Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở Mai Phụ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Từ thành phố Hà Tĩnh, theo đường Nguyễn Công Trứ, đường 22/2 qua cầu Hộ Độ khoảng 3km rẽ phải hướng ra biển sẽ đến thôn Mai Lâm xã Mai Phụ, quê gốc, nơi sinh của vua Hắc Đế - Mai Thúc Loan. Khu di tích đền thờ Mai Thúc Loan được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 3423/ QĐ-UBND, ngày 25.10.2011 và được đại trùng tu vào năm 2016.

Quê gốc vua Mai Thúc Loan ở làng Mai Phụ

Tác giả Nguyễn Bân, người viết bài "Mai Thúc Loan" in trong sách “Danh nhân Hà Tĩnh” (Tập 1) cho biết, “quê hương của Mai Thúc Loan - Mai Hắc Đế ở làng Mai Phụ (gò họ Mai) ở thôn Mai Thủy, còn gọi Mai Lâm, xã Thạch Bắc, huyện Thạch Hà. Ngày nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có đền thờ vua Mai Hắc Đế.

Theo tài liệu hồ sơ đền vua Mai chép, mẹ vua là con gái nhà làm muối, phải lòng một chàng trai trong làng, lỡ chửa hoang. Thời xưa, lệ làng hà khắc, sau khi sinh con, người mẹ đã bồng con trốn đi nơi khác: “Ở làng Mai có người con gái làm nghề muối, không có chồng mà chửa, sinh con và đặt tên con là Mai Thúc Loan.

Bị dân làng buộc tội đủ điều, họ hàng bà con khinh rẻ, quá tủi nhục, người con gái ấy lén ôm con trốn ra khỏi vùng Ngàn Hống, rồi lưu lạc đến thôn Ngọc Trừng, thuộc huyện Nam Đường (Nam Đàn). Được dân ở đây giúp đỡ, người mẹ trẻ tuổi ấy sống trong một túp lều, cạch rú Giẻ, ngày ngày bắt ốc mò cua, làm thuê cuốc mướn quyết nuôi con khôn lớn” (Mai Thúc Loan - Danh nhân Hà Tĩnh Tr. 12).

Khi lớn lên, Mai Thúc Loan da ngăm đen, miệng rộng, mắt sáng, khôn ngoan hiểu biết sớm, có sức khỏe hơn người, nhớ giỏi, chỉ nghe kể chuyện một lần là nhớ như in. Ông thích học võ nghệ từ nhỏ. Lúc trưởng thành Mai Thúc Loan nổi tiếng nhất là môn vật, các đô vật nổi tiếng trong vùng không ai địch nổi. Mai Thúc Loan được dân làng, bạn bè hâm mộ, mến phục, tin yêu, kính trọng và bầu làm hào trưởng.

Trong bối cảnh người Việt nước mất, bị nhà Đường đô hộ, muôn dân lầm than cực khổ, Mai Thúc Loan nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xưng hiệu Mai Hắc Đế: “Thời ấy nhà Đường đang đô hộ nước ta. Sống trong cảnh mất nước, gia đình Mai Thúc Loan không sao tránh khỏi nạn bóc lột nặng nề, đàn áp dã man.

Theo định lệ của vua Đường Huyền Tông, ngoài các vật cống khác, Châu Hoan phải cống nộp các loại quả quý hiếm mà phương Bắc không có như cam, hồng, nhãn và nhất là vải... Vì vậy dân ở đây phải phục dịch vất vả, khó nhọc quanh năm. Tình trạng ấy đã gây nỗi bất bình và lòng căm thù sâu sắc trong trăm họ” (Sđd Tr. 12).

Dùng đòn gánh đánh lính nhà Đường áp tải dân phu

Theo hồ sơ di tích đền thờ Mai Thúc Loan, vào mùa cuối Hè đầu Thu nóng nực, Mai Thúc Loan dẫn đầu một đoàn dân phu khá đông gánh vải, cống phẩm nộp nhà Đường. Đoàn dân phu đi đường mệt nhọc, đặt gánh nghỉ, khát bỏng cổ họng nhưng không có nước uống. Mai Thúc Loan bảo mọi người lấy vài quả vải trong gánh của mình để ăn cho đỡ cơn khát. Khi dân phu đang ăn vải thì bị bọn lính áp tải trông thấy. Chúng chửi mắng và dùng roi đánh đập đoàn phu dã man. “Tức nước vỡ bờ”, Mai Thúc Loan hô to, kêu gọi dân phu nổi dậy đồng loạt vùng lên, dùng đòn gánh làm vũ khí đánh giết bọn lính nhà Đường.

Sau đó chiếm giữ Châu Hoan, xây dựng căn cứ, lực lượng người Việt chống lại ách thống trị của nhà Đường: “Như có hẹn nhau từ trước, Mai Thúc Loan hô một tiếng, hàng trăm phu đồng loạt dùng đòn gánh xông vào đánh bọn lính, chúng trở tay không kịp, hoảng loạn bỏ chạy. Mai Thúc Loan kêu gọi đoàn phu không gánh vải nộp cho quan đô hộ nữa mà quay về làng tìm cách chống cự khi chúng mang lính đến đàn áp”, (Sđd. Tr.13)

Sau sự kiện đánh đuổi, tiêu diệt lính áp tải cống phẩm cho vua Đường Huyền Tông thắng lợi. Mai Thúc Loan cùng đoàn phu dịch về làng Ngọc Trừng, huyện Nam Đường dựng cờ khởi nghĩa. Sách “Việt sử tiêu án” viết vua Mai người làng Hương Lãm: “Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường. Nay (tức thời Lê Trung hưng) có đền thờ ở chợ Sa Nam, tức là nơi nhà ở của Thúc Loan”.

Nghe tin Mai Thúc Loan khởi nghĩa chống ách đô hộ của vua Đường, hào kiệt trong nước nhiệt liệt hưởng ứng: “Được các phường săn, phường chài, đông đảo dân chúng quanh vùng ủng hộ, Mai Thúc Loan khởi nghĩa ngay tại làng Ngọc Trừng. Lúc đầu phong trào chỉ bó hẹp trong mấy làng, nhưng khi được biết Mai Thúc Loan là thủ lĩnh, dân các nơi khác và một số hào kiệt cũng đi theo. Đáng kể là hai anh em Nguyễn Huynh, Nguyễn Đệ đã tự nguyện mang hàng nghìn gia binh đến tụ nghĩa. Chẳng bao lâu, lực lượng vũ trang của Mai Thúc Loan đã khá hùng hậu” (Sđd).

Mai Thúc Loan phong Nguyễn Huynh là Đông dực đại tướng quân, sai đem quân giữ Biều Sơn. Nguyễn Đệ làm chức Trấn tây đại tướng quân, đóng quân ở Liêu Sơn để án ngự phía đông và tây núi Ngọc Đài. Thúc Loan đem quân đến đánh chiếm trấn sở Châu Hoan, đánh đuổi quan lại nhà Đường, làm chủ Hoan Châu và tự xưng Mai Hắc Đế. Để quy tụ anh tài, kết giao hào kiệt chống nhà Đường, vua Mai chủ trương bên ngoài giao hảo với Lâm Ấp, Chân Lạp, trong nước cấu kết nhân tâm, nhân tài.

Đền thờ Mai Thúc Loan, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, quê gốc nơi sinh vua Mai Hắc Đế.
Đền thờ Mai Thúc Loan, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, quê gốc nơi sinh vua Mai Hắc Đế.

Bấy giờ nhiều người tài giỏi như: Phòng Hậu, Thôi Thông, Phúc Trường Thủ, Đàm Văn Du, Mao Hoành, Tung Thụ, Khổng Qua, Cam Hề, Sĩ Lâm... theo giúp vua Mai đánh đuổi nhà Đường. Vua Mai truyền hịch, kêu gọi đồng bào đứng lên lật đổ ách thống trị của vua Đường Huyền Tông: “Ta nghe nói ở xa vạn dặm chẳng nên sợ hãi, huống chi nước ta ở xa nước Đường mấy vạn dặm, chẳng lẽ chực ngồi bó tay, không tự lập được hay sao?”.

Được dân chúng mọi miền hưởng ứng vùng lên, từ Hoan Châu, phong trào đánh đuổi nhà Đường giành độc lập lan rộng khắp Giao Châu. Nghĩa quân tiến đánh Phủ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), nơi Quang Sở Khách đóng đô An Nam đô hộ phủ. Lực lượng của vua Mai Hắc Đế có 12 văn thần, võ tướng, quân Châu Hoan, Châu Ái (Thanh Hóa) có đến 30 vạn người. Lại có quân Lâm Ấp, Chân Lạp tiếp ứng khí thế như chẻ tre. Vua Mai kéo quân ra Bắc, đánh nhau với Quang Sở Khách ở sông Tô Lịch. Quân đô hộ nhà Đường thua trận, Quang Sở Khách cùng tùy tùng tháo chạy về Lý Đường. Vua Mai chiếm giữ Phủ thành Tống Bình. Toàn lãnh thổ Giao Châu được giải phóng.

Người xuất chúng trong đám thổ hào

Vua Đường Huyền Tông buộc phải sai tướng giỏi, đem quân sang An Nam đàn áp. Sự kiện này có chép trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, (Ngoại ký quyển 5): “Năm Nhâm Tuất (722) Đường Huyền Tông, Long Cơ, Khai Nguyên năm thứ 10, Mai Thúc Loan chiếm giữ Giao Châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn.

Vua Đường sai Nội thị Tả giám môn vệ tướng quân là Dương Tư Húc và Đô hộ là Nguyên Sở Khách đánh dẹp yên được”.

Ngô Thì Sĩ tác giả sách “Việt sử tiêu án” chép: "Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đày xuống quận Chu Diên, gặp lúc ông Loan vây hãm Châu Hoan. Vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản đi đánh ông Loan. Đễ mộ được 8 tráng sĩ, mặc áo giáp dày kéo đến tận chân thành kêu to, khiêu chiến".

Tướng nhà Đường là Dương Tư Húc và Quang Sở Khách đem quân sang tái chiếm Phủ thành Tống Bình, đêm tối đánh bất ngờ, đẩy nghĩa quân vào thế phòng thủ. Vua Mai rút quân về Hoan Châu, đóng giữ thành Vạn An cố thủ dọc bờ sông: “Từ sông Lam đến núi Vệ, núi Hùng thành lũy được nâng cấp, trồng thêm tre đóng thêm cọc. Quân lương quân khí được tích lũy nhiều hơn. Dọc sông Lam thủy quân được trang bị, bổ sung thêm. Nhà vua còn xây dựng căn cứ thứ 2 ở Ngàn Hống (Hồng Lĩnh) có 2 vạn quân phòng thủ, đóng quân từ Bắc đến Nam núi” (Danh nhân Hà Tĩnh Tr.16).

Không may, vua Mai bị rắn độc cắn nhiễm độc chết, con trai lên làm vua. Cuộc chiến đấu phòng thủ giữ thành Vạn An, Ngàn Hống diễn ra khó khăn, gian khổ, cuối cùng thất bại: “Trận đánh cuối cùng ở núi Hùng xảy ra vào cuối năm Nhâm Tuất (722), kết thúc cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường của dân tộc ta” (Sđd Tr.17).

Nhận xét, đánh giá dũng khí, tài năng của Mai Hắc Đế, tác giả Ngô Thì Sĩ viết: “Đương thời nội thuộc, Mai Thúc Loan - Hắc Đế không chịu bọn bạo ngược, kềm cặp thúc ép, cũng là người xuất chúng trong đám thổ hào”.

Nhớ ơn vua Mai, nhiều nơi lập đền thờ tôn vinh ghi nhớ như ở núi Vệ huyện Nam Đàn. Ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, quê gốc Mai Thúc Loan, có đền thờ vua Mai từ thời cổ, nhiều lần tu. Gần đây cuối năm 2010 xã Mai Phụ đã trùng tu đền thờ vua Mai Hắc Đế tại thôn Mai Lâm, đầu năm 2011 hoàn thành đưa vào sử dụng. Khu di tích đền thờ Mai Thúc Loan được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 3423/ QĐ-UBND, ngày 25.10.2011 và được đại trùng tu.

Bài và ảnh đặng viết tường
TIN LIÊN QUAN

Di sản mộ tổ họ Dương và Tiến sĩ Dương Trí Trạch

Đặng Viết Tường |

Dòng họ Dương, ở xã Bạt Trạc (nay thuộc xã Khánh Vĩnh Yên) huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có ngôi mộ cổ, là nơi yên nghỉ của vị thủy tổ ở hốc đá Lưỡi Cày, núi Lách trong dãy Hồng Lĩnh. Ngôi mộ tổ họ Dương được đánh giá có danh tiếng, nơi phát tích sự nghiệp của các nhà khoa bảng Dương Trí Dụng, Dương Trí Trạch. Đền thờ đã công nhận, xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Đền Bảo Hà thờ "Thần vệ quốc" vùng biên ải

Bài và ảnh kim sơn |

Đền Bảo Hà nằm tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy, người có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vùng biên giới. Đền nằm ở vị trí đắc địa “trên bến dưới thuyền”, với phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy và bên hữu ngạn là khu đồi cấm, tạo nên cảnh quan “sơn thủy hữu tình”, ẩn mình giữa núi non hùng vĩ và dòng sông Hồng thơ mộng.

Đền Voi Nẹp, thờ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Đền Voi Nẹp, nơi thờ Hoàng giáp Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thuộc quần thể Di tích quốc gia đặc biệt, Khu lưu niệm Nguyễn Du, xếp hạng theo Quyết định số 1419/QĐ-Ttg, ngày 27.9.2012 của Thủ tướng Chính phủ. Là ngôi đền có kiến trúc thời Hậu Lê, tuổi thọ hơn 250 năm, các hạng mục di tích đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo khang trang, xứng tầm với công lao, sự nghiệp của vị tể tướng Hậu Lê.

Thị trường phim Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Anh Tuấn |

Sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Nhưng sẽ thế nào nếu họ chỉ chú trọng vào mục đích kinh doanh, khai thác thị trường phát hành mà không đầu tư ngược lại cho sự phát triển của ngành phim Việt?

Bức tranh điểm chuẩn năm 2024: Ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9 điểm/môn vẫn khó đỗ

Nhóm PV |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học có điểm chuẩn tăng từ 1-2 điểm so với năm ngoái. Trong đó, nhóm ngành Sư phạm, Báo chí ở vị trí ngành có điểm chuẩn cao nhất. Thí sinh phải đạt 9,6 điểm/môn mới có cơ hội đỗ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Lục Tùng |

GS.TS Võ Tòng Xuân - nhà nông học hàng đầu thế giới đã qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Nhà trọ Hà Nội tăng giá "đón” sinh viên

Minh Hạnh |

Giá nhà trọ trên địa bàn Hà Nội “nhảy múa”, đặc biệt là phân khúc nhà nhỏ, giá thuê thấp, khiến nhiều sinh viên gặp khó ngay từ đầu năm học.

Giữ bình yên cho cuộc sống nơi biên cương Tổ quốc

Hà Linh - Việt Bắc |

Những bản làng xa xôi nhất tại tỉnh biên giới Hà Giang đang từng ngày khoác lên màu bình yên, no ấm, trong đó có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Công an.

Di sản mộ tổ họ Dương và Tiến sĩ Dương Trí Trạch

Đặng Viết Tường |

Dòng họ Dương, ở xã Bạt Trạc (nay thuộc xã Khánh Vĩnh Yên) huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có ngôi mộ cổ, là nơi yên nghỉ của vị thủy tổ ở hốc đá Lưỡi Cày, núi Lách trong dãy Hồng Lĩnh. Ngôi mộ tổ họ Dương được đánh giá có danh tiếng, nơi phát tích sự nghiệp của các nhà khoa bảng Dương Trí Dụng, Dương Trí Trạch. Đền thờ đã công nhận, xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Đền Bảo Hà thờ "Thần vệ quốc" vùng biên ải

Bài và ảnh kim sơn |

Đền Bảo Hà nằm tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy, người có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vùng biên giới. Đền nằm ở vị trí đắc địa “trên bến dưới thuyền”, với phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy và bên hữu ngạn là khu đồi cấm, tạo nên cảnh quan “sơn thủy hữu tình”, ẩn mình giữa núi non hùng vĩ và dòng sông Hồng thơ mộng.

Đền Voi Nẹp, thờ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Đền Voi Nẹp, nơi thờ Hoàng giáp Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thuộc quần thể Di tích quốc gia đặc biệt, Khu lưu niệm Nguyễn Du, xếp hạng theo Quyết định số 1419/QĐ-Ttg, ngày 27.9.2012 của Thủ tướng Chính phủ. Là ngôi đền có kiến trúc thời Hậu Lê, tuổi thọ hơn 250 năm, các hạng mục di tích đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo khang trang, xứng tầm với công lao, sự nghiệp của vị tể tướng Hậu Lê.