Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

1.  Buổi sáng, cầm tập sách Vân Long - Tác phẩm (NXB Hội nhà văn 2009), ngón tay vô tình mở vào trang 174, hiện ra bài thơ "Kỉ niệm":

"Không gian chao chat gió/ Trời thu riêng lá thu bay/ Ai khuất nẻo như sương khói/ Ai bên tôi bóng nhỏ gầy? Và em đồng hiện em phân thân/ Thời gian củ hành tôi bóc vỏ/ Kỉ niệm làm trận gió/ Đụng giây đàn tiếng ngân..."

Cảm giác lạ lùng, ngạc nhiên, như thể một luồng xung động chạy nhẹ qua người. Bây giờ đang mùa thu. Và bài thơ đầu tiên tôi chạm tới ở tập sách này là một bài thơ thu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Vân Long. Những hình ảnh thơ như thể được gọi ra từ ảo giác, chạm đến ảo giác, mang vẻ đẹp tinh tế, thanh khiết. Câu thơ "Thời gian củ hành tôi bóc vỏ" tưởng đơn giản mà đầy tính tượng hình, làm cay con mắt.

Thu Hà Nội dường như hội tụ những sắc thái đẹp nhất của mùa thu xứ Bắc: Vừa đủ dịu dàng lãng mạn, vừa đủ quyến rũ mộng mơ mà vẫn luôn sâu đằm mới mẻ. Đó là vẻ đẹp được làm nên từ một miền khí hậu thời tiết và một miền khí hậu văn hóa. Nhiều người ở xa vì yêu thu Hà Nội mà trở đi trở lại như kẻ si tình. Huống chi, với một nhà thơ như Vân Long, sinh ra và lớn lên ở giữa trung tâm thủ đô và gần trọn vẹn cuộc đời ông gắn bó với nơi đây. Vì thế nên những gì mang phẩm chất

"Nhà vợ tôi: bờ sông Tô Lịch /Tiền thân phố Nguyễn Siêu /Ngôi đình vuông, Nguyễn Siêu ngồi dạy học /Tiếng ếch đêm mưa hoài cổ, tiếng “chi, hồ...”/Ngọn Tháp Bút vạch trời xanh mà viết /Lời trối trăng thành tượng /chơ vơ".

Chào đời ở nhà hộ sinh phố Trần Xuân Soạn, tập đi ở ngõ Tràng An, học tiểu học ở phố Trần Nhân Tông, tuổi 20 trở thành nhạc công trong dàn nhạc giao hưởng thính phòng Việt Nam... Ở chặng đầu tiên của cuộc đời, Vân Long đã gắn bó với Hà Nội như thế. Và sau 10 năm công tác ở Hải Phòng, ngày trở lại, ông được đoàn tụ cùng gia đình trong căn phòng nhỏ ngõ phố Bà Triệu gần Hồ Gươm. Cảm giác quây quần bên vợ và những đứa con thơ thật đủ đầy ấm áp. Hà Nội là một phần máu thịt không thể cách chia. Kỉ niệm ùa về đầy ăm ắp, bồi hồi bật thành tên gọi:

"Tôi đánh đáo với nhà văn Nguyễn Khải/ Tuổi thơ cay xè món thịt bò khô/ Cô bé nhảy dây khu Vân Hồ buổi ấy/ Ai biết Xuân Quỳnh - người bạc phận - nhà thơ"

Thiên nhiên, sắc trời thu Hà Nội với những ảnh hình quen thuộc đi vào thơ Vân Long bừng lên sắc màu mới:

"Hà Nội sau mưa, Hà Nội nắng hanh/ Hay là tôi khi hừng lên, khi loáng ướt...

Hoa cúc vàng/ hoa cúc vàng thu/ mảnh nắng em cầm chập chờn ảo giác..."

Tập sách Vân Long - tác phẩm (NXB Hội Nhà văn 2009). Ảnh: NVCC
Tập sách Vân Long - tác phẩm (NXB Hội Nhà văn 2009). Ảnh: NVCC

2. Có thể nói, mùa thu và thu Hà Nội là miền không gian mãi chảy trong thơ Vân Long, và qua mỗi hành trình sống hành trình thơ lại mang thêm những màu sắc, thanh âm, những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng tinh tế nhất, xao động nhất, đa thanh nhất là khoảng vào thu của đời người. Không phải ngẫu nhiên mà ông tập hợp những sáng tác trong khoảng 1983 - 1990 in thành một tập với tên gọi "Vào thu", và bài thơ mở đầu của tập này là "Thu cảm", ghi lại những bước chân vội vã, háo hức nhập cuộc:

"Mở cửa đường thơm hoa sữa gọi/ Phải bùng ra phố, phải đi thôi/ Hà Nội trời xanh màu cốm mới/ Tôi nhập vào thu với mọi người..."

Nhà thơ Vân Long nhớ lại: Tôi viết bài thơ này vào ngày 8.10.1988. Đó là quãng thời kỳ đầu đổi mới, không gian văn học nghệ thuật như có một luồng gió mới ùa về làm giãn nở mọi tế bào của sự sáng tạo. Tôi lại mới được về nhận công việc biên tập thơ ở NXB Tác phẩm mới (nay là nhà xuất bản Hội nhà Văn), một công việc tôi hằng mong đợi. Một số nhà văn nhà thơ bị treo bút mấy chục năm được viết, được in trở lại. Ngày hôm đó một đêm thơ được tổ chức ở thư viện Hà Nội, kỉ niệm Giải phóng Thủ đô. Công chúng thơ cảm nhận được làn gió kỳ diệu ấy đã đến đông chật sân thư viện. Tôi đón nhận làn gió ấy bằng bài thơ "Thu cảm", viết chưa ráo mực đã đem ra đọc.

"Thu cảm" cho thấy một tâm thế muốn được viết khác đi, muốn làm mới chính mình trong cảm xúc, trong cách diễn đạt, chạm đến những miền sâu thẳm của đời sống và tâm tư con người, gắn với bao vấn đề còn đang ngổn ngang của thời đổi mới; thơ cần kiệm lời hơn, đa tầng hơn, ám ảnh hơn, mở rộng biên độ của suy ngẫm và trí tưởng tượng. Vân Long đã cố gắng thực hiện điều ấy, chứng thực nó, một phần ở tập "Vào thu" và tập trung hơn ở những tập thơ sau, tiêu biểu là "Những khối hình câm" và "Dưới lá xanh".

Viết về mùa thu, đặc biệt ở chặng thu của đời người, nhà thơ Vân Long có nhiều tâm sự. Những suy tư ở hiện tại đã đằm chín. Quá khứ hiện lên rõ ràng hơn, như mới ngày hôm qua. Dự định tương lai thì đầy ắp và có phần khắc khoải. Đặc biệt luôn có sự xuất hiện vừa song song vừa soi chiếu của hai hình ảnh: "Em" gắn với tuổi trẻ, và "tôi" của tuổi trung niên:

"Em như cơn gió thổi qua ngang/ Trẻ đến làm đau cả lá vàng...

Như vàng gieo, bạc chảy/ trời thu vào mắt em trong/ Còn tôi tâm cảm tôi hoài niệm/ Mái tóc khô thưa rụng mấy phần...

Lá thu bay những mảnh hồn thành phố/ Những mảnh em xao xác sau vai/ Tôi vơ vẩn làm người sầu xứ/ Lượm tấm trăng non ở cuối ngày..."

Sự ngậm ngùi, tiếc nuối, những tâm tư "nửa thế kỷ - gánh trên vai cái tuổi/ mùa thu vầng trán trầm tư" đem tới cho những bài thơ thu của Vân Long nét riêng đầy day trở. Hình ảnh em hiện lên thanh khiết, rung động. Em có thể có thật có thể trong tưởng tượng. Có thể là người yêu, người tình, có thể là một ảnh hình vu vơ, một nỗi niềm khao khát. Nhưng trên hết em chính là tuổi trẻ, là vẻ đẹp tươi mới của cuộc đời này, vẻ đẹp được cảm nhận, chiêm ngưỡng, tiếp thêm cho mình nguồn năng lượng quý giá để tái tạo và sáng tạo. Nhưng nếu chạm vào, vẻ đẹp ấy sẽ tan loãng. Vì thế, viết về mùa thu cuộc đời, nhưng hồn thơ Vân Long thật trẻ trung, da diết, không vướng chút dục vọng bản năng. Những rung động mở lối để ông nhìn sâu vào chính tâm hồn mình, nhận diện mình, đôi khi đạt được trạng thái thiền định.

3. Thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng có 10 năm chia lửa với Hải Phòng, viết những bài thơ phản ánh nóng hổi chất thời sự, khi trở lại nhịp sống thời bình, Vân Long sớm nhận ra sự đào thải nghiêm khắc của thời gian. Ông tâm niệm: "Phong trào thơ giống như những đợt sóng từng đợt ập vào bờ mà mỗi khi gặp bờ tan ra thì đợt sau sóng lại mang một diện mạo khác với những thành tố khác. Cho nên nhà thơ tồn tại qua nhiều giai đoạn thì có nghĩa nhà thơ ấy nhiều lần đổi mới, bởi mỗi giai đoạn lịch sử đều có những yêu cầu, không chỉ cần sự nhạy cảm về đề tài mà còn cả về cách viết, phương pháp thể hiện". Quá nửa đời gắn bó với thơ, qua những năm đầu hòa bình ở miền Bắc, qua kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tới thời bao cấp, thời kỳ đầu đổi mới, và tiếp đến những năm đầu của thế kỷ 21, Vân Long luôn giữ cho mình một tâm thế tìm tòi, sáng tạo, chấp nhận những đổi thay trong thẩm mỹ của bạn đọc bạn viết. Càng về sau thơ ông càng ngắn hơn, tinh lọc hơn, đào sâu suy ngẫm nhưng không làm mất đi cái tình tứ, cái bất ngờ, cái sâu sắc đa nghĩa của hình tượng thơ.

"Từ im lặng, thu về thơm gối cũ/ Làn rêu nào ngai ngái một chiêm bao/ Mấy xa cách cho cây thành đại thụ?/ Linh hồn cây ngờm ngợp lá trên cao"... (Trở lại mùa thu)

Dường như, thời tiết khí hậu mùa thu hợp với con người Vân Long: khẽ khàng, từ tốn, không bon chen, không ồn ào thể hiện bên ngoài. Nỗi buồn được ông giấu kín và gửi một phần vào thơ. Trong những nỗi buồn ấy, có khát khao bị kìm nén, trạng thái bất lực, sự thức ngộ về những giới hạn của cuộc sống cũng như giới hạn của chính mình:

"Đêm dài quá, nằm không đủ/ Đời ngắn quá! Yêu chưa đủ/ Lặng đếm thời gian trôi/ Loạt soạt nghìn trang gió thổi lạnh/ Tay thì đã ngắn, mong chi cánh/ Chữ nghĩa xạc xào thua lá xanh/ Mà bông hoa lạ cuối trời kia/ Tới được chắc chi hoa vẫn thắm" (Dưới lá xanh)

Nhà thơ Vân Long tự phác họa chân dung mình: "Tôi loài cá ăn chìm/ Thơ và đời lặng lẽ". Lặng lẽ là một phẩm chất đáng trân trọng của người làm nghệ thuật, vừa khiêm tốn vừa tự tin với lựa chọn của mình. Và thường những loài cá ăn chìm không phải là loài cá nhỏ!

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ - họa sĩ tài năng Lê Thánh Thư qua đời sau khi mắc COVID-19

ĐÔNG DU |

Vào sáng 16.7, gia đình của nhà thơ - họa sĩ Lê Thánh Thư cho biết, ông qua đời tại nhà riêng ở Quận Tân Bình - TPHCM sau khi mắc COVID-19.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhà thơ - họa sĩ tài năng Lê Thánh Thư qua đời sau khi mắc COVID-19

ĐÔNG DU |

Vào sáng 16.7, gia đình của nhà thơ - họa sĩ Lê Thánh Thư cho biết, ông qua đời tại nhà riêng ở Quận Tân Bình - TPHCM sau khi mắc COVID-19.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.