3 dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển về hình thức đầu tư công:

Đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Việc chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần trong dự án cao tốc Bắc - Nam từ mô hình đối tác công - tư (PPP) sang mô hình đầu tư công đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn nhà nước trong các dự án trọng điểm. Qua đó, mô hình này thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng của đất nước, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cả nước và tạo động lực phục hồi, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Chuyển đổi cần thiết

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, để bảo đảm hoàn thành, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế, Bộ Giao thông Vận tải đã có đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng mức đầu tư cho hạ tầng giao thông bằng ngân sách Nhà nước, đặc biệt là ưu tiên đầu tư cho những công trình giao thông trọng điểm, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc. Cả 3 dự án chuyển sang hình thức đầu tư công đều là những dự án mang tính cấp bách, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và sớm đưa vào khai thác, sẽ thúc đẩy phát triển chung nền kinh tế.

Việc chuyển đổi từ dự án PPP sang dự án đầu tư công chỉ ảnh hưởng tới ngân sách trong những năm đầu. Những năm tiếp theo, khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức đấu giá nhượng quyền khai thác hoặc tổ chức khai thác thu hồi vốn để tạo nguồn thu ngân sách, phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, ngành Giao thông Vận tải xác định trong giai đoạn đến năm 2030, trên 80% các tỉnh/thành phố trong cả nước đều có đường bộ cao tốc đi qua hoặc kết nối tới trung tâm hành chính và có khoảng 3.500 - 4.000km đường bộ cao tốc. Đáp ứng nhu cầu vận tải với tổng sản lượng vận tải khoảng 4,3 tỉ tấn hàng hóa; 14 tỉ lượt hành khách; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2%. Nâng cao chất lượng vận tải, giá thành hợp lý; kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, khai thác.

Trong đó, ưu tiên đầu tư đưa vào khai thác thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, các tuyến đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải chủ yếu, các tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, các tuyến cao tốc vành đai đô thị; hệ thống đường bộ Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng và xuyên Á.

Gỡ nút thắt vốn vay ngân hàng

Theo kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được phân bổ trong giai đoạn 2016 - 2020, nguồn vốn Bộ Giao thông Vận tải được cân đối, bố trí mới chỉ đáp ứng trên 30% nhu cầu đầu tư phát triển, cũng như công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, trong khi việc kêu gọi đầu tư tư nhân còn khó khăn. Đây là trở ngại rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, “đi trước một bước" tạo tiền đề phát triển đất nước tới năm 2030.

Việc chọn chuyển đổi 3 dự án thành phần được đầu tư theo hình thức PPP sang sử dụng vốn đầu tư công là Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Dầu Giây - Phan Thiết có tính hợp lý cao. Ngoài tính cấp bách và cấp thiết, đây đều là các dự án hỏi nguồn vốn huy động tín dụng rất lớn, riêng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 yêu cầu vốn huy động là 7.800 tỉ đồng và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đòi hỏi nguồn vốn 9.500 tỉ đồng. Trong bối cảnh hạn mức tín dụng cho vay các dự án BOT, BT giao thông đã chạm tới giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này, các dự án có yêu cầu huy động tín dụng càng lớn, khả năng huy động vốn tín dụng càng khó khăn.

Theo đánh giá của PGS-TS Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), việc chuyển đổi đầu tư công cho một số dự án hạ tầng giao thông có khả năng kích hoạt được cầu của nền kinh tế, giải quyết được một phần khó khăn về vốn của các nhà đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn vốn ngân sách cũng đang cần cho nhiều nhiệm vụ mới, đặc biệt nhằm đối phó với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như việc hướng tới giảm nợ công, mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công - tư vẫn là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển đất nước. Chính vì vậy, chỉ nên chuyển đổi một số dự án sang mô hình đầu tư công chứ không phải toàn bộ các dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam. Thực tế tại các dự án thành phần khác như Mỹ Thuận - Cần Thơ, Nghi Sơn - Diễn Châu hay Diễn Châu - Bãi Vọt, nhiều nhà đầu tư đang có mong muốn được tiếp tục triển khai theo phương thức đối tác công - tư PPP.

Cần đảm bảo nguồn thu ngân sách

Một vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là với các dự án giao thông chuyển đổi sang dùng vốn ngân sách, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai các phương án và giải pháp kinh tế nào nhằm thu hồi vốn đầu tư cũng như tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước?

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Nhật - cho rằng, ngay cả khi việc chuyển sang đầu tư công với 3 dự án cao tốc Bắc - Nam được Quốc hội thông qua, Bộ Giao thông Vận tải vẫn bảo lưu quan điểm đấu thầu công khai, minh bạch để chọn nhà thầu, thay vì chỉ định thầu. Đối với các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam được chuyển sang đầu tư công, sau khi hoàn thành, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đề xuất Chính phủ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi phần vốn Nhà nước. Mặc dù việc thu hồi vốn chưa thể bù đắp ngay cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước mắt nhưng về lâu dài sẽ tạo nguồn thu, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong các giai đoạn tiếp theo.

Nhiều chuyên gia giao thông vận tải cho rằng, sau khi hoàn tất đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải có thể nhượng quyền khai thác các dự án cao tốc Bắc - Nam cho các nhà đầu tư để thực hiện thu hồi vốn, nộp ngân sách Nhà nước. Mô hình nhượng quyền khai thác thực tế cũng là một loại hợp đồng của phương thức đối tác công tư. Tuy nhiên, PGS-TS Trần Chủng đánh giá, để thu hút nhà đầu tư vào mô hình này cũng cần có các điều kiện hấp dẫn để nhà đầu tư thấy có lợi ích rõ ràng thông qua phương án tài chính để sẵn sàng đầu tư nguồn vốn, nhân lực và thiết bị. Bởi ngoài việc tập trung cho công tác quản lý vận hành an toàn tuyến cao tốc, nhà đầu tư có nhiệm vụ bảo trì theo các tiêu chuẩn khắt khe để tuyến đường không bị xuống cấp trong suốt thời gian của hợp đồng. Hơn nữa, ngoài tiêu chí như lưu lượng xe hay dự báo phát triển kinh tế vùng, khu vực, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến tính đồng bộ và liên thông của toàn tuyến cao tốc.

3 dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công gồm 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây) có lưu lượng xe rất lớn, nối vào 2 trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết). 5 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỉ đồng.

Đặng Tiến - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đấu thầu 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam thế nào?

Minh Hạnh |

Với phương pháp góp vốn theo hình thức công tư (PPP) tại 5 dự án cao tốc Bắc Nam, sau gần nửa tháng phát hành hồ sơ mời thầu, các ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã bán được 14/16 hồ sơ. Theo đó, nhà đầu tư nào bỏ thầu với giá trị vốn góp của nhà nước ít nhất sẽ được xem xét lựa chọn.

Thật như đùa: Chi phí vận tải Bắc - Nam đắt gấp đôi Việt Nam sang Mỹ

Anh Đào |

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có lần phát biểu: “Chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp ba lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam. Vậy thì làm sao chúng ta cạnh tranh nổi!

Cao tốc Bắc - Nam giải phóng mặt bằng đạt trên 78%

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), trong số 8 dự án cao tốc thành phần cao tốc Bắc - Nam, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km (đạt 78%).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đấu thầu 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam thế nào?

Minh Hạnh |

Với phương pháp góp vốn theo hình thức công tư (PPP) tại 5 dự án cao tốc Bắc Nam, sau gần nửa tháng phát hành hồ sơ mời thầu, các ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã bán được 14/16 hồ sơ. Theo đó, nhà đầu tư nào bỏ thầu với giá trị vốn góp của nhà nước ít nhất sẽ được xem xét lựa chọn.

Thật như đùa: Chi phí vận tải Bắc - Nam đắt gấp đôi Việt Nam sang Mỹ

Anh Đào |

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có lần phát biểu: “Chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp ba lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam. Vậy thì làm sao chúng ta cạnh tranh nổi!

Cao tốc Bắc - Nam giải phóng mặt bằng đạt trên 78%

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), trong số 8 dự án cao tốc thành phần cao tốc Bắc - Nam, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km (đạt 78%).