Nửa chặng đường cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn:

Khắc hoạ sâu đậm đời sống người lao động

Linh Anh |

Phát động từ tháng 11.2021, cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đến thời điểm này đã đi được nửa chặng đường và ghi nhận những thành công ban đầu.

Hình ảnh người lao động sinh động, chân thật

Sau khi phát động cuộc thi, Ban Tổ chức (BTC) đã nhận được sự hưởng hứng của nhiều cây bút viết văn chuyên nghiệp cũng như của nhiều lao động trực tiếp có đam mê với văn học.

Ở mảng truyện ngắn, sau một năm, cuộc thi đã nhận được gần 150 truyện của hơn 100 tác giả trên khắp mọi miền cả nước. Đây vẫn còn là con số khiêm tốn đối với BTC. Tuy nhiên, chất lượng các truyện ngắn đều rất tốt chứng tỏ sự quan tâm của những cây viết về mảng đề tài này. Nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng - thành viên Hội đồng sơ khảo đánh giá: “Tôi rất vui vì cuộc thi có chất lượng khá đồng đều. Đây là mảng đề tài không dễ viết. Dù vậy, hình ảnh người lao động hiện lên rất sinh động, rõ nét cho thấy cuộc sống, công việc của họ đồng thời những vấn đề đặt ra cũng rất thời sự. Đáng chú ý, trong số các tác giả tham gia có cả những người lao động trực tiếp. Tính chuyên nghiệp của họ trong các tác phẩm khá cao”.

Ngô Nữ Thuỳ Linh - một cán bộ làm việc tại UBND xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai - gửi nhiều truyện ngắn trực tiếp về đời sống công nhân. Chị cho biết: “Là một người đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, mình có cơ hội được gặp gỡ, giao tiếp và trò chuyện với rất nhiều những công nhân đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp ở đây. Hầu hết công nhân đều là người xa quê, tìm đến Đồng Nai để có một công việc duy trì cuộc sống, cũng như phụ giúp gia đình ở quê nhà. Được đi, gặp gỡ, trò chuyện và thậm chí có những ngày mình được sống chung cùng phòng trọ với các chị, em công nhân. Nên mình nhìn thấy được thực tế đang diễn ra xung quanh, cuộc sống của người công nhân. Và đó chính là tư liệu để mình đưa vào truyện tham gia dự thi. Có thể một truyện ngắn, không bao quát hết được những vất vả, cực nhọc hay những mảnh đời bất hạnh của mỗi công nhân, nhưng trong truyện của mình, ít nhiều đó là thực tế mà mình chứng kiến. Và mình muốn gửi đến bạn đọc cả nước một góc nhỏ của cuộc đời người công nhân”.

Đây cũng là điểm chung của hầu hết các truyện ngắn dự thi: Phản ánh đời sống công nhân tuy còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn có khát vọng, hướng đến tương lai tươi sáng. Điển hình như đoạn kết của truyện ngắn "Công nhân thời vụ" của Vũ Thị Huyền Trang: "Lúc Hạnh quay lưng rời nhà máy cũng là lúc chị Lãnh chuẩn bị vào ca. Đây đâu phải ngày đầu tiên đi làm mà sao chị lại nôn nao đến lạ. Chị thấy mình như đang bước sang một trang đời mới. Chị sẽ tới nhà máy mỗi ngày, sẽ có thu nhập ổn định mỗi tháng. Nếu chăm chỉ làm việc nhiều năm sau này về già chị sẽ có đồng lương hưu trang trải. Nghĩ đến đó thôi mà lòng vui khó tả, vuốt lại bộ quần áo công nhân còn thơm mùi xả vải, chị mỉm cười bước vào nhà máy...”

Về tiểu thuyết, cho đến nay BTC mới nhận được khoảng 30 tiểu thuyết nhưng đã đánh dấu nỗ lực của các tác giả. Các tiểu thuyết này đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của cuộc thi.

Mong tiếp tục có sự tham gia đông đảo của các cây viết trong cả nước

Có được thành quả ban đầu, song BTC kỳ vọng sẽ có nhiều tác giả tham gia đông đảo hơn đối với cuộc thi. Trao đổi với Lao Động, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - chia sẻ: “Để hiểu được câu chuyện, cuộc đời, sự bất trắc, những trăn trở day dứt của những công nhân sống trong các khu công nghiệp cần thời gian đi thực tế rất lâu. Nhà văn thậm chí cần phải trở thành một công nhân, một viên chức của nhà máy đó, để vừa quan sát, vừa trải nghiệm, mới viết được”.

Trên thực tế, ngoài mong muốn sự tham gia của những nhà văn chuyên nghiệp, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN kỳ vọng sự tham gia của các đoàn viên, người lao động hay các bộ công đoàn tham gia cuộc thi này. Bởi chính họ là người hiểu hơn hết những nỗi vất vả khó khăn, những hiện thực của cuộc sống đang diễn ra cũng như những hoài bão, khát vọng của người lao động trong thời đại mới - thời của công nghệ, thời của 4.0.

Tác giả Trần Đình Hiếu - một sĩ quan quân đội ở Bình Phước chia sẻ: “Cuộc thi đã tạo được một sân chơi cho những người yêu thích sáng tác, thông qua đó đã tạo cảm hứng, truyền năng lượng cho đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động qua đó phần nào đã góp phần tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng của những cán bộ đoàn viên công đoàn tâm huyết, những câu chuyện chân thực, những tấm lòng biết ơn của đoàn viên, CNLĐ khi được chia sẻ, giúp đỡ, động viên những lúc khó khăn trong cuộc sống”.

Đó cũng là mong mỏi của BTC: Cuộc thi tiếp tục được lan toả, thu hút sự quan tâm của người viết, tạo dòng chảy mạnh trong văn học Việt Nam mà ở đó người lao động, công nhân, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, và tổ chức Công đoàn sẽ là nhân vật văn học có vị trí trung tâm.

Thaco đồng hành cùng Cuộc thi.
Thaco đồng hành cùng Cuộc thi.


Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Về lại mỏ

Ý Thu |

Doanh bực dọc đứng dậy, quăng điếu thuốc đang hút dở xuống sông. Hắn lững thững đi dọc boong tàu, nhạt miệng, nhổ vu vơ xuống dòng nước đục lờ lờ chảy phía dưới. Thế là đi tong gần tuần chẳng được gì. Về thì dở, ở cũng không xong. Tính ra như mấy tháng trước, làm ngon. Tháng này, đen đủi quá.

Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Truyện ngắn dự thi: Về lại mỏ

Ý Thu |

Doanh bực dọc đứng dậy, quăng điếu thuốc đang hút dở xuống sông. Hắn lững thững đi dọc boong tàu, nhạt miệng, nhổ vu vơ xuống dòng nước đục lờ lờ chảy phía dưới. Thế là đi tong gần tuần chẳng được gì. Về thì dở, ở cũng không xong. Tính ra như mấy tháng trước, làm ngon. Tháng này, đen đủi quá.

Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!