Đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu

cao quỳnh |

Giai đoạn 2017 - 2020, Quảng Ninh sẽ phát triển chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) theo hướng chuyển từ “lượng” sang “chất”, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, đưa sản phẩm trở thành thương hiệu mạnh trên phạm vi cả nước và quốc tế. Dù là một tỉnh có thế mạnh về du lịch, biển, công nghiệp than, kinh tế cửa khẩu, nhưng hiện Quảng Ninh đang rất thành công với mô hình OCOP.

Nhiều sản phẩm OCOP đẳng cấp

Sau 3 năm triển khai, Quảng Ninh có 210 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản phẩm OCOP đã được đầu tư nâng cao chất lượng và hoàn thiện về mẫu mã, chuẩn hóa về bao bì. Được biết, giai đoạn 2017 - 2020, chương trình OCOP Quảng Ninh sẽ phát triển 130 sản phẩm đã có từ giai đoạn trước và 120 sản phẩm mới. Trong đó, tỉnh sẽ lựa chọn ít nhất 31 sản phẩm cấp huyện để tập trung đầu tư đạt tiêu chí sản phẩm cấp tỉnh và tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia. Dự kiến, có 12/31 sản phẩm đạt từ 4 - 5 sao sản phẩm cấp tỉnh và 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.

Đặc biệt, giai đoạn này, vấn đề nâng cao chất lượng, đảm bảo quy chuẩn, tính chuyên nghiệp của sản phẩm được đặc biệt coi trọng, nhất là các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Trong đó, người dân, doanh nghiệp, HTX chủ động mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đạt chuẩn; nhà nước có vai trò hỗ trợ không làm thay. Điều này được thể hiện ở nguồn kinh phí thực hiện huy động từ cộng đồng chiếm khoảng 76%, còn lại là phần ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Trên cơ sở đó, ngay từ khi bắt tay thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2, các địa phương đều đã xác định những sản phẩm chủ lực để vừa củng cố sản phẩm đã có, vừa phát triển sản phẩm có lợi thế của địa phương mang tính chuyên nghiệp, theo hướng đạt thương hiệu cấp tỉnh và quốc gia.

Ông Vũ Văn Kinh - Chủ tịch UBND TP. Móng Cái - cho biết: Trong giai đoạn 1 của chương trình OCOP, TP. Móng Cái đã có nhiều sản phẩm được người dân và du khách đánh giá cao, như: Giò chả, tỏi đen, khoai lang, chùm ngây... Tuy nhiên, hạn chế là các sản phẩm cơ bản mới ở dạng thô, nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, giá trị thấp, sản xuất không ổn định.

“Bước sang giai đoạn 2, chúng tôi sẽ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển theo chuỗi sản phẩm và tập trung chế biến, đóng gói bao bì hướng tới mở rộng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ thực hiện liên kết vùng với các địa phương như Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà... để mở rộng vùng nguyên liệu và liên kết để chế biến sâu, phát triển khâu tiêu thụ” - ông Kinh cho biết.

Thị xã Quảng Yên - nơi đã có 11 sản phẩm tham gia chương trình OCOP - hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực cấp huyện là rau an toàn, thủy hải sản, trứng gà Tân An, tranh bột điệp. Các phường, xã đã có sản phẩm tham gia chương trình OCOP thì tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và phát triển thêm sản phẩm. Các phường, xã chưa tham gia chương trình, theo điều kiện thực tiễn lựa chọn, đăng ký tham gia ít nhất 1 sản phẩm có thế mạnh để tập trung phát triển và hoàn thiện theo hướng hợp chuẩn, hợp quy.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Ngay từ khi bắt tay triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh đã xác định khâu xúc tiến thương mại là bước then chốt của chu trình. Do đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại, như: Đầu tư xây dựng trung tâm, điểm bán sản phẩm OCOP tại 14/14 địa phương; hỗ trợ các đơn vị tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tổ chức thường niên Hội chợ OCOP Quảng Ninh...

Đến nay, các sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã được tiêu thụ rộng khắp tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP có đầy đủ các thông tin thực tế từ thị trường để tiếp tục nâng cao chất lượng. Gần đây nhất, tỉnh đã đứng ra kết nối giữa đơn vị sản xuất và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để đưa 7 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam (https://badasa.com.vn).

Trước đó, toàn tỉnh cũng đã có 11 sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu, bày bán trên sàn, như: Ruốc hàu, ruốc cơ trai, miến dong Bình Liêu, hàu sữa chưng thịt, trà hoa vàng... Đây là hoạt động thiết thực góp phần quảng bá các sản phẩm OCOP Quảng Ninh nói riêng và nông sản địa phương nói chung, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường rộng khắp tới cả nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Riêng năm 2017, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại bán hàng OCOP, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh và quốc gia; phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường kết nối các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP với các nhà tư vấn, nhà đầu tư; tổ chức đoàn công tác của tỉnh học tập chương trình OCOP của Chính phủ Thái Lan. Qua đó, không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường, thiết lập các kênh phân phối, đại lý mà còn tạo cơ hội để các doanh nghiệp đánh giá lại sản phẩm, từ đó nâng cao chất lượng.

Cũng theo ông Hà, bên cạnh việc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp các điểm bán hàng OCOP theo hướng chọn lựa các mặt hàng đủ tiêu chuẩn để giới thiệu và bán cho người tiêu dùng, đảm bảo quản lý được nhãn hiệu OCOP. Đồng thời, tổ chức tuần kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP hàng tháng tại Siêu thị Big C Hạ Long, xây dựng các chuỗi liên kết trực tiếp từ sản xuất đến tiêu thụ, tiếp tục kết nối tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống bán lẻ. Năm nay, Sở Công thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao trong xúc tiến thương mại.

cao quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.