Đinh Ngọc Diệp - hành trình đạp cỏ mặt trời

Ngô Đức Hành |

Nhà thơ Đinh Ngọc Diệp là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông sinh sống và làm việc tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đinh Ngọc Diệp làm thơ khá sớm nhưng năm 2012, ông mới xuất bản tập thơ đầu tiên, có tên ấn tượng “Hành trình”. Ông ẩn ý như thơ. “Hành trình” không chỉ là tên tập thơ mà cao hơn thế, đó là “hành trình” cùng Nàng Thơ của ông, từ mình đến người, từ tất yếu đến tự do.
 
Phác họa nhà thơ Đinh Ngọc Diệp.
Từ đó đến nay, bộ “hành trình” của ông đã từ “Hành trình” đến “Hành trình 6”, xuất bản đầu năm 2021.

Đinh Ngọc Diệp quan niệm về thơ “Thơ là tiếng vang của cuộc sống đã được chắt lọc qua tâm hồn và ý chí của nhà thơ, do đó thơ cao hơn cuộc sống. Thơ mang đến cho người đọc niềm tin vào một xã hội giàu lòng bác ái, sự sẻ chia với mỗi phận đời bất hạnh”.

Quan niệm là vậy, tuyên ngôn là thế, nhưng đọc thơ Đinh Ngọc Diệp cũng không dễ. Trong đề từ cho “Hành trình 6” - thực chất là “Hành trình 7” vì trước đó có “Hành trình chọn”, nhà LLPB Hoàng Đăng Khoa, Trưởng phòng LLPB Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận xét: “Trong tập thơ này có phổ suy tư khá rộng, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ thiêng liêng Tổ quốc đến trầm mặc những không gian văn hóa lịch sử; từ xung năng hấp lực tình yêu đôi lứa đến chộn rộn đa đoan cõi thế cuộc người. Hiển diện trong đây là một cái tôi đa sự và đa nghĩ, phong tình và phong trần”.

Trong sự trăn trở đến “vô cùng” trong các “hành trình”, Đinh Ngọc Diệp viết khá nhiều về quê hương, đất nước, đặc biệt là đề tài biển đảo, những vấn đề đương đại như môi trường, sinh thái, dịch bệnh... vốn đang là “câu chuyện lớn” của toàn cầu.

***

Đinh Ngọc Diệp sinh ra và lớn lên ở một vùng đồng bằng xứ Thanh, nhưng cuộc đời anh “neo” vào chân sóng, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Biển đối với Đinh Ngọc Diệp, có thể đó là cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn: “Những vực xoáy, con thuyền không trở lại/ Người đang yêu sẽ nói câu gì/ Người để lỡ tình yêu sẽ nói câu gì/ Những bà mẹ không sinh ra điều bất hạnh”. Có bà mẹ nào mà không mong muốn điều tốt đẹp cho chồng con khi dong thuyền ra biển? Biển nuôi sống con người, con người từ bao đời tạo nên không gian văn hóa biển, nhưng biển cũng đầy bất an. Không nói trước được điều gì với bão tố trùng khơi. Biết bao làng chài đã từng khóc, làm cho biển càng mặn xót thêm nỗi mưu sinh. Biển còn là ẩn dụ cuộc đời rộng lớn, mà mỗi con người chỉ là một hạt cát bé nhỏ.

Biển với Đinh Ngọc Diệp có thể đó là hình ảnh người cha sau chuyến ra khơi trở về: “Tôi nghe rưng rưng mỗi bước cha về/ Bước thậm thịch nhịp chày giã gạo (...) Em nhỏ cởi trần mải mê chơi đáo/ Mẹ đang thổi cơm chiều rá gạo dở trên tay/ Chỉ một mình cha đi vào mà lối ngõ cũng chật”... (Với biển).

Biển với Đinh Ngọc Diệp có thể đó là hòn Trống Mái - danh thắng trên núi Trường Lệ của vùng biển Sầm Sơn đã đi vào bài thơ “Trống Mái” của anh: “Ngự trên núi, nghe làng ru sóng/ Trống Mái gối lên mây trắng ngủ lưng trời/ Mây dưới núi bồng bềnh hay nón trắng/ Nón mẹ già gánh cá đem phơi”. Biển trong mắt nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, còn là không gian sống, chủ quyền, quyền chủ quyền của đất nước, có từ trong huyền sử: “Trên bản đồ như nắm tấm vung xa / Quần đảo Trường Sa chuỗi hạt ngoài xa tít / Lính giữ đảo: giữ đất đai Tổ quốc / Đảo nơi quê: mình mẹ ngóng chờ” (Tổ quốc ở Trường Sa).

Với nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, quần đảo Trường Sa thân thương như “nắm tấm” mà người mẹ anh vẫn vung ra cho đàn gà mỗi sáng trước bình minh, đơn giản vậy thôi nhưng những hạt tấm li ti đó đã “kết ngọc” thành phần máu thịt thiêng liêng của người mẹ. Mẹ ở đây là Đất mẹ Việt Nam.

Đọc thơ tình Đinh Ngọc Diệp, dù là tình yêu quê hương đất nước hay tình yêu lứa đôi đễ gặp những “ký hiệu học” trong thơ. Đọc mảng thơ thế sự của anh, dễ gặp những hình ảnh nghệ thuật sắc lạnh, găm xóc ngọt ngào.

“Vạn niên thanh máu của tổ tiên chạy rần rần trong bọc nước/ ta nhìn cây với con mắt bão hòa ánh sáng/ không thấy gì trong đêm/ lại nhìn ban ngày với con mắt bão hòa bóng tối/ không thấy có ai đang chăm chút cho mình” (Gọi nguồn). Với mỗi con người trước hết phải biết chăm mình, yêu mình mới chăm được, yêu được đồng loại. Với mỗi dân tộc được hết phải tự biết bảo vệ mình. Đinh Ngọc Diệp vẫn sẽ “hành trình” cùng “Nàng Thơ”. Gõ vào tâm thức mỗi cá nhân, tâm thức người Việt theo cách riêng của mình, đó là “hành trình gọi nguồn” của Đinh Ngọc Diệp.

Có một chi tiết rất Đinh Ngọc Diệp: Cả đời lầm lũi viết báo, làm thơ nhưng Đinh Ngọc Diệp chưa bao giờ thuộc biên chế hưởng lương một cơ quan nào. Anh vắt kiệt mình cho thơ cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đinh Ngọc Diệp chấp nhận đời sống đạm bạc, có người vợ tảo tần, chỗ dựa tinh thần cho nhà thơ sáng tạo. Thơ ông, có “đời sống” của văn bản, chưa bao giờ nghèo thi ảnh, thậm chí rất đẹp và giàu tính tư tưởng.

“.../ Tiến về trước con đường hun hút / Người trong ảnh / Không sức lực thời trai trẻ”, nhưng với Đinh Ngọc Diệp “Thêm vào hành trình phía sau / Sức tận cũng không dùng được nữa / Tôi dùng dằng hóa thạch vào khung”. Chắc bài thơ “Đối thoại với mình”, Đinh Ngọc Diệp viết lúc mừng thọ một người quen nào đó, nhưng thơ là người, trước hết, ông đã tự vấn bản thân. Xuyên suốt “hành trình” của Đinh Ngọc Diệp, “phổ suy tư khá rộng”, ông chưa lựa chọn chủ đề cho một “hành trình” nào. Sau “phổ suy tư” mang tính cá nhân tác giả, Đinh Ngọc Diệp tạo nên biên độ cảm xúc.

Đinh Ngọc Diệp là người luôn dằn vặt, nặng tâm. Ông “vắt” hồn mình tưới lên tất cả, ngược lại, tất cả va đập vào tâm hồn thơ ông, buộc ông phải vắt kiệt mình cho mọi cảm xúc. Đọc thơ ông, chắc chắn phải tìm ra “mã văn bản”. Thi ca, trước hết là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn, bất kể của tác giả nào. Nó trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài, thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. Hơn nữa “Văn bản nghệ thuật không phải là cái bọc đựng nghĩa một cách thụ động, mà là tổ chức truyền đạt, lưu giữ và sáng tạo thông tin” (Lã Nguyên). Đinh Ngọc Diệp, không nằm trong “đội hình” cách tân, nhưng thơ ông có những “ký hiệu” riêng trong văn bản.

***

“Đinh Ngọc Diệp và những lát cắt của đời sống... Thơ anh không tránh khỏi sự mâu thuẫn bắt buộc này qua sự vật vã đau đớn”, Phạm Khang, một nhà thơ xứ Thanh, từng nhận xét. “Sự vật vã, đau đớn” dễ nhìn ra qua các “hành trình” thơ của Đinh Ngọc Diệp. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, lúc còn sống từng không dấu được vui mừng khi nhận xét về Đinh Ngọc Diệp: “Thơ anh có nhiều thi ảnh lạ và cấu tứ chặt, gây bất ngờ cho người đọc. Không rậm lời. Tình nén lạnh. Và cái nhìn cuộc sống nhọn và sắc. Nhưng đôi khi những chi tiết bất ngờ lại gây nhiều xúc động”.

Nhiều bạn đọc “than” rằng, đọc thơ Đinh Ngọc Diệp “mệt”. Hay, dở tùy “tạng” người yêu thơ, nhưng đều phải thừa nhận, thơ Đinh Ngọc Diệp đến với cái đẹp, theo một cách riêng. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lúc còn sống không ngần ngại gọi Đinh Ngọc Diệp là nhà thơ của đá và biển. Tâm hồn Đinh Ngọc Diệp, luôn vậy, quăng quật với bao nhiêu dấu hỏi.

Cuộc sống càng ngày càng đặt ra nhiều vấn đề, từ truyền thống đến phi truyền thống, đã và đang tạo ta bất an. Thật dễ hiểu, với những tâm hồn biết đau, muốn đi đến tận cùng của cái đẹp, lòng nhân ái như Đinh Ngọc Diệp luôn thấy mình mắc nợ, có lỗi: “Sao hôm nay tôi đọc vào giai thoại / Về một nhà thơ có tài nhưng bài thơ không cứu được ai / Chợt giật mình: Có bóng tôi bên lề bi kịch ấy” (Giãi bày). Ấy là những câu thơ tự vấn, khiêm nhường như chính con người tác giả. “Anh về với tuổi mình thơ dại / Đứa trẻ cởi trần ngụp lặn dòng trôi / Bình minh thức bàn chân hoang hoải / Dấu bùn non đạp cỏ mặt trời” (Trăng muộn).

Trở về tuổi thơ, ngụp lặn sông quê, đôi chân son của đứa trẻ chạy trên bãi phù sa hồn nhiên “đạp cỏ mặt trời” chẳng phải là hình ảnh ngây thơ, “yếu ớt” nhất mà cũng là mạnh mẽ nhất của một Con Người đó sao? Đây cũng là sự giãi bày chân thực của nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, cho thấy sự dịu dàng, tinh tế, có “mùi” ngay từ trực cảm cùng với ý tưởng mạnh mẽ, “đồng hiện” trong thơ ông. Cuộc sống luôn cần đến thi ca cũng nhờ những người biết “giãi bày” như thế

Ngô Đức Hành
TIN LIÊN QUAN

Gặp hai nhà thơ viết thơ hay về đất nước

Bút ký của Hà Huy |

Mới đây, tập thơ “ Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao được trao giải thưởng sách quốc gia lần thứ 4 (năm 2021). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc NXB Hội Nhà văn cho biết: Hơn 1 năm trước, khi biết tin NXB sẽ in tập thơ này có vài người khuyên ông nên cân nhắc nhưng NXB quyết định in.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Cú bẻ lái khiến tài xế xe khách tử vong, 44 hành khách thoát chết thần kì

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Để cứu tính mạng 44 hành khách trên xe và người đi đường, tài xế xe khách Đoàn Thanh Hương (37 tuổi, ngụ Quảng Bình) nỗ lực đánh tay lái nhằm tránh va chạm với xe máy và nhiều xe ôtô khác đang chạy đối diện, khiến xe bay xuống ruộng lúa. 44 hành khách thoát chết trong gang tấc, riêng tài xế Hương tử vong tại chỗ.

Điều chỉnh gói thầu nhà ga hành khách, sân bay Long Thành lỡ hẹn mốc năm 2025

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối ngày 27.3, ông Đỗ Tất Bình - Phó Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, ACV vừa chính thức gia hạn thời gian mời thầu gói thầu 5.10 – thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành thêm 1 tháng và kéo dài thời gian thực hiện gói thầu này từ 33 tháng lên 39 tháng, đẩy tiến độ đưa sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác từ năm 2025 sang năm 2026.

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung: Nâng khống giá 10 lần

Việt Dũng |

Trong vụ án trồng cây xanh tại Hà Nội gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, cơ quan chức năng xác định, các đối tượng đã nâng khống giá nhiều lần.

Hai công dân nước ngoài tử vong tại Hải Phòng

Hà Vi |

Hải Phòng - Tối 27.3, Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an thành phố vừa phối hợp giải quyết 2 vụ việc liên quan đến công dân nước ngoài tử vong trên địa bàn.

Gặp hai nhà thơ viết thơ hay về đất nước

Bút ký của Hà Huy |

Mới đây, tập thơ “ Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao được trao giải thưởng sách quốc gia lần thứ 4 (năm 2021). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc NXB Hội Nhà văn cho biết: Hơn 1 năm trước, khi biết tin NXB sẽ in tập thơ này có vài người khuyên ông nên cân nhắc nhưng NXB quyết định in.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.