Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Tên triển lãm, “Người thổi sáo”, câu chuyện về người thổi sáo mù và hình ảnh cây sáo xuất hiện nhiều trong tranh của ông. Phải chăng âm nhạc đánh thức tình yêu hội họa trong ông?

- Nguyễn Quang Thiều: Họa sĩ Phạm Long Quận gửi toan và mầu ở nhà tôi, tôi tình cờ bóp tuýp mầu vẽ vài nét đầu tiên trong đời cách đây 15 năm hoặc những câu chuyện về hội họa đầy thôi miên của Phạm Long Quận... chỉ là những tiếng gõ cửa nghĩa đen / hình thức còn tiếng sáo của người mù mà tôi tình cờ nghe được ở Quán cà phê mới là tiếng cộc cộc theo nghĩa bản chất. Chỉ có cái đẹp mới đánh thức được cái đẹp. Hội họa đã có sẵn trong tôi, nó ngủ yên cho đến cái hôm tiếng sáo đánh thức. Tất nhiên người thổi sáo mù còn là một ẩn dụ. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của nó nhưng đều chung một con đường đi đến cái đẹp. Nếu còn biết hướng đến cái đẹp, biết cảm thụ nghệ thuật thì người mù vẫn là người sáng, là “đôi mắt mở trong đôi mắt mù của người thổi sáo”. Cái đẹp, cái thiện đều là cái vốn là ở trong bất kể ai, đừng để nó phải ngủ quên.

Một câu hỏi nữa liên quan đến cây sáo và người thổi sáo. Trong các tác phẩm trưng bày lần này, có vài ba bức ông vẽ những cây sáo không có lỗ. Người thổi thì mù, cây sáo thì không có lỗ. Ông có thể chia sẻ về hình ảnh độc đáo này?

- Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) anh của Trần Hưng Đạo, thầy của vua Trần Nhân Tông có một câu tuyệt hay về “tính không”: “Mệt thì ngủ làng “không có làng” / Khi hứng thì thổi sáo không có lỗ”. Tính không là một tư tưởng lớn của nhà Phật, đại ý là mọi hữu thể đều không có tự tính riêng... nhưng tôi là một nghệ sĩ, tôi muốn mượn hình ảnh cây sáo không lỗ để nói về sáng tạo. Sống, lao động nghệ thuật đến một lúc nào đó thì sẽ thấy, sẽ ngộ ra rằng: Nghệ thuật đủ dài rộng cho mọi cá tính. Nghệ thuật luôn cần tiếng nói cá nhân, nghệ thuật bao giờ cũng là câu chuyện cá nhân. Nếu họ gọi được cái tôi ở trong sâu thẳm lòng mình, tâm tính, tạng tính của mình thì sẽ có nghệ thuật, có tác phẩm. Đi đến tận cùng mình thì sẽ gặp nghệ thuật. Làm nghệ thuật là làm mình, là “đánh nhau với mình”. Làm nghệ thuật chính là hành trình trở về với mình, tìm mình, gọi mình, đi tìm cái “bản lai diện mục”, cái khuôn mặt vốn có của mình. Văn học là nhân học, nghệ thuật là người, nghệ thuật là cá nhân, là độc bản. Chỉ trong sâu thẳm, chỉ trong tuyệt đối im lặng mới có thể nghe thấy tiếng trả lời cho câu hỏi muôn thuở: Nghệ thuật là gì? Một người thổi sáo mù, cây sáo thì không lỗ, cây sáo câm là biểu tượng của một mình, mình đối thoại với chính mình, trở về mình...

Tôi thích một bức tranh sơn dầu khổ lớn của ông, tên bức tranh là Sáng Thế Ký. Trong bức ấy ông vẽ nhiều câu chuyện, mỗi câu chuyện nằm trong một hình như quả trứng. Chuyện 2 người đang yêu nhau, đang ngập tràn trong hạnh phúc, chuyện về cái đồng hồ / thời gian đã mất, chuyện về cây thánh giá / bất hạnh đau buồn, đâu chỉ Chúa mà ai thì cũng phải tự vác cây thánh giá ấy... Ông nghĩ gì khi vẽ tác phẩm này?

- Sáng thế ký là chương đầu tiên của Kinh Cựu Ước. Không chỉ Kinh Thánh mà bất kể kinh gì, tôn giáo nào thì cũng phải trả lời câu hỏi Tồn Tại là gì? Ta là ai? Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt, cái này có vì cái kia có, trong cái này có cái kia. Trời đất luôn đứng giữa, đạo thì ở giữa, không nghiêng về bên nào, sáng quá tối quá đều không được. Thậm chí cái xấu cũng tốt cũng cần thiết vì cái xấu là động lực làm cái tốt nảy mầm.

Ai thì cũng có hạnh phúc/ bất hạnh, được mất, buồn vui, căng chùng. Cõi nhân gian này là vậy. Nghệ sĩ càng thấm cái lẽ ấy. Có thấm mới làm nghệ thuật được. Nghệ thuật là sáng tạo, nghệ sĩ là kẻ sáng thế, sáng thế ra một vũ trụ mang dấu ấn cá nhân anh ta. Nhưng hiểu đến ngọn ngành thì nghệ sĩ phải là kẻ sáng thế ra chính mình.

Tranh ông có nhiều chum vại, cối giã cua, chim, cá, cái quạt giấy, cái đèn dầu... đầy ắp một không khí “nhà quê”?

- Nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong “Những bài học nông thôn”: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”. Tôi có may mắn được sinh ra ở một ngôi làng điển hình của vùng châu thổ Bắc bộ, làng Chùa, nằm bên sông Đáy. Làng tôi cũng như bao làng quê khác, có đình, có chùa, có cổng làng, đường làng, có ao có đầm, có ruộng trong và bãi ngoài... Tôi sinh ra ở làng Chùa, làng Chùa sinh ra tôi. Tôi là người quê, là người của làng. Làng là cội nguồn năng lượng của tôi. Cái làng này, cái ao này, đầm này, những bông hoa sen, hoa mận, hoa xoan này đã sinh ra tôi. Văn hóa Việt Nam là văn hóa làng. Người Việt nào lại chẳng là người của một làng quê nào đó. Trong lịch sử đã bao lần giặc ngoại xâm đô hộ nhưng làng không bao giờ mất. Tôi đã được mời đi nhiều nước, đã làm thơ, đọc thơ ở khắp mọi nơi, có lẽ do họ hiểu và trân trọng, do con người làng của tôi, con người quê, cái chất làng quê Việt Nam của tôi chăng?

Đề tài trong nghệ thuật là khoảng hiện thực mà anh ấy hiểu, thích, yêu nhất. Đề tài làng quê là kỷ niệm, là hồi ức, là quá khứ của tôi. Là sinh quyển nuôi tôi sống, viết và vẽ.

Ông không nhận mình là họa sĩ mà chỉ nghĩ mình là người đi ngang qua “cánh đồng hội họa”?

- Trong triển lãm này có nhiều bức, tôi vẽ sau khi đọc một bài thơ của mình và ngược lại có những bức tôi vẽ xong thì tôi làm bài thơ trên cảm hứng bức tranh ấy. Lại có nhiều bức, tôi viết thơ tôi lên tranh... nhưng thơ không hề minh họa cho tranh, tranh cũng không minh họa cho thơ. Chính xác thì thơ và tranh ở trong tôi, là một, là tôi.

Người thổi sáo 3, sơn dầu trên toan, khổ 70x90cm
Người thổi sáo 3, sơn dầu trên toan, khổ 70x90cm
Thời gian, pastel, khổ 50 x 70cm
Thời gian, pastel, khổ 50 x 70cm
Cây đời sống 3, sơn dầu trên toan, khổ 90 x 110cm
Cây đời sống 3, sơn dầu trên toan, khổ 90 x 110cm
Người thổi sáo 7, sơn dầu trên toan, khổ 150 x 150cm
Người thổi sáo 7, sơn dầu trên toan, khổ 150 x 150cm

Xin cảm ơn “người đi qua cánh đồng hội họa” Nguyễn Quang Thiều. Tôi muốn biên tập chữ đi qua thành mộng du. Thiều may vì anh là nhà thơ, anh rẽ vào hội họa và anh chọn điểm nhìn mộng du là hay nhất. Đã mơ mộng thì chả cần cái logic của đời sống thực, con cá cứ việc đẻ trên tầu lá chuối, con chích chòe cứ thoải mái ngủ quên trên đầu Đào Hải Phong, doanh nhân Lê Phương Chung thì một mắt vì mắt còn lại mải “nghe” giao hưởng 40 của Mozart... Những đứa trẻ mộng du thường nửa đêm vùng dậy, bước ra sân, đi một vòng quanh ao rồi về, không ngã, không vấp. Nguyễn Quang Thiều tư duy hội họa như kẻ mộng du, không cần lý thuyết, niêm luật, không cần nghĩ bảng mầu này, bút pháp nọ, cứ vẽ. Nếu trong bóng đêm đen kịt, một kẻ hoàn toàn tỉnh táo, không dám và không thể đi quanh cái ao. Chỉ khi mộng du mới có thể đi, thậm chí chạy quanh ao mà không ngã... Những bức tranh của Nguyễn Quang Thiều có cái lý của vô lý, có cái đẹp mà chỉ vô lý, chỉ mơ mộng, chỉ mộng du mới có. Trân trọng giới thiệu triển lãm “Người thổi sáo” đến cộng đồng yêu nghệ thuật thủ đô và chúc mừng “người mộng du qua cánh đồng Nguyễn Quang Thiều”.

Triển lãm “Người thổi sáo” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trưng bày 56 bức trên các chất liệu sơn dầu và mầu nước. Triển lãm diễn ra từ ngày 7.1.2021 tại Trung tâm Art Space, Trường Đại học Mỹ thuật, 42 Yết Kiêu, Hà Nội.

Lê Thiết Cương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam lần đầu tổ chức Triển lãm quốc tế về đổi mới sáng tạo

Cát Tường - Nhật Huy |

Trong ngày 9 và 10.1 tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là Triển lãm quốc tế đầu tiên về đổi mới sáng tạo nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Khai trương triển lãm thành tựu đảm bảo thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Thanh Hà |

Những năm vừa qua, Việt Nam chứng kiến những thành tựu hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Những giá trị đồ hoạ Việt Nam tại triển lãm mỹ thuật "Khắc hoạ"

ĐĂNG HUỲNH |

Triển lãm mỹ thuật "Khắc hoạ" sẽ giới thiệu các tác phẩm của 3 họa sĩ đồ họa tài ba: Họa sĩ Trần Nguyên Đán, Lê Mai Khanh, Phạm Khắc Quang.

Triển lãm ảnh, phóng sự - tài liệu trong Cộng đồng ASEAN tại Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Tối ngày 15.12, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu trong Cộng đồng ASEAN.

Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa tại Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Chiều 11.12, tại quảng trường Hùng Vương, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chính thức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý. Nhiều tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam; khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Việt Nam lần đầu tổ chức Triển lãm quốc tế về đổi mới sáng tạo

Cát Tường - Nhật Huy |

Trong ngày 9 và 10.1 tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là Triển lãm quốc tế đầu tiên về đổi mới sáng tạo nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Khai trương triển lãm thành tựu đảm bảo thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Thanh Hà |

Những năm vừa qua, Việt Nam chứng kiến những thành tựu hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Những giá trị đồ hoạ Việt Nam tại triển lãm mỹ thuật "Khắc hoạ"

ĐĂNG HUỲNH |

Triển lãm mỹ thuật "Khắc hoạ" sẽ giới thiệu các tác phẩm của 3 họa sĩ đồ họa tài ba: Họa sĩ Trần Nguyên Đán, Lê Mai Khanh, Phạm Khắc Quang.

Triển lãm ảnh, phóng sự - tài liệu trong Cộng đồng ASEAN tại Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Tối ngày 15.12, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu trong Cộng đồng ASEAN.

Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa tại Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Chiều 11.12, tại quảng trường Hùng Vương, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chính thức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý. Nhiều tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam; khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.