Nhà văn Y Ban:

Để có tác phẩm văn học xứng tầm thời đại cũng cần đúng người, đúng thời điểm

hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban quanh câu chuyện về những sáng tác cho công nhân, người lao động nói riêng và tác phẩm văn học về thân phận con người nói chung trên văn đàn Việt Nam hiện nay giữa muôn vàn biến động thời cuộc.

Bà giữ vai trò là Thành viên Hội đồng chung khảo, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021 - 2023 do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội nhà văn Việt Nam. Ấn tượng mạnh mẽ nhất cuộc thi để lại cho bà là gì?

- Ấn tượng lớn nhất của tôi là quy mô, sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc thi. Tôi từng tham gia chấm giải cho nhiều cuộc thi văn học, lần này, tôi bất ngờ khi cuộc thi thu hút được số lượng lớn tác phẩm tham gia dự thi đến như vậy, với hơn 400 truyện ngắn, và gần 100 tiểu thuyết.

Điều này chứng tỏ, cuộc thi đã có sức truyền cảm hứng, khích lệ những cây bút tham gia, cả với giới chuyên nghiệp và không chuyên.

Hội Nhà văn Việt Nam chúng tôi cũng có chi hội nhà văn công nhân, cũng thường phát động nhiều cuộc thi sáng tác, nhưng chưa thu hút được số lượng lớn tác phẩm tham gia dự thi đến như thế. Tôi cho rằng, Báo Lao Động đã tổ chức được một cuộc thi lớn đúng nghĩa, với giải thưởng lớn, số lượng lớn tác giả, tác phẩm tham gia, đạt quy mô lớn.

Chúng tôi đã làm việc vất vả cùng với ban tổ chức, chấm công tâm nhất có thể để tránh mọi điều tiếng. Khi đọc tác phẩm, chúng tôi đều không biết tác giả là ai.

Những tác phẩm đoạt giải đã cân bằng được 3 yếu tố, bám sát đề tài - chủ đề cuộc thi, đảm bảo giá trị tư tưởng và đạt được giá trị nghệ thuật về văn chương.

Những giám khảo tham gia chấm đều là những nhà văn kỳ cựu như Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ... Tôi cho rằng, chúng ta đã có một cuộc thi lớn, thành công.

Với bất kỳ mảng đề tài nào, ẩn sâu bên trong, vẫn là câu chuyện về thân phận con người giữa biến động và va đập cuộc sống. Cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn được tổ chức giữa bối cảnh văn đàn thiếu vắng những sáng tác hay, những tác phẩm gây tiếng vang về chủ đề này. Theo bà, lý do vì sao?

- Đây là một đề tài khó. Chúng tôi khi được mời tham gia chấm giải cũng đã nghĩ, đề tài này khô khan, khó như “húc đầu vào đá”, sẽ đọc thế nào đây, nhưng chúng tôi phải kinh ngạc trước chất lượng, góc nhìn, khả năng viết sinh động, giàu cảm xúc của các tác giả.

Nhìn lại lịch sử, đất nước chúng ta trải qua hàng nghìn năm với văn hóa lúa nước, chuyên cần với nông nghiệp. Giai cấp công nhân xuất hiện muộn hơn rất nhiều, với ngần ấy năm, cũng thật khó để có ngay một tác phẩm văn học tầm vóc.

Có câu, phải mất hàng nghìn năm một dân tộc mới sinh được một ông thánh, phải mất hàng trăm năm mới có được một vĩ nhân. Văn học không phải là thời vụ ngắn ngày, phải cần nhiều thời gian hơn thế để có tác phẩm lớn.

Đừng vội thất vọng, với cuộc thi này, chúng ta đã có được nhiều tác phẩm đưa ra được góc nhìn về chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của giai cấp công nhân. Mọi vấn đề cuộc sống đã được tiệm cận, phản ánh trong tác phẩm.

Cuộc thi khép lại nhưng không phải là kết thúc, mà sẽ là một khởi đầu mới, mở ra chặng đường mới cho công nhân tự cất lên tiếng nói của mình. Trong gần 500 tác phẩm dự thi, có nhiều tác giả là công nhân, người lao động, họ đã phản ánh chân thực về cuộc sống, môi trường làm việc của mình.

Từ đây, tôi tin rằng, đề tài này sẽ được mở rộng ra, đào sâu thêm, phát lộ các tài năng, để tiếp tục có tác phẩm mới.

Sự va đập, biến động không ngừng của thời đại, từ đại dịch COVID-19 đến sự thao túng của công nghệ, mạng xã hội - được ví là chất liệu hiện thực lớn cho văn học, nhưng kể từ thời Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương đến giờ, văn học đương đại vẫn chưa có được những giọng văn đặc sắc, những tác phẩm xứng tầm. Tài năng của các nhà văn đương đại trở thành câu hỏi lớn với độc giả, góc nhìn của bà về việc này?

- Như tôi đã nói, văn chương không phải vụ mùa ngắn hạn. Dòng chảy vẫn thao thiết. Thế hệ các tác giả trẻ vẫn đang viết rất nhiều, họ viết về biến động xã hội, cảnh báo tương lai xã hội.

Tôi lấy đơn cử, 12 năm trước, tôi có viết tác phẩm “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”, ở phần cuối tác phẩm tôi viết có đoạn về một robot có thể viết thư, sáng tạo nội dung, thay thế nhiều chức năng con người... Robot ấy đã miêu tả chính xác AI bây giờ.

Lấy mốc từ năm 1986 đến nay, kể từ thời đổi mới, tôi cho rằng đã có nhiều tên tuổi xuất hiện. Trước đó, chúng ta có 2 cuộc chiến tranh thần thánh, có nhiều điều chưa thể viết được vào thời điểm 2 cuộc chiến diễn ra, phải cần độ lùi rất lâu về sau, mới có "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp.

Ảnh đồ họa: Tuấn Anh
Ảnh đồ họa: Tuấn Anh

Độc giả luôn đòi hỏi nhiều hơn. Nhưng, đội ngũ lý luận phê bình văn học - tôi cho rằng, chưa theo kịp các nhà văn. Các tác giả đang chịu rất nhiều thiệt thòi.

Nếu cứ nói một câu rằng, chúng ta không có tác phẩm lớn, không có tác giả tài năng - tôi thấy rất buồn. Văn học vẫn đang có dòng chảy của nó, vẫn thao thiết, dù cũng gặp muôn vàn khó khăn giữa biến động thời cuộc.

Gần nhất, tôi cho rằng chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm “Cánh đồng bất tận” lần đầu được in đăng, chẳng ai để ý. Phải đến khi được làm truyền thông, quảng bá, nhà sách in ấn đẹp mắt... “Cánh đồng bất tận” mới gây bão dư luận, được chú ý, và còn chuyển thể dựng thành phim.

Các nhà văn vẫn miệt mài với sự nghiệp con chữ nhọc nhằn, hãy cho họ thêm thời gian.

Bà từng gây tranh cãi, và cũng đã nổi tiếng với những tác phẩm về thân phận phụ nữ. Tác phẩm “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” gây sốc về đề tài mà truyện đề cập đến. Nỗi ám ảnh lớn nhất mà bà dành cho phụ nữ là gì?

- Tôi viết “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” năm 1989, khi ấy, đề tài nạo phá thai ở trẻ vị thành niên chưa ai đề cập đến, đề tài gây sốc trong văn đàn, mới chủ đề ấy luôn nhạy cảm, thậm chí cấm kỵ trong văn hóa Á Đông.

Khi viết tác phẩm, tôi đang là giảng viên Cao đẳng Y tế Nam Định. Gia đình tôi truyền thống làm ngành y. Bố mẹ tôi đều làm ở khoa sản tại bệnh viện. Tôi đã tiếp xúc những câu chuyện thật, đã tận mắt chứng kiến những ca nạo phá thai ở những cô gái trẻ, 15 - 16 tuổi. Lúc ấy, tôi chỉ là một cô giáo, thi khối B, không phải nhà văn, nhưng thực tiễn ám ảnh tôi đến mức, tôi có nhu cầu viết và thấy mình phải viết.

Tôi cũng chọn một cuộc thi để xuất hiện. Tác phẩm được chú ý, và tôi theo văn chương từ đó.

Con đường văn chương là số mệnh, nhưng cũng phải cần đến yếu tố may mắn. Để có được tác phẩm gây chú ý, khó lắm! Trải qua 40 năm viết, tôi nhận ra rằng, các tác giả chỉ cần viết được một tác phẩm, đã là chiến thắng chính mình.

Việc đạt giải và được độc giả đón nhận là một may mắn.

Vậy theo bà, để có tác phẩm lớn, điều cần nhất là chất liệu cuộc sống, là tài năng của nhà văn, là sự may mắn hay thông điệp, đề tài mà tác phẩm đề cập?

- Trên hết, tài năng của nhà văn sẽ quyết định phần lớn thành công của tác phẩm. Hằng năm, tôi vẫn tham gia chấm giải, kết nạp hội viên Hội nhà văn, các tác giả đều viết nhiều, nhưng chọn được tác phẩm thực sự xuất sắc rất khó. Tôi nghĩ, tác phẩm được chú ý cần rất nhiều yếu tố, “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”.

Ngoài tác giả tài năng, còn phải cần thêm, tác phẩm ra mắt đúng thời điểm, chỉ cần chệch đi sẽ không còn đường ray để thu hút chú ý. Bên cạnh đó, chủ đề - đề tài cũng chạm đúng vấn đề độc giả đang quan tâm. Lại còn, giới chuyên môn đánh giá.

Rất nhiều nhà văn nổi tiếng khi ra mắt tác phẩm đầu tiên đều chẳng ai chú ý, thậm chí còn xếp xó.

Bán được sách bây giờ cũng là một thách thức khó hơn bao giờ hết, khi các phương tiện giải trí và mạng xã hội đang bùng nổ. Ngay khi viết tác phẩm, liệu các nhà văn đã phải tính đến việc bán sách như thế nào?

- Rất khó! Vì nếu tính toán quá, sẽ bị cho rằng, chạy theo thị hiếu độc giả. Lệ thường, các nhà văn đến với văn chương không nghĩ đến bán tác phẩm, thường viết xong sẽ tính sau. Nhưng khi trở thành nhà văn chuyên nghiệp, yếu tố bán sách đúng là một trăn trở lớn. Hiện, nhiều tác giả toàn tự bỏ tiền in sách, không mấy nhà xuất bản mặn mà, nhất là mảng thơ.

Có câu, văn chương hạ giới rẻ như bèo. Để trở thành người viết có sách bán chạy, vô cùng khó. Văn chương gặp muôn vàn khó khăn, khi vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan, in lậu sách mất kiểm soát. Kể cả kiện tụng cũng rất mệt mỏi. Nhà văn chúng tôi đang đơn độc đi trên chặng đường rất khó.

Tình dục từng được ví là một “chiêu thức” bán sách. Bà có những tác phẩm gây tranh cãi dữ dội về yếu tố tình dục. Tình dục vừa thu hút vừa nhạy cảm, vừa rất đỗi con người lại dễ bị cho là thô tục, phản cảm. Bà nghĩ, tình dục cần khai thác thế nào cho đủ khéo với văn chương?

- Đề tài tình dục với phương Tây không là gì, nhưng ở châu Á luôn khắt khe. Khi viết, nhà văn cần cân nhắc về liều lượng đưa vào, và mục đích viết. Viết về tình dục để câu khách, giật gân, hay đó là yếu tố buộc phải đưa vào để làm rõ thêm tâm lý nhân vật. Cần đưa như thế nào, viết thế nào... đều phải tính.

Tình dục không xa lạ với con người, nhưng rất dễ bị chỉ trích. Bởi lằn ranh giữa những điều được nói và không được nói rất mong manh. Tôi cho rằng, viết để thấy được tình dục là câu chuyện đẹp, nhân văn, là rất khó.

Cứ coi như, Y Ban bị chỉ trích vì chưa đủ tài để viết về tình dục.

Hỏi vui một câu cuối cùng, bà từng viết, “Đàn bà xấu thì không có quà”. Tại sao bà thích viết về phụ nữ xấu?

- Tôi ám ảnh về thân phận phụ nữ. Tôi cho rằng, phụ nữ xấu là một thân phận. Kể cả phụ nữ đẹp, giỏi, giàu cũng là một thân phận. Phía sau người phụ nữ nào cũng có muôn vàn câu chuyện để viết. Đó có thể là sở trường, là ám ảnh của tôi.

Chứ đàn ông, họ cũng có nhiều bi kịch mà.

Chẳng phải, chúng ta cũng làm khổ họ nhiều, đúng không?

 
hào Hoa (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Chuyện thợ móc cống nhặt được bào thai gây sốc với các nhà văn

Phạm Huyền |

Đem đến Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, tập truyện ngắn gồm 8 tác phẩm, nhà văn Vũ Đảm để lại ấn tượng sâu sắc với “Thợ móc cống”.

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Khắc hoạ sâu đậm đời sống người lao động

Linh Anh |

Phát động từ tháng 11.2021, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đến thời điểm này đã đi được nửa chặng đường và ghi nhận những thành công ban đầu.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Chuyện thợ móc cống nhặt được bào thai gây sốc với các nhà văn

Phạm Huyền |

Đem đến Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, tập truyện ngắn gồm 8 tác phẩm, nhà văn Vũ Đảm để lại ấn tượng sâu sắc với “Thợ móc cống”.

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Khắc hoạ sâu đậm đời sống người lao động

Linh Anh |

Phát động từ tháng 11.2021, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đến thời điểm này đã đi được nửa chặng đường và ghi nhận những thành công ban đầu.