bắc Macedonia, Hy Lạp, Bỉ, NaUy, Brazil, Nepal, Algeria công bố ca đầu tiên. Ngày 2.3, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Pháp tăng vọt ca nhiễm; 69 nước, vùng lãnh thổ có ca bệnh. Ngày 26.2 là mốc ca nhiễm mới ngoài TQ cao hơn TQ (427/411) và ngày 27.2, riêng Hàn Quốc đã vượt TQ (505/433). Nhiều tỉnh TQ (Vân Nam, Quý Châu, Cam Túc, Liêu Ninh, Quảng Đông, Sơn Tây) hạ mức phản ứng với dịch. Tuy nhiên, giới chuyên môn hoài nghi về phương pháp tính số nhiễm. Chẳng hạn, Hồ Bắc dựa trên biểu hiện lâm sàng và tổn thương phổi trên film CT.Scanner, nhưng ngày 19.2, Ủy ban Y tế Quốc gia TQ yêu cầu chỉ tính người xét nghiệm (XN) DT với axit nucleic (chất trong ARN của SARS-CoV-2). Jonathan Read - nhà dịch tễ học, Đại học (ĐH) Lancaster, Anh - cho rằng, phương pháp thống kê không nhất quán khiến khó hình dung được bức tranh toàn cảnh về xu hướng dịch.

Mù mờ về SARS-CoV-2

Có 13 người mắc COVID-19, điều trị ở BV Nhân dân số 8, tỉnh Quảng Đông. Một người ở TP.Thành Đô, Tứ Xuyên và một số người ở đảo Hải Nam, TQ, đã xuất viện nhưng DT với COVID-19 khi XN lại. Theo hướng dẫn điều trị COVID-19 mới nhất của Ủy ban Y tế TQ, một người được coi là khỏi bệnh khi dịch mũi, họng âm tính với COVID-19 sau hai lần XN, cùng film CT.Scanner hết hình ảnh tổn thương phổi, hết sốt. Tuy nhiên, do Ủy ban Y tế TQ đã khẳng định virus SARS-CoV-2 có ở đường ruột, nên một số BV ở Quảng Đông XN mẫu phân người đã xuất viện và thấy COVID-19 DT. Từ những người DT này đặt ra hai vấn đề: Khi nào (tối đa bao nhiêu ngày) virus được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Virus sau điều trị (đã chịu tác động của thuốc kháng) có gây bệnh được nữa không? Hai vấn đề này có giá trị lớn cho phòng lây nhiễm và tái phát bệnh. Một nữ hướng dẫn viên du lịch Nhật Bản nhiễm bệnh ở Vũ Hán xuất viện (ở Nhật) ngày 6.2, XN 3 lần âm tính; ngày 19.2 đau họng, tức ngực; ngày 26.2, XN DT với COVID-19. Vậy, tái nhiễm hay virus nhiễm lần trước lại gây bệnh? Ngược lại, nhiều người nhiễm COVID-19 nhưng XN âm tính, có khi đến 3 lần như bác sĩ (BS) Lý Văn Lượng - người cảnh báo sớm nhất bệnh do COVID-19 - đã ra đi, cũng chưa được sáng tỏ.

Khi nhóm nhà khoa học TQ công bố, có những ca nhiễm COVID-19 thời gian ủ bệnh tới 19 hoặc 24 ngày, trong khi theo WHO, thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 từ 1 - 12,5 ngày, phần lớn 5 - 6 ngày, nên khuyến cáo cách ly 14 ngày và giải thích khuyến cáo này dựa trên thông tin từ bệnh do SARS-CoV 2002 và MERS-CoV 2012. Dù là số ít nhưng thời gian ủ bệnh dài bất thường cần phải được chứng minh và đó cũng là căn cứ để phòng lây lan, quyết định thời gian cách ly tối đa! Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được khoảng nhiệt độ nào ngoài môi trường, không khí thích hợp với SARS-CoV-2 và nó bị diệt ở khoảng nhiệt độ, điều kiện nào, hiện chỉ dựa trên kinh nghiệm từ Coronavirus khác, mà phần nhiều từ SARS-CoV do 2 loại virus này có nhiều đặc điểm tương đồng. Tăng nhiệt độ, mở cửa thông thoáng... để hạn chế virus cũng là khuyến cáo trong dịch SARS. Vì sao SARS-Cov-2 gây tử vong thấp hơn nhưng lây lan nhanh hơn SARS-CoV và MERS-CoV cũng chưa được làm rõ! Tờ La Repubblica của Italia dẫn lời ông Hans Kluge - Giám đốc Phụ trách Châu Âu của WHO - rằng, nguyên nhân lây nhiễm COVID-19 ở Italia vẫn là một bí ẩn. Những bệnh nhân DT không có nguồn gốc dịch tễ rõ ràng, như đến TQ hoặc tiếp xúc với các ca bệnh.

Như “đồng điệu” với ý kiến này, các nhà khoa học đang nghi ngờ nguồn gốc từ dơi ở TQ của COVID-19. 15 năm trước, phát hiện trong một hang động ở Vân Nam, TQ (vị trí được giữ kín) những con dơi mang virus gần giống với Coronavirus mới và SARS-CoV, MERS-CoV. Từ đó đến nay, phát hiện hơn 500 loại Coronavirus (6 nhóm lớn) ở dơi TQ, gây bệnh trên động vật, sau lây sang người như dịch SARS 2002, MERS 2012. SARS-CoV-2 là nhóm thứ 7, trước đây chưa từng thấy ở người. Peter Daszak - Chủ tịch một tổ chức phi lợi nhuận Mỹ - cho biết, một trong 500 chủng Coronavirus có bộ gene giống Coronavirus mới đến 96%. WHO cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, Coronavirus mới có mối liên hệ với Coronavirus tương tự ở dơi chi Rhinolophus (Dơi lá mũi - có ở khắp Châu Á, Âu, Phi). Thế nhưng, khi xảy ra dịch, Vũ Hán đang là mùa đông, mà dơi thường ngủ đông hàng tháng, có khi dài hơn cả gấu. Mặt khác, theo báo cáo của WHO, dơi hiếm khi thấy ở chợ TQ, vì người dân thường bắt và bán trực tiếp cho các nhà hàng. Vì thế, chưa biết chính xác virus lây từ loài động vật nào. Đáng chú ý, nghiên cứu huyết thanh ở những người sống gần các hang động có dơi thấy tỉ lệ DT với Coronavirus ở phân loài Rhinolophus là 2,9%. Hai phát hiện này lại càng phủ sương mù lên COVID-19. Như “phụ họa” các nhà khoa học Quảng Đông, TQ cho rằng, tê tê có thể là vật chủ gây ra đại dịch hiện nay, bắt nguồn từ thói quen ăn thịt và dùng vẩy tê tê chữa bệnh, tuy nhiên, họ không công bố chính thức.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Du lịch trong thời gian dịch COVID-19: Lời khuyên từ các chuyên gia

Huyền Anh |

Với những ca mắc mới COVID-19 tăng lên hàng ngày tại hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, nhiều du khách đang băn khoăn tự hỏi, liệu họ có nên hủy bỏ hay hoãn các chuyến du lịch đang lên kế hoạch và các chuyến đi đã được đặt trước hay không?

Tin Hà Nội 24h: Theo dõi cách ly triệt để tại chỗ khi có người mắc COVID-19

Anh Thư (T.H) |

Hà Nội sẵn sàng 1.000 giường bệnh cho bệnh nhân nhiễm COVID-19; Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá, không còn cảnh đổ xô đi mua hàng dự trữ... là tin nóng 24h qua.

Italia phong toả 15 triệu dân vùng Venice và Milan do COVID-19

HỒNG HẠNH |

Ngày 8.3, Chính phủ Italia quyết định phong tỏa khu vực chiếm 15 triệu dân số của nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 (SARS-CoV-2).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Du lịch trong thời gian dịch COVID-19: Lời khuyên từ các chuyên gia

Huyền Anh |

Với những ca mắc mới COVID-19 tăng lên hàng ngày tại hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, nhiều du khách đang băn khoăn tự hỏi, liệu họ có nên hủy bỏ hay hoãn các chuyến du lịch đang lên kế hoạch và các chuyến đi đã được đặt trước hay không?

Tin Hà Nội 24h: Theo dõi cách ly triệt để tại chỗ khi có người mắc COVID-19

Anh Thư (T.H) |

Hà Nội sẵn sàng 1.000 giường bệnh cho bệnh nhân nhiễm COVID-19; Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá, không còn cảnh đổ xô đi mua hàng dự trữ... là tin nóng 24h qua.

Italia phong toả 15 triệu dân vùng Venice và Milan do COVID-19

HỒNG HẠNH |

Ngày 8.3, Chính phủ Italia quyết định phong tỏa khu vực chiếm 15 triệu dân số của nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 (SARS-CoV-2).